Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Tác giả: Selly
Thu gọn cột thông tin

[Lịch sử] Những điều lý thú về các vị vua Việt Nam

[Lấy địa chỉ]
 Tác giả| Đăng lúc 10-2-2012 01:31:33 | Xem tất

Vua Tự Đức làm vè châm biếm các quan


Có lẽ Tự Đức, hoàng đế thứ 4 của nhà Nguyễn là vị vua duy nhất trong số các đế vương nước Việt làm vè, càng lạ hơn qua nội dung của bài vè này vua đã châm biếm các đại thần của mình.

Sự tình bắt đầu từ việc tháng 4 năm Bính Tý (1876), vua Tự Đức cùng triều thần ra cửa Thuận An (còn được gọi là cửa Eo, cửa Nộn cách Huế khoảng 15 km) để quan sát dân tình. Bỗng xuất hiện 2 chiếc thuyền của bọn cướp biển Tàu Ô tấn công 9 chiếc thuyền chở hàng của quân Nguyễn. Chúng bắn giết khiến thuyền của triều đình bỏ chạy tán loạn, những thuyền chiến được cử ra đánh thì súng thần công bắn không tới, phát thì trượt, phát thì không nổ. Không những thế bọn cướp bắn lại khiến cho quân ta nhiều người bị thương vong, sau một hồi cướp giết, thuyền Tàu Ô bỏ đi.

Tận mắt thấy cảnh trớ trêu, bi thảm, tinh thần yếu kém bạc nhược của quan quân, vua Tự Đức ngao ngán trở về triều nhưng không ban lệnh trách phạt ai cả. Trái lại vua dùng “đòn bút” làm cho những người có liên quan phải hổ thẹn bằng một bài vè châm biếm, trong đó có đoạn:

“Nghênh ngang võng võng, dù dù
Bài vàng xiêm mũ xuân thu tháp đầu
Cũng không tài cán chi đâu
Rồi ra múa mỏ, vểnh râu một bè
Phen này mắt thấy, tai nghe
Tham sinh quý tử một bề như nhau
Ăn thì giành trước giành sau
Đến khi có giặc thụt đầu, thụt đuôi
Cũng xưng rằng đấng làm tôi
Cớ sao chẳng biết hổ ngươi trong mình!”
cre:lichsu.vn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 10-2-2012 01:32:58 | Xem tất
Bảo Đại - vua duy nhất phản đối chế độ đa thê


Cuộc đời vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam thường được gắn với những chuyến thăm thú, vui chơi và nhất là những câu chuyện tình ái với biết bao bóng hồng tuyệt sắc Á, Âu. Tuy nhiên ông cũng chính là vị quân vương duy nhất trong lịch sử công khai tuyên bố phản đối chế độ đa thê.

Chuyện kể rằng để lấy được người đẹp Nguyễn Hữu Thị Lan, vua Bảo Đại đã phải chấp nhận 4 điều kiện của bà. Trong đó điều đầu tiên là phải tấn phong hoàng hậu ngay trong ngày làm lễ thành hôn. Vị hoàng đế đa tình đã chấp nhận tất cả để rồi cô con gái của một hào phú Nam bộ đã trở thành Hoàng hậu Nam Phương. Đáng lẽ ra bà Nguyễn Hữu Thị Lan còn đặt thêm điều kiện “chỉ một vợ một chồng, vua không được có nhiều phi tần”, nhưng bà không đưa ra điều kiện này vì trong một buổi bàn về chuyện hôn nhân của vua, Bảo Đại là nói với triều thần rằng ông chống lại tục đa thê.

Sau này, trong cuốn hồi ký “Le Dragon d’ Annam” (Con rồng An Nam) của mình, chính Bảo Đại cũng đã cho biết lý do ông phản đối tục đa thê: “Như tôi đã có dịp nói, tôi đả phá chế độ đa thê đang thịnh hành ở Việt Nam. Khi phong tôi làm Đông cung Thái tử, không có gì khó khăn vì tôi là hoàng tử độc nhất của Hoàng phụ tôi. Nhưng tôi biết đã xảy ra nhiều tấn bi kịch đẫm máu vì sự tranh chấp kế vị, nhiều khi rất hèn hạ xấu xa giữa anh em ruột hay anh em cùng cha khác mẹ. Tôi không muốn giẫm lên vết xe đổ ấy nữa”.
cre:lichsu.vn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 10-2-2012 01:34:53 | Xem tất
Lý Thánh Tông đổi niên hiệu vì được dâng voi trắng


Niên hiệu là danh hiệu của vị vua được đặt khi lên ngôi để thần dân trong nước gọi thay cho tên chính, đồng thời để tính năm trị vì. Theo các từ trong niên hiệu, người ta thấy niên hiệu bắt nguồn từ triết lý vương quyền trong Nho giáo, theo lý thuyết này, vua trị nước là do mệnh trời vì thế niên hiệu đều mang ý nghĩa tốt đẹp. Khi có một sự kiện lớn, hoặc nhằm giải trừ những điều không may mắn, một vị vua có thể cho cải nguyên (đổi niên hiệu).

Với Lý Thánh Tông, vị hoàng đế thứ 3 của triều Lý, trong 18 năm trị vì (1054 - 1072) ông đã 5 lần đặt niên hiệu; đó là: Long Thuỵ Thái Bình (1054 – 1058), Chương Thánh Gia Khánh (1059 – 1065), Long Chương Thiên Tự (1066 – 1068), Thiên Huống Bảo Tượng (1068 – 1069), Thần Vũ (1069 – 1072). Đặc biệt niên hiệu thứ 4 được vua đặt liên quan đến một vật cống của đại thần, sử chép rằng vào tháng 2 năm Giáp Thân (1068), “châu Chân Đăng dâng 2 con voi trắng, nhân thế đổi niên hiệu là Thiên Huống Bảo Tượng thứ 1” ("Đại Việt sử ký toàn thư").

Đây là lý do đổi niên hiệu rất lạ, niên hiệu này có nghĩa là Trời ban cho con voi quý; mặt khác niên hiệu Thiên Huống Bảo Tượng là một ẩn ý gắn với sự tích Hoàng hậu Ma-Da nằm chiêm bao thấy voi trắng 6 ngà còn non từ trên không bay xuống và chui vào hông phải, sau đó bà thọ thai, đủ tháng đủ ngày sinh hạ ra hoàng tử Tất-Đạt-Đa (sau này tu hành đắc đạo trở thành đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni).
cre:lichsu.vn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 10-2-2012 01:37:37 | Xem tất
Khải Định kêu gọi dân chúng mua công trái


Công trái là hình thức nhà nước vay vốn của người dân, trong thời hạn nhất định người cho vay được quyền thu lại vốn và hưởng lãi theo quy định. Trước đó người cho vay chuyển tiền cho nhà nước và được nhận công trái là loại giấy tờ có ghi mệnh giá, đây được coi là tờ giấy bảo đảm bảo đảm trong khâu thanh toán cả gốc lẫn lãi của nhà nước.

Công trái xuất hiện ở nước ta từ cuối thời Nguyễn, giai đoạn bị Pháp đô hộ; theo sử sách thì trước tình hình khó khăn tại chính quốc, chính quyền bảo hộ Pháp đã ép triều Nguyễn phải mua công trái. Tháng 10 năm Đinh Tị (1917) vua Khải Định dụ rằng: “Chia sẻ lo buồn với bạn mà còn lần lữa lâu ngày thì còn gì là tình nghĩa lân bang. Hơn nữa đây lại là cho vay lấy lãi, nhẽ phải dốc hết của nhà ra mới gọi là tận tình, tận nghĩa. Khổ nỗi nhìn lại kho quỹ nước ta rỗng tuếch, khắp các hạt đất cằn, dân nghèo khiến ý nguyện khó thành, đúng là giàu lòng mà không giàu của, nghĩ cũng thấy vô cùng xấu hổ. Đành chỉ nên trích ra cho trẫm 1 vạn đồng bạc gọi là một chút tình của trẫm đem ra trợ giúp, còn các quan trong triều cũng nên trích ra một phần bổng, … Còn trong dân gian cũng đã thực hiện vận động mua công trái, tất cũng có triển vọng tốt, không cần nói đến ở đây” (Quốc sử di biên). Đến tháng 9 năm (1918) Khải Định lại kêu gọi “người nước ta từ các quan lại xuống đến các tầng lớp sĩ công nông thương, nếu ai còn dư của thì đều nên kịp thời mua công trái để giúp đỡ, vừa được thu lãi lại vừa được vinh dự vẻ vang”.

Đầu năm Canh Thân (1920), Khải Định lại dụ dân chúng “quyên mộ quốc trái” của Pháp để “làm tròn nghĩa vụ với nước bạn”. Đến tháng giêng năm Nhâm Tuất (1922), theo yêu cầu của Pháp, vua Khải Định cho mở khoản công trái 6 triệu đồng để có tiền xây dựng tuyến đường sắt nối từ Thành Vinh (Nghệ An) với Đông Hà (Quảng Trị). Bài dụ có đoạn: “Xây dựng tuyến giao thông đường sắt giữa Bắc Kỳ và Trung Kỳ là rất hợp thời, nếu không vất vả một phen thì làm sao có cái an nhàn mãi mãi, không chịu phí tổn nhất thời làm sao có được yên ổn lâu dài. Các bậc hào phú ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ hãy xét cho dụng tâm kinh tế của triều đình mong muốn có toàn dân hưởng lợi lạc, từ đó mở lòng nộp vào công trái cho đủ số tiền” (Quốc sử di biên).
cre:lichsu.vn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 10-2-2012 15:25:17 | Xem tất
Selly gửi lúc 10-2-2012 01:37
Khải Định kêu gọi dân chúng mua công trái

Công trái là hình thức nhà nước vay vố ...


Ôi ôi like manh, e không hiểu ss lấy đâu ra nhiều bí sử thế
cơ mà hay quá
mỗi tội lúc e kể lại mấy cái truyện nì
vì nhớ ko ra đầu ko ra đuôi
ko ra cả tên nhân vật nên thành ra bị  nói là điêu
lần này đã thấy Credit của ss, lần sau phải thật to vào ấy ạ
e in ra cho mọi ng im luôn :D
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 10-2-2012 17:32:04 | Xem tất
thugianghn1 gửi lúc 10-2-2012 15:25
Ôi ôi like manh, e không hiểu ss lấy đâu ra nhiều bí sử thế
cơ mà hay quá
mỗi tội  ...

ừa, vào đó mà đọc, còn nhiều thứ hay lắm
những thứ hơi "ghê rợn" nên chị ko tiện cop về
hồi bé dốt sử lắm {:420:}
tự nhiên h lại thích tìm hiểu {:408:}

Bình luận

ờ, ngoan =)))))))))))0 vậy để chị cop thêm về cho mà đọc  Đăng lúc 10-2-2012 10:25 PM
không, e đọc ở đây thôi, vừa biết vừa ủng hộ ss chớ :D  Đăng lúc 10-2-2012 06:54 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 11-2-2012 16:03:43 | Xem tất
Trần Thái Tông uống rượu, ca hát cùng các quan


Khi nói về sức mạnh của Đại Việt giúp làm lên chiến thắng oanh liệt trước giặc Nguyên-Mông hung bạo, danh tướng Trần Hưng Đạo cho rằng đoàn kết nội bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng tạo thành sức mạnh đó, ông nói: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức”.

Việc vua tôi nhà Trần đồng lòng, đồng sức được thể hiện rất rõ, như câu chuyện xảy ra trong một buổi yến tiệc vào tháng 3 năm Tân Hợi (1251) là minh chứng tiêu biểu. Khi đó vua Trần Thái Tông “ban yến ở nội điện, các quan đều dự. Đến khi rượu say, mọi người đứng cả dậy, dang tay mà hát. Ngự sử trung tướng (sau đổi là Trung úy) Trần Chu Phổ cũng dang tay theo mọi người nhưng không hát câu gì khác, chỉ nói: “Sử quan hát thế thôi, sử quan hát thế thôi!” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Đánh giá về chuyện này, sử thần nhà Hậu Lê là Ngô Sĩ Liên bàn rằng: “Xem thế đủ thấy bấy giờ vua tôi cùng vui, không gò bó vào lễ phép, cũng là điều giản dị, chất phát của phong tục, nhưng không có tiết độ”.

cre: lichsu.vn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 11-2-2012 16:14:24 | Xem tất
Lê Tương Dực và mối liện hệ lạ lùng với Quốc Tử Giám


Lê Tương Dực là vị hoàng đế mà thời kỳ ở ngôi của ông chia làm hai giai đoạn: tốt và xấu.  Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” viết như sau: “Vua khi mới lên ngôi, ban hành giáo hóa, cẩn thận hình phạt, cũng đáng gọi là có làm. Song ham chơi mà không quyết đoán, việc thổ mộc bừa bãi, nhân dân thất nghiệp, trộm cướp nổi dậy, dẫn đến nguy vong là bởi ở đấy”.

Một trong những việc làm được đánh giá có ý nghĩa là vào giữa năm Tân Mùi (1512) Lê Tương Dực “Sai Nguyễn Văn Lang trung tu Sùng Nho điện ở Quốc Tử Giám và hai giải vũ, sáu nhà Minh Luân, nhà bếp, phòng kho, cùng làm mới hai nhà bia bên đông và bên tây, mỗi gian đặt một tấm bia bên tả, một tấm bên hữu. Năm này, dựng hai nhà bia đề tên các tiến sĩ khoa Ất Sửu năm Đoan Khánh thứ 1 và khoa Mậu Thìn năm Đoan Khánh thứ 4”. (Đại Việt sử ký toàn thư).

Một đại thần được vua sai viết bài văn trên bia Tiến sĩ là Thượng thư, Đông các đại học sĩ, Nhập thi kinh diên Đỗ Nhạc đã có những dòng ca ngợi vua như sau: “Thánh học ngày càng cao minh, thánh đức ngày càng thuần tuý. Hơn nữa, đến nhà Thái học hỏi về đạo trị nước, ra nơi điện đình thi chọn bọn học trò, then máy cổ võ lại càng chu đáo lắm. Đã sai quan trùng tu Quốc tử giám và làm mới nhà bia, lại nghĩ tới hai khoa Ất Sửu, Mậu Thìn chưa có dựng bia, liền sai quan khắc bia soạn ký để dựng lên. Như vậy có thể thấy được cái ý tôn sùng đạo học, khuyến khích hiền tài sâu sắc dường nào!”.

Tuy nhiên có một điều oái oăm là mấy năm sau đó, số phận của vua Lê Tương Dực lại kết thúc cũng chính ở Quốc Tử Giám mà nguyên nhân xuất phát từ chính sự ham chơi, thích xây dựng đền đài của ông. Đầu tháng 4 năm Bính Tý (1516) “Trịnh Duy Sản giết vua ở cửa nhà Thái Học. Trước đây, Duy Sản vì nhiều lần can ngăn trái ý vua, bị đánh bằng trượng. Duy Sản mới cùng với bọn Lê Quảng Độ, Trình Chí Sâm mưu việc phế lập” ("Đại Việt sử ký toàn thư"), sau đó những người này đem hơn 3000 quân đánh vào cung  Bắc Thần.

Lê Tương Dực nghe tin có biến liền cưỡi ngựa tắt qua cửa nhà Thái Học (tức Quốc Tử Giám) thì bị Trịnh Duy Sản ngăn lại rồi sai võ sĩ dùng giáo đâm vua ngã xuống rồi giết chết.

cre: lichsu.vn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 11-2-2012 16:16:37 | Xem tất
Lê Thuần Tông và mối duyên tình với con gái ông thợ vẽ


Đời Lê Dụ Tông đã tuyển được một người thợ rất giỏi vào cung phụ trách việc trang trí nội điện, đó là ông Đào Thúc Kiên quê ở làng Thọ Vực, huyện Văn Giang, phủ Thuận An, thừa tuyên Kinh Bắc (nay thuộc xã Bảo Vực, huyện Văn Giang, Hưng Yên).

Do vừa phải trực tiếp vẽ, pha mầu lại phải trông nom nhiều việc trang trí, thiết kế nên Đào Thúc Kiên xin phép vua cho con gái của mình là Đào Thị Ngọc Nhiễm được mang cơm rượu vào cung cho cha, đồng thời phụ giúp thêm cho ông trong việc bút, màu.

Bấy giờ nghe tiếng về người thợ vẽ tài hoa, hoàng tử Lê Duy Tường rất tò mò muốn xem con người đó thế nào, một hôm hoàng tử đến xem ông Đào Thúc Kiên và toán thợ sơn vẽ, trang trí hoàng cung, tình cờ hôm đó lại gặp đúng lúc cô Nhiễm mang cơm vào. Ngỡ ngàng trước một thiếu nữ xinh đẹp, duyên dáng, hoàng tử đem long yêu mến rồi không lâu sau đó đã lấy cô làm vợ.

Khi vua Lê Dụ Tông mất, thái tử Lê Duy Phường lên nối ngôi, lấy hiệu là Vĩnh Khánh, làm vua mới được 3 năm thì đến ngày 15 tháng 8 năm Nhâm Tý (1732) chúa Trịnh Giang kiếm cớ phế truất Lê Duy Phường và đưa em trai của ông là Lê Duy Tường lên làm vua đặt niên hiệu Long Đức (tức vua Thuần Tông).

Chồng trở thành hoàng đế, Đào Thị Ngọc Nhiễm lúc này cũng trở thành một hoàng phi, tháng 4 năm Đinh Dậu (1717) bà sinh cho vua một hoàng tử đặt tên là Lê Duy Diêu (sau được tôn làm vua, đó là Lê Hiển Tông).

cre: lichsu.vn
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 11-2-2012 16:19:02 | Xem tất
Trần Minh Tông học đá cầu


Trần Minh Tông tên thật là Trần Mạnh, con thứ 4 của Trần Anh Tông, ông không chỉ nổi tiếng là vị vua tài giỏi mà còn là người rất đa tài, trong đó có tài đá cầu. Những tài năng này của ông có được phần lớn nhờ công dạy dỗ của quan Độc bạ là Trần Cụ.

Tháng giêng năm Ất Tỵ (1305) lúc bấy giờ hoàng tử Trần Mạnh được phong làm Thái tử, vua Trần Anh Tông đã sai Trần Cụ làm thày dạy cho vị vua tương lai bởi ông thấy “Trần Cụ tính khoan hậu, cẩn thận, thật thà, giỏi nghề đánh cá, bắn nỏ và chơi cầu” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Loại cầu mà thái tử Trần Mạnh (sau là vua Trần Minh Tông) được học đá có cấu tạo gần như một quả bóng da, nó được Trần Cụ làm bằng cách khâu ghép các múi da thành mười hai múi cân nhau, duy ba múi ở miệng cầu là chỗ bỏ cái bóng lợn vào thì hơi mỏng và nhẹ, để cân với sức nặng ở đầu bong bóng, cho nên khi đá cầu, múi nào ở trên đến lúc rơi xuống đất lại nguyên như cũ, không bao giờ chuyển khác.

cre: lichsu.vn
----------------
chả tưởng tượng cái cầu này nó thế nào {:399:}

Bình luận

phim Cầu mây 1 bước vượt giang sơn á hả? ta còn chả nhớ cái cầu đó ra sao ==!  Đăng lúc 11-2-2012 04:31 PM
Không biết có giống cầu trong phim TQ không nhỉ :-?  Đăng lúc 11-2-2012 04:25 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách