Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: nail65
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Kinh Dị] Liêu Trai Chí Dị | Bồ Tùng Linh

[Lấy địa chỉ]
21#
 Tác giả| Đăng lúc 24-5-2012 20:20:21 | Chỉ xem của tác giả
019. Nhiếp Tiểu Thiến (Nhiếp Tiểu Thiến)


Ninh Thái Thần người đất Chiết (tỉnh Chiết Giang), tính hào sảng, ngay thẳng tự trọng, thường nói với người ta rằng bình sinh không biết tới người đàn bà thứ hai. Gặp lúc có việc tới huyện Kim Hoa (tỉnh Chiết Giang), tới cổng bắc huyện thành vào nghỉ trong một ngôi chùa. Thấy trong chùa điện tháp nguy nga tráng lệ nhưng cỏ tranh cao lút đầu như không có người qua lại, thiền phòng hai bên đông tây cửa chỉ khép hờ, duy gian nhà nhỏ phía nam thì then khóa như còn mới. Nhìn qua góc đông điện có rặng tre to hàng chét tay, bên dưới có cái ao lớn, sen dại đã nở hoa, có ý thích cảnh u nhã.

Gặp lúc quan Học sứ về khảo khóa, giá thuê nhà trong thành đắt đỏ nên Ninh quyết ở lại, nhân tản bộ đợi sư về. Trời sẩm tối có người sĩ nhân tới mở cửa gian nhà phía nam. Ninh bước tới chào hỏi rồi ngỏ ý. Sĩ nhân nói “Nhà này không có chủ, ta cũng chỉ ở ngụ, nếu không chê là hoang vắng, sớm tối chỉ giáo cho thì may lắm!” Ninh mừng rỡ bèn rải cỏ làm giường, ghép ván làm ghế, tính kế ở lâu. Đêm ấy trăng sáng vằng vặc, trời trong như nước, hai người nằm gác vế dưới hiên chuyện trò, hỏi han tên họ. Sĩ nhân tự nói họ Yến tên Xích Hà, Ninh tưởng là Chư sinh[31] chờ khảo khóa nhưng nghe giọng nói không phải là người đất Chiết, hỏi thì đáp là người đất Tần (tỉnh Thiểm Tây), ăn nói rất chất phác thật thà. Kế chuyện vãn đã cạn, hai người chia tay đi nghỉ.

Ninh lạ nhà nằm mãi không ngủ được, chợt nghe gian phía bắc có tiếng rì rầm như người nói chuyện bèn trở dậy tới núp dưới song cửa sổ bằng đá dưới vách tường phía bắc nhìn qua. Thấy sau tường có một khu nhà nhỏ, có người đàn bà khoảng hơn bốn mươi tuổi và một bà vú già mặc chiếc áo hồng bạc màu, trên tóc cài cái lược to, lưng gù già sọm đang trò chuyện dưới trăng. Người đàn bà nói “Tiểu Thiến sao mãi không tới?", bà vú già nói "Thế nào nó cũng tới mà”. Người đàn bà hỏi “Nó có oán thán gì với bà không?", bà vú già đáp "Ta không nghe thấy, nhưng nó có vẻ buồn rầu”. Người đàn bà nói "Con nhãi ấy thì không cần phải tử tế đâu”. Chưa dứt lời thì một cô gái khoảng mười bảy mười tám tuổi tới, nhìn phảng phất có vẻ xinh đẹp.

Bà vú cười nói “Đừng nói chuyện người vắng mặt, hai người bọn ta chỉ trò chuyện thôi, mà con tiểu yêu lẻn tới không một tiếng động. May là bọn ta không nói gì xấu” Lại nói "Tiểu nương tử thật là xinh đẹp như trong tranh, giả như già này là đàn ông cũng bị bắt mất hồn rồi”. Cô gái nói “Bà mà không khen ta thì còn ai khen chứ”. Kế không rõ họ nói với nhau những gì, Ninh cho rằng đó là gia đình nhà láng giềng nên bỏ vào ngủ không buồn nghe nữa, hồi lâu tiếng trò chuyện mới tắt. Ninh vừa thiu thiu sắp ngủ chợt thấy như có người tới chỗ mình nằm, vội trở dậy nhìn thì ra là cô gái bên gian nhà phía bắc. Ninh ngạc nhiên hỏi, cô gái cười đáp “Đêm trăng không ngủ được, xin tới vui vầy" Ninh nghiêm sắc mặt nói “Nàng phải đề phòng điều dị nghị còn ta thì sợ tiếng chê cười, lỡ chân một bước thì hết cả liêm sỉ”. Cô gái nói "Đêm hôm đâu có ai biết", Ninh xì khinh bỉ nhưng cô gái cứ lần lữa như còn muốn nói gì nữa, Ninh quát “Đi mau đi, nếu không ta kêu to cho người bên kia biết đấy” Cô gái sợ lui ra ngoài cửa nhưng lại trở vào đặt một nén vàng lên nệm, Ninh cầm lấy ném ra thềm nói "Của phi nghĩa chỉ làm bẩn túi ta” Cô gái thẹn thùng quay ra nhặt vàng nói một mình “Người này sắt đá thật”.

Sáng hôm sau có người học trò ở huyện Lan Khê dẫn theo một người đầy tớ tới ở trọ chờ khảo khóa, đến đêm đột nhiên chết, lòng bàn chân có một lỗ nhỏ như dùi đâm rỉ máu ra, không ai biết vì sao. Qua đêm sau thì người đầy tớ chết, cũng có dấu vết như vậy.

Chiều tối Yến sinh về, Ninh hỏi về chuyện ấy, Yến cho là yêu tinh nhưng Ninh vốn chính trực cũng không sợ sệt. Nửa đêm cô gái lại tới, nói với Ninh rằng "Thiếp từng gặp qua nhiều người mà chưa thấy ai cứng rắn như chàng. Chàng quả là bậc thánh hiền, thiếp không dám lừa dối. Thiếp họ Nhiếp tên Tiểu Thiến, chết yểu năm mười tám tuổi, chôn ở cạnh chùa, bị yêu tinh bắt làm những việc hèn hạ, mặt dày ôi gặp người, thật lòng rất không thích. Nay trong chùa không còn ai có thể giết được, sợ sẽ sai quỷ Dạ Xoa tới hại chàng". Ninh hoảng sợ xin chỉ cách thoát thân, cô gái nói “Chàng cứ ở chung một phòng với Yến sinh thì thoát”. Ninh hỏi sao không dụ dỗ Yến sinh, nàng đáp "Ông ta là bậc kỳ nhân nên không dám tới gần".

Lại hỏi làm cách nào để dụ dỗ người ta, nàng đáp "Ai ôm ấp ta, ta sẽ lén đâm dùi vào chân cho lập tức mê man rồi hút lấy máu dâng yêu tinh uống. Có khi đưa vàng cho họ, thật ra không phải là vàng mà là xương quỷ La Sát, lưu lại để moi lấy tim gan. Hai cách ấy cùng làm được cả thì tốt nhất”. Ninh cảm tạ, hỏi phải phòng bị vào lúc nào, nàng đáp là đêm mai. Khi từ biệt, nàng khóc nói “Thiếp rơi xuống bể khổ, muốn tìm bờ lên mà không được. Chàng nghĩa khí xông mây, ắt có thể cứu thiếp, nếu có thể đem nắm xương tàn của thiếp về chôn cho mồ yên mả đẹp thì còn hơn cả ơn tái tạo". Ninh quả quyết nhận lời, nhân hỏi mộ ở đâu, nàng đáp "Cứ ra chỗ cây bạch dương, trên ngọn có tổ quạ là đúng” dứt lời bước ra cửa biến mất.

Hôm sau Ninh sợ Yến đi vắng, sáng sớm đã mời qua chơi, gần trưa thì sữa soạn cơm rượu mời mọc, để ý quan sát Yến, kế hẹn tối ngủ chung phòng. Yến lấy cớ thích yên tĩnh để từ chối, Ninh không nghe, ép phải mang giường chiếu qua. Yến bất đắc dĩ theo lời, dặn rằng “Ta biết túc hạ là bậc trượng phu nên rất kính mộ phong độ. Nhưng có chút niềm riêng khó thưa ngay được, vậy xin đừng nhìn vào cái tráp của ta, nếu không cả hai chúng ta đều bất lợi”. Ninh kính cẩn vâng lời, kế đều đi nghỉ.

Yến để cái tráp trên cửa sổ, vừa ngả lưng một lát đã ngáy vang như sấm, Ninh thì không ngủ được. Khoảng gần hết canh một thì có bóng người thấp thoáng ngoài cửa sổ, giây lát tới gần cửa sổ nhìn vào, mắt sáng rừng rực. Ninh khiếp sợ đang định gọi Yến, chợt có một vật sáng loáng như giải lụa xé cái tráp bắn ra tiện đứt chấn song cửa sổ bằng đá, lóe sáng một cái rồi quay ngay vào tráp như ánh chớp tắt ngấm. Yến biết trở dậy, Ninh giả ngủ nhìn ra thấy Yến bưng cái tráp lấy vật ấy ra vừa săm soi dưới ánh trăng vừa hít ngửi, ánh sáng lóng lánh, dài khoảng hai tấc, mỏng như lá hành, kế bọc lại mấy lớp cho vào cái tráp thủng, lẩm bẩm "Không biết con quỷ già nào mà lớn mật làm hỏng cái tráp của ta” rồi lại đi nằm.

Ninh lấy làm lạ trở dậy hỏi, kể những điều mình thấy. Yến đáp “Đã là bạn tri giao, sao còn dám giấu diếm, ta là kiếm khách đây. Nếu không vướng cái chấn song đá thì yêu tinh phải chết ngay lập tức, nhưng như thế cũng bị thương rồi”. Ninh hỏi vật cất đi là cái gì Yến đáp "Đó là thanh kiếm, vừa ngửi thấy có yêu khí". Ninh muốn xem thử, Yến rút ra một thanh đoản kiếm lấp lánh, Ninh vì vậy càng thêm kính phục.

Hôm sau Ninh xem ngoài cửa sổ thấy có vết máu, ra phía bắc chùa thấy một nấm mộ hoang, bên cạnh quả có cây bạch dương trên ngọn có tổ quạ. Khi việc đã xong Ninh thu xếp hành trang trở về, Yến sinh bày tiệc tiễn rất ân cần, tặng Ninh một cái bao da rách, dặn "Đây là cái bao kiếm, giữ kỹ thì lũ yêu tinh phải tránh xa” Ninh muốn theo học đạo, Yến nói "Người tín nghĩa cương trực như ông có thể học được, nhưng ông là người trong trường phú quý chứ không phải là người trong mạch đạo". Ninh nói thác là có em gái chôn ở đó, đào mộ cô gái lấy hài cốt gói lại thuê thuyền đem về quê.

Phòng sách của Ninh nhìn ra cánh đồng, nhân chôn cất nàng ngay phía ngoài, cúng tế khấn rằng "Thương nàng hồn ma lẻ loi nên chôn cạnh nhà, khi ca khi khóc đều nghe cho khỏi bị lũ quỷ mạnh làm nhục. Có bát nước mưa mời uống, chưa được ngọt trong cũng mong đừng trách". Khấn xong quay về nghe phía sau có người gọi "Xin đợi cùng về", ngoái nhìn thì là Tiểu Thiến. Nàng vui vẻ cảm tạ, nói “Chàng là bậc tín nghĩa, thiếp có chết mười lần cũng không đủ đền đáp. Xin theo về ra mắt cha mẹ chồng, dù làm đứa ở con đòi cũng cam lòng".

Ninh nhìn kỹ thấy nàng da ửng màu ráng hồng, chân thon như búp măng, nhìn ban ngày càng xinh đẹp bèn dẫn về phòng sách, dặn ngồi đợi rồi vào trước thưa với mẹ. Mẹ ngạc nhiên, lúc ấy vợ Ninh ốm đã lâu bèn bảo đừng nói ra vì sợ nàng kinh hãi. Vừa nói xong thì cô gái nhẹ nhàng bước vào sụp lạy, Ninh nói "Đây là Tiểu Thiến". Bà mẹ hoảng sợ nhìn nàng lo ngại, Tiểu Thiến nói "Con lênh đênh một mình, xa cha mẹ anh em, nay đội ơn công tử che chở tái tạo, nguyện sửa túi nâng khăn để báo cao nghĩa". Bà mẹ thấy nàng xinh xắn đáng yêu mới dám trò chuyện, nói "Nương tử ra ơn chiếu cố cho con ta, già này rất mừng. Nhưng bình sinh chỉ có đứa con trai này để nối dõi tông đường, không dám cho nó lấy vợ ma". Cô gái nói "Con thật không dám hai lòng. Người đã chết không đủ để mẹ tin cậy thì xin thờ chàng làm anh, nương tựa nơi mẹ để sớm hôm hầu hạ có được không?".

Mẹ thương nàng thành tâm bèn bằng lòng, nàng muốn vào lạy chào chị dâu nhung mẹ lấy cớ con dâu đang ốm từ chối. Nàng liền xuống bếp thay mẹ lo cơm nước, lên xuống ra vào như người trong nhà. Tối đến bà mẹ e sợ, từ chối về phòng ngủ, không đặt giường cho nàng. Cô gái biết ý bà liền trở ra, ngang qua phòng sách định vào nhưng cứ ngập ngừng ngoài cửa như có điều sợ sệt. Ninh gọi vào, nàng nói “Trong phòng có kiếm khí ghê người, nãy giờ qua lại không dám vào gặp chàng là vì thế". Ninh biết là vì cái bao da, liền đem qua phòng khác treo, cô gái mới vào, tới ngồi cạnh đèn một lúc không nói gì. Hồi lâu mới hỏi "Tối đến chàng có đọc sách không? Lúc nhỏ thiếp có học kinh Lăng nghiêm, nay đã quên quá nửa. Xin cho mượn một quyển, tối rảnh nhờ chỉ cho", Ninh nhận lời.

Nàng lại ngồi im lặng, gần hết canh hai vẫn không đi, Ninh giục thì buồn rầu nói "Hồn côi ở xứ lạ sợ nấm mồ hoang lắm". Ninh nói “Trong phòng sách không có giường nằm, vả lại anh trai em gái cũng nên tránh hiềm nghi". Cô gái đứng dậy, mặt ủ mày chau như muốn khóc, ngần ngừ bước ra cửa, xuống tới thềm thì biến mất. Ninh thầm thương xót, muốn lưu nàng lại ngủ giường khác nhưng lại sợ mẹ mắng. Từ đó cô gái sớm chiều tới hầu mẹ, bưng chậu múc nước rồi ra làm việc nhà, không việc nào không theo ý mẹ, chập tối cáo lui qua phòng sách thắp đèn tụng kinh, đến khi Ninh sắp đi ngủ mới buồn rầu trở ra.

Trước là vợ Ninh ốm nặng bỏ hết việc nhà, bà mẹ vất vả không sao chịu nổi, từ khi cô gái tới mới được thong thả nên trong lòng biết ơn nàng. Lâu dần thì yêu quý như con ruột, quên luôn việc nàng là ma, chiều tối không nỡ bắt nàng phải ra khỏi nhà nên giữ lại ngủ cùng. Cô gái lúc mới tới không ăn uống gì, nửa năm mới dần dần hớp qua canh cháo, mẹ con Ninh đều rất thương yêu, kiêng nói tới chuyện ma quỷ nên mọi người cũng không ai biết. Không bao lâu vợ Ninh chết, bà mẹ ngầm có ý cưới Tiểu Thiến cho con trai nhưng lại sợ mang hại. Nàng biết ý, nhân lúc rảnh rỗi nói với bà “Con ở đây đã hơn một năm, chắc mẹ đã hiểu lòng con không muốn hại người nên một lòng theo công tử không có ý khác. Chỉ vì thấy công tử quang minh lỗi lạc, trời người đều phục nên thật lòng muốn nương tựa giúp đỡ để vài ba năm nữa nhờ cậy được chút sắc phong cho vẻ vang dưới suối vàng". Bà mẹ cũng biết nàng không độc ác nhưng còn lo không có cháu nối dõi, cô gái nói "Con cái là do trời cho, tên chàng đã được ghi trong sổ phúc, có ba con trai, không vì lấy vợ ma mà bị cắt giảm".

Mẹ tin lời bàn với con trai, Ninh mừng lắm bày tiệc báo cho thân thích bè bạn. Có người xin nhìn mặt cô dâu mới, cô gái thản nhiên trang điểm lộng lẫy bước ra, cả tiệc đều tròn mắt nhìn, không nghĩ là ma mà ngờ là tiên. Vì vậy họ hàng nội ngoại đều mang lễ vật tới đến mừng, tranh nhau làm quen. Cô gái giỏi vẽ hoa lan hoa mai, cứ vẽ ra đưa tặng để đáp lễ, người được tặng đều trân trọng cất kỹ, lấy làm vinh dự.

Một hôm cô gái cúi đầu đứng bên song cửa sổ có vẻ lo lắng buồn bã, kế chợt hỏi cái bao da để đâu, Ninh đáp “Nàng sợ hãi nên ta gói cất ở chỗ khác". Nàng nói "Thiếp nhận được sinh khí người sống đã lâu nên không còn sợ nữa, chàng nên đem ra treo ở đầu giường". Ninh hỏi làm thế là có ý gì nàng đáp "Ba hôm nay trong lòng thiếp cứ hồi hộp không yên, có lẽ bọn yêu tinh ở Kim Hoa hận thiếp bỏ trốn đi xa, e sớm chiều sẽ tìm tới đây". Ninh đem cái bao da ra, cô gái lật đi lật lại nhìn kỹ rồi nói "Cái này là bậc kiếm tiên dùng để bắt ma quỷ, rách nát đến thế này không biết đã giết bao nhiêu rồi. Hôm nay thiếp nhìn thấy còn rợn cả người", rồi đem treo lên.

Hôm sau nàng lại bảo Ninh đem treo trên cửa, đến tối ra ngồi bên đèn, dặn Ninh đừng ngủ. Chợt có một vật như con chim bay rơi xuống, nàng hoảng sợ nép vào sau tấm rèm, Ninh nhìn ra thấy hình dáng nó như quỷ Dạ Xoa, mắt lóe như chớp, miệng đỏ như máu, tay quờ quạng như sắp chộp bắt ai tiến thẳng tới trước cửa, dừng lại hồi lâu rồi tới gần cái bao da, quờ móng giật lấy như muốn xé rách. Cái bao chợt kêu soạt một tiếng, thấp thoáng như có nửa mình quỷ bên trong nhô ra nắm Dạ Xoa kéo vào, tiếng động tắt ngay mà cái bao cũng co lại như cũ. Ninh hoảng sợ, cô gái cũng bước ra mừng rỡ nói “Hết lo rồi!". Cùng nhìn vào bao, chỉ thấy có vài đấu nước trong mà thôi.

Vài năm sau quả nhiên Ninh thi đỗ Tiến sĩ, sinh được một con trai. Sau khi Ninh lấy vợ lẽ, mỗi vợ lại sinh một trai nữa, ba con sau đều làm quan, rất có danh tiếng.

Chú thích:
[31] Chư sinh : sinh viên nhà Thái học.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

22#
 Tác giả| Đăng lúc 25-5-2012 00:13:54 | Chỉ xem của tác giả
020. Cỏ Thủy Mãng (Thủy Mãng Thảo)


Thủy mãng là loài cỏ độc, mọc như dây leo, hoa tím như đậu ván, ai lầm ăn vào là chết ngay, hóa thành ma thủy mãng. Tục truyền ma ấy không được luân hồi, phải có người khác trúng độc chết thay vào mới được thác sinh, vì vậy suốt một dải sông Đào Hoa ở đất Sở Trung (vùng Hồ Nam) có rất nhiều ma ấy.

Người Sở nếu sinh cùng năm thì gọi là đồng niên, đưa thiếp ra mắt gọi nhau là canh huynh canh đệ, hàng con cháu thì gọi bề trên là canh bá, quen lệ thành như thế. Có Chúc sinh đi thăm bạn đồng niên, trên đường khát nước, chợt thấy bên đường có bà già bày quán thí nước liền rảo bước tới. Bà già đón vào rót nước mời mọc ân cần, sinh thấy có mùi lạ không giống mùi trà bèn đặt xuống không uống mà đứng dậy đi ra. Bà già vội giữ khách lại rồi gọi “Tam Nương, pha một chén trà ngon đem ra đây”. Giây lát có một thiếu nữ bưng trà từ sau quán bước ra, tuổi khoảng mười bốn mười lăm, nhan sắc tuyệt đẹp, ngón tay đeo nhẫn, cổ tay đeo xuyến sáng loáng. Sinh đỡ lấy chén trà, tâm thần ngây ngất, ngửi thấy thơm phức liền uống cạn, lại xin chén nữa. Thừa lúc bà già đi ra bèn đùa nắm tay cô gái, tháo một chiếc nhẫn. Nàng đỏ mặt mỉm cười, sinh càng mê mệt bèn hỏi qua nhà cửa. Cô gái nói “Tối chàng tới thì thiếp còn ở đây".

Sinh xin một nắm trà, lại cất luôn chiếc nhẫn ra đi. Tới nhà bạn đồng niên thì thấy bụng đau quặn, ngờ là vì nước trà bèn kể cho bạn nghe. Bạn hoảng sợ nói “Chết rồi, đó là ma thủy mãng. Cha ta ngày xưa cũng chết vì nó, không thể cứu được, làm sao bây giờ”. Sinh cả sợ dưa gói trà cho bạn xem thì đúng là cỏ thủy mãng. Lại đưa chiếc nhẫn ra, tả lại hình dáng cô gái, người bạn ngẫm nghĩ rồi nói "Đó ắt là Khấu Tam Nương". Sinh thấy đúng tên liền hỏi vì sao biết, bạn đáp "Cô ta là con gái họ Khấu ở thôn Nam, nổi tiếng xinh đẹp, mấy năm trước ăn lầm cỏ thủy mãng mà chết, ắt đã làm ma. Có người nói ai bị ma ấy hại, nếu biết được tên họ mà tới nhà xin được cái quần cũ nó mặc đem về nấu nước uống thì có thể khỏi".

Bạn vội tới nhà họ Khấu kể rõ tình thật, lạy lục năn nỉ. Khấu nghĩ Chúc sinh chết thì con gái mình sẽ được đầu thai nên không cho, người bạn tức giận về kể lại. Sinh cũng nghiến răng căm hờn nói "Ta chết rồi quyết không cho con gái y đi đầu thai". Người bạn cáng sinh về, gần tới cổng nhà thì chết, mẹ sinh khóc lóc chôn cất con trai. Sinh để lại một con trai vừa đầy năm, vợ không thủ tiết được, nửa năm sau bỏ đi lấy chồng khác. Mẹ sinh giữ cháu nội lại nuôi nấng, vất vả không sao chịu nổi, sớm tối đau xót khóc lóc.

Một hôm bà đang bế cháu khóc lóc trong phòng chợt sinh sừng sững bước vào. Mẹ cả sợ gạt nước mắt hỏi, sinh nói "Con ở dưới đất nghe mẹ khóc rất đau xót nên trở về để sớm hôm hầu hạ mẹ thôi. Con tuy chết nhưng đã lấy vợ, nay cũng về cùng để giúp đỡ mẹ, mẹ đừng buồn nữa". Mẹ hỏi vợ là ai, sinh nói "Họ Khấu để mặc cho con chết, con rất căm hận, sau khi chết muốn tìm Tam Nương nhưng không biết nàng ở đâu. Mới rồi gặp canh bá Mỗ chỉ cho, con tới thì Tam Nương đã đầu thai vào nhà quan Thị lang họ Nhiệm. Con đuổi theo bắt nàng trở lại, nay đã làm vợ con, cũng tâm đầu ý hợp không có gì khổ". Giây lát có một cô gái ăn mặc lộng lẫy bước vào quỳ xương lạy mẹ, sinh nói “Đây là Khấu Tam Nương". Tuy hai vợ chồng không phải là người sống nhưng mẹ nhìn thấy cũng được an ủi, sinh bèn sai Tam Nương làm việc nhà. Tam Nương không quen làm lụng nhưng rất ngoan ngoãn với mẹ chồng, từ đó vào ở luôn phòng sinh cũ không đi. Cô gái xin mẹ báo tin cho nhà mình biết, sinh không muốn nhưng mẹ chiều ý con dâu nên báo cho họ Khấu.

Ông bà Khấu nghe tin cả sợ, thắng xe kiệu tới ngay, vào thấy đúng là Tam Nương, nhìn nhau khóc lạc cả giọng, cô gái khuyên mãi mới nín. Bà Khấu thấy nhà sinh nghèo quá có ý thương xót con gái, nàng nói “Con đã là ma thì sợ gì nghèo. Huống hồ mẹ con Chúc lang đối xử với con rất có tình nghĩa, con đã yên phận rồi". Bà Khấu nhân hỏi bà già bán trà là ai, nàng đáp "Bà ta họ Nghê, tự thẹn già nua không dụ dỗ được khách đi đường nên nhờ con giúp cho thôi, nay đã thác sinh vào một nhà bán rượu trong thành". Kế quay lại nhìn sinh nói "Chàng đã làm rể mà không lạy cha mẹ vợ thì thiếp còn lòng dạ nào?", Sinh liền lạy chào. Cô gái bèn vào bếp giúp mẹ chồng nấu cơm đãi thông gia. Họ Khấu thấy thế thương xót, khi trở về liền sai hai tỳ nữ tới hầu hạ, gởi thêm trăm cân vàng, vài mươi tấm lụa, thỉnh thoảng lại tặng biếu rượu thịt, mẹ Chúc sinh trở nên dư dật.

Họ Khấu cũng thỉnh thoảng gọi nàng về thăm nhà, nhưng cứ ở vài ngày thì nàng nói "Ở nhà không có ai, nên để con về sớm", nếu cố giữ lại thì nàng lãng đãng tự về. Ông Khấu xây cất nhà cửu cho Chúc sinh rất tươm tất, nhưng rốt lại sinh vẫn không hề tới nhà cha mẹ vợ.

Một hôm trong làng có người trúng độc cỏ thủy mãng chết nhưng lại sống lại, người ta đồn là chuyện lạ. Sinh nói "Đó là ta cứu sống đấy, y bị con ma Lý Cửu làm hại, ta đã đuổi nó đi giúp". Mẹ hỏi "Sao con không tìm người khác thay thế cho mình?", sinh đáp "Con rất căm thù bọn ấy đang định diệt trừ cho bằng hết, đâu lại làm như chúng. Vả lại con được thờ mẹ là vui lắm rồi, không muốn đầu thai nữa".

Từ đó về sau, những người trúng độc thường bày cỗ bàn giữa sân khấn vái sinh, đều thấy hiệu nghiệm. Trải hơn mười năm, bà mẹ qua đời, vợ chồng cũng để tang nhưng không ra tiếp khách, chỉ sai con mặc sô chống gậy làm lễ chôn cất mà thôi. Chôn cất mẹ xong, lại ở hơn hai năm rồi cưới vợ cho con, nàng dâu là cháu nội Thị lang họ Nhiệm. Trước là người thiếp của ông Nhiệm sinh được đứa con gái vài tháng thì chết, sau nghe chuyện lạ của vợ Chúc bèn sai thắng kiệu tới nhà nhận sinh làm con rể. Đến lúc ấy lại gả cháu nội cho con sinh, hai nhà qua lại nhau không dứt.

Một hôm sinh nói với con "Thượng đế xét ta có công với người đời nên phong làm Tứ độc Mục Long quân, nay ta đi đây” Giây lát thấy giữa sân có bốn con ngựa tháng xe mui vàng, chân ngựa đều mọc vảy, hai vợ chồng ăn mặc đẹp đẽ bước ra cùng lên xe. Vợ chồng con trai khóc lạy đưa tiễn, trong chớp mắt đều biến mất. Hôm ấy nhà họ Khấu thấy con gái về từ giã cha mẹ, cũng nói như lời sinh. Bà Khấu khóc giữ lại nàng nói "Chúc lang đi trước rồi", rồi bước ra cửa biến mất. Con trai sinh tên Ngạc, tự Ly Trần, tới xin ông Khấu cho lấy hài cốt Tam Nương về hợp táng với sinh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

23#
 Tác giả| Đăng lúc 25-5-2012 00:30:46 | Chỉ xem của tác giả
021. Người Học Trò Phượng Dương (Phượng Dương Sĩ Nhân)


Có một người học trò ở huyện Phượng Dương (tỉnh An Huy) đi du học xa, hẹn vợ nửa năm sẽ về nhưng hơn mười tháng vẫn tuyệt vô âm tín, vợ ở nhà mỏi mòn trông đợi. Một đêm vừa mới đi nằm, thấy bóng trăng lay động trên tấm rèm che cửa sổ, càng thêm nhớ nhung. Còn đang trằn trọc thì có một cô gái đẹp cài trâm ngọc quàng khăn hồng vén rèm bước vào cười hỏi "Bà chị muốn gặp lang quân không?” người vợ vội trở dậy vâng dạ.

Người đẹp rủ cùng đi, nàng ngại đường xa hiểm trở, người đẹp khuyên đừng lo rồi nắm tay đạp lên ánh trăng ra đi. Được khoảng một tầm tên, nàng thấy người đẹp đi rất mau mà mình đi chậm liền gọi bảo đợi một lát để về mang giày. Người đẹp kéo nàng ngồi xuống bên đường, cởi giày của mình đưa cho, nàng mừng rỡ mang vào, may là vừa khít, liền đứng dậy đi theo, thấy bước đi mau như bay. Giây lát thấy người học trò cưỡi ngựa trắng đi tới, nhìn thấy vợ ngạc nhiên vội xuống ngựa hỏi đi đâu, nàng đáp "Định đi thăm chàng". Người học trò quay nhìn người đẹp rồi hỏi là ai, nàng chưa kịp trả lời thì người đẹp che miệng cười nói “Thôi đừng hỏi nữa, nương tử bôn ba tới đây không phải dễ, chàng thì rong ruổi đến nửa đêm, chắc người ngựa cũng đều mệt rồi. Nhà thiếp cách đây không xa, xin mời vào tạm nghỉ ngơi, sáng mai đi cũng không muộn". Hai người nhìn ra thấy gần đó quả có làng xóm bèn cùng đi.

Vào một ngôi nhà, người đẹp gọi tỳ nữ dậy lo cơm nước mời khách, nói "Đêm nay trăng sáng không cần thắp đèn, ngồi lên sập đá trong tiểu đình cũng được". Người học trò buộc ngựa vào cây ngô đồng rồi ngồi xuống, người đẹp nói “Giày to không vừa chân, trên đường chắc chị mệt lắm. Nhưng lúc về đã có con ngựa đỡ chân, cho em xin lại”. Người vợ cảm ơn, cởi giày trả lại.

Lát sau, rượu bánh bày ra, người đẹp nâng chén nói "Loan phượng xa nhau lâu ngày, đêm nay được sum họp, có chén rượu đục xin kính mừng!” người học trò cũng nâng chén đáp lễ, chủ khách cười nói vui vẻ, giày dép lẫn lộn dưới sập. Người học trò cứ đăm đăm nhìn người đẹp, mấy lần buông lời đùa cợt, vợ chồng bao ngày mới gặp nhau mà không trò chuyện một lời. Người đẹp cũng liếc mắt đưa tình, thả lời nũng nịu, người vợ cứ ngồi im giả như ngu đần. Hồi lâu rượu càng ngấm, hai người trò chuyện lại càng buông thả. Người đẹp lấy chén lớn mời khách, người học trò từ chối là đã say nhưng nàng cứ ra sức nài ép. Người học trò cười nói “Nàng hát cho nghe một khúc, ta sẽ uống ngay”. Người đẹp không từ chối, lấy phím ngà gảy đàn cầm hát rằng:

Hoàng hôn ngả bóng màu son nhạt
Gió lạnh ngoài song buốt thấu rèm
Lắng tiếng mưa rơi trên lá chuối, biết nơi nào run rẩy cùng ai
Đợi chờ mỏi mắt, chẳng thấy người về, nước mắt chảy dài
Nghĩ lại nhớ chàng, nghĩ lại hận chàng
Cầm chiếc giày thêu thử gieo quẻ bói

Hát xong cười nói "Đây là khúc hát ở đầu đường xó chợ, không đáng làm bẩn tai chàng, nhưng vì thiên hạ đang ưa chuộng nên thiếp cũng học đòi bắt chước thôi". Giọng nói uốn éo, bộ dạng lả lơi khiến người học trò điên đảo tâm thần, như không kìm lòng được nữa. Lát sau người đẹp giả về ngủ đi ra, người học trò cũng đứng dậy đi theo, hồi lâu không trở vào, đứa tỳ nữ mỏi mệt nằm gục xuống ngủ ở hành lang. Người vợ ngồi trơ trọi một mình, trong lòng vừa buồn vừa giận không sao chịu nổi, nghĩ muốn bỏ ra về nhưng đêm tối mù mịt, lại không nhớ đường đi, băn khoăn không sao kìm lòng được bèn đứng lên ra xem. Vừa tới cạnh cửa sổ đã nghe loáng thoáng tiếng mây mưa bên trong, lại lắng nghe thì ra những gì chồng vẫn thường làm khi âu yếm với mình trong phòng đều giở ra hết. Người vợ lúc ấy tim đập mạnh, tay run bắn, chết điếng cả người, nghĩ không bằng cứ ra cửa nhảy xuống ngòi rãnh mà chết đi.

Vừa căm hờn đi ra thì thấy em trai là Tam Lang cưỡi ngựa tới, xuống ngựa hỏi han. Nàng kể lại mọi việc, Tam Lang cả giận lập tức cùng chị quay lại, vào thẳng trong nhà thì cửa phòng đã cài then nhưng vẫn nghe thấy tiếng thì thào trên giường. Tam Lang nhấc một hòn đá to bằng cái đấu ném mạnh vào cửa sổ làm gãy luôn mấy cái chấn song, nghe bên trong có tiếng kêu lớn "Lang quân vỡ sọ rồi, làm sao?” Nàng nghe thấy kinh hoàng khóc lớn, nói với em “Ta đâu có bảo ngươi giết y, làm thế nào bây giờ”. Tam Lang trợn mắt nói "Chị vừa khóc lóc kéo ta vào, bây giờ hả giận rồi thì lại vì chồng mà oán anh em. Ta không quen chịu sai phái như bọn tôi tớ đâu", rồi quay người bỏ ra. Nàng níu áo nói "Ngươi chẳng đưa ta về lại còn đi đâu?", Tam Lang xô chị ngã lăn xuống đất rồi bỏ đi, nàng giật mình tỉnh dậy mới biết là vừa nằm mơ.

Hôm sau quả nhiên người học trò về, cũng cưỡi con ngựa trắng, vợ kinh ngạc nhưng chưa nói gì. Người học trò kể lại giấc mơ đêm qua, những điều gặp gỡ nhất nhất đều như vợ đã nghe đã thấy, hai người đều lấy làm quái lạ. Kế Tam Lang nghe tin anh rể đi xa về cũng tới thăm hỏi, xong nói với người học trò “Đêm qua nằm mơ thấy anh về, nay quả đúng, thật lạ quá” Người học trò cười nói “May mà ta không bị đá ném chết” Tam Lang ngạc nhiên hỏi sao nói thế, người học trò kể lại giấc mơ, Tam Lang vô cùng kinh ngạc. Thì ra đêm qua Tam Lang cũng nằm mơ thấy gặp chị khóc lóc kể lể nên nổi giận ném đá. Ba giấc mộng khớp nhau, chỉ không biết người đẹp là ai mà thôi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

24#
 Tác giả| Đăng lúc 25-5-2012 02:31:29 | Chỉ xem của tác giả
022. Châu Nhi (Châu Nhi)


Người dân ở Thường Châu (huyện Vũ Tiến tỉnh Giang Tô) là Lý Hóa, nhà giàu có, nhiều ruộng đất. Hơn năm mươi tuổi mà không có con trai, chỉ có một con gái tên Tiểu Huệ, mặt mũi xinh đẹp, vợ chồng rất yêu dấu. Năm cô gái mười bốn tuổi thì mắc bạo bệnh chết yểu, nhà cửa vắng vẻ, Lý không còn sinh thú mới cưới tỳ thiếp. Hơn một năm người thiếp sinh được một con trai, Lý yêu quý như châu ngọc, đặt tên là Châu nhi. Đứa nhỏ dần dần lớn lên, khôi ngô khả ái nhưng tính rất ngây ngốc, năm sáu tuổi vẫn chưa phân biệt được ngô với đậu, ăn nói thì ngơ ngẩn, Lý cũng ưa nên không ghét bỏ.

Gặp lúc có nhà sư lòa tới khuyến hóa ở chợ, biết rõ cả việc trong khuê phòng nhà người ta, mọi người đều tôn kính như thần. Sư lại nói có thể cứu sống hại chết, ban phúc giáng họa, muốn vài trăm ngàn đồng tiền cứ tìm tên mà đòi, không ai dám chậm trễ. Tới Lý khuyến hóa xin một trăm quan tiền, Lý lấy làm khó, đưa ra mười quan nhưng sư không nhận. Dần dần đưa lên thêm tới ba mươi quan, sư tức giận nói “phải đủ một trăm quan, thiếu một đồng cũng không được". Lý cũng tức giận, thu tiền lại đuổi ra, sư tức tối đứng lên nói "Đừng có hối hận, đừng có hối hận".

Không bao lâu Châu nhi chợt phát bệnh đau tim, lăn lộn cào cấu trên giường, mặt xám như tro. Lý sợ liền đem tám mươi quan tới chỗ nhà sư xin cứu cho, sư cười nói "Có được bấy nhiêu tiền quả không dễ, nhưng nhà sư trong núi thì làm được gì?". Lý về thì Châu nhi đã chết, vô cùng đau đớn bèn đưa đơn kiện lên huyện. Quan huyện cho bắt nhà sư hỏi cung, sư cũng nói đó là việc ngẫu nhiên để phân trần, quan sai đánh đòn thấy bồm bộp như đánh vào cái túi da, liền sai lục soát trong người sư, tìm được hai hình người bằng gỗ, một chiếc quan tài nhỏ, năm lá phướn con. Quan tức giận, lấy tay làm ra vẻ bắt quyết cho nhìn, sư sợ hãi bèn xin cung khai. Quan không thèm nghe, sai đánh chết luôn, Lý bèn lạy tạ ra về.

Lúc ấy trời đã sập tối, Lý và vợ đang ngồi trên giường, chợt có đứa nhỏ chập chờn bước vào phòng, nói "Sao cha đi mau thế, con cố đuổi mà không kịp", nhìn tới vóc dáng dung mạo thì khoảng bảy tám tuổi. Lý kinh ngạc đang định gạn hỏi thì thấy nó như ẩn như hiện, chập chờn tựa làn mây mù. Lúc chập chờn nó đã lên tới giường, Lý xô xuống, nó rơi xuống đất không có tiếng động, nói "Sao cha lại làm thế?", trong chớp mắt lại đã lên giường trở lại. Lý hoảng sợ dắt vợ bỏ chạy, đứa nhỏ kêu cha gọi mẹ không ngớt. Lý chạy vào phòng vợ, đóng mau cửa lại, quay lại thì đứa nhỏ đã đứng ngay dưới chân, Lý sợ quá hỏi nó định làm gì, đứa nhỏ đáp "Con là người Tô Châu (tỉnh Giang Tô), họ Thiềm, năm lên sáu tuổi đã mồ côi cha mẹ, anh trai chị dâu không chịu nuôi nấng nên tới ở nhà ngoại. Ngẫu nhiên chơi đùa ngoài cổng bị gã yêu tăng kia dụ dỗ giết chết dưới gốc dâu, sai khiến như ma trành, ngậm oan dưới suối vàng không được chuyển sinh. May nhờ cha trả thù cho, xin theo làm con".

Lý nói "Người với ma khác loài, làm sao nương tựa nhau được?". Đứa nhỏ nói "Chỉ xin xếp cho một gian phòng nhỏ, trong bày giường chiếu cho con nằm, mỗi ngày cho một chén cháo loãng, ngoài ra không cần gì khác". Lý theo lời đứa nhỏ mừng rỡ, từ đó một mình ở trong phòng riêng, ra vào ăn nói không khác gì người sống. Nghe người thiếp của Lý khóc lóc, nó hỏi Châu nhi chết đã mấy ngày rồi, người thiếp đáp bảy ngày. Đứa nhỏ nói “Trời đang rất lạnh, chắc xác chưa rã, xin đào mồ lên xem thử, nếu như vẫn còn nguyên vẹn thì con có thể sống lại".

Lý mừng rỡ dắt nó cùng đi, đào mồ Châu nhi lên xem thấy xác vẫn như cũ, đang còn đau xót, ngoảnh lại nhìn thì đứa nhỏ đã biến mất, lấy làm lạ bèn cáng cái xác về. Vừa đặt lên giường thì mí mắt đã động đậy, giây lát đòi uống nước, uống xong ra mồ hôi đầm đìa, kế đứng lên. Mọi người mừng Châu nhi đã sống lại, lại còn thêm khôn ngoan thông minh khác hẳn ngày trước. Đến đêm lại lên giường nằm cứng đờ không có chút hơi thở nào, mọi người cùng vào xoay trở vẫn nhắm mắt nằm yên như chết, mọi người đều cả sợ cho rằng lại chết rồi.

Trời vừa sáng nó mới như tỉnh mộng, mọi người xúm lại hỏi han, đứa nhỏ đáp "Trước đây lúc còn theo gã yêu tăng, còn có hai đứa nhỏ khác, một đứa tên Ca Tử, vừa rồi đuổi theo cha không kịp vì nán lại phía sau chia tay Ca Tử đó thôi. Nay Ca Tử ở dưới âm ty làm con nuôi của Khương Viên ngoại, cũng được thong thả. Đêm qua nó tới chơi đùa với con, kế lấy ngựa đưa con về” Vợ Lý nhân hỏi có thấy Châu nhi dưới âm ty không, đứa nhỏ đáp "Châu nhi đã đi đầu thai rồi, nó với cha không có duyên phận cha con, chẳng qua chỉ là Nghiêm Tử Phương ở Kim Lăng (tỉnh thành Giang Tô) tới đòi món nợ mấy trăm ngàn đồng tiền trước đây mà thôi”. Trước là Lý buôn bán ở Kim Lăng, còn thiếu tiền hàng của Nghiêm chưa trả, kế Nghiêm chết, chuyện ấy không ai hay biết. Lý nghe thấy cả sợ.

Vợ Lý bèn hỏi đứa nhỏ rằng con gặp chị Huệ không, nó đáp "Không biết, lần sau con xuống đó sẽ hỏi thăm". Ba bốn hôm sau, nó nói với mẹ rằng "Chị Huệ dưới âm ty sung sướng lắm, làm vợ của con trai út Sở Giang vương, vàng ngọc đeo đầy người, ra cửa thì có hàng ngàn người tiền hô hậu ủng". Vợ Lý hỏi "Sao nó không về thăm nhà một chuyến?” đứa nhỏ nói "Kẻ đã chết thì không dính líu gì với người thân nữa, nếu có ai kể rõ chuyện kiếp trước mới nhớ lại thôi. Hôm rồi con theo Khương Viên ngoại nên được gặp chị, chị gọi con lên ngồi trên giường san hô, con nói cha mẹ đều rất nhớ nhung mà chị cứ như đang ngủ mơ. Con nói lúc chị còn sống thích thêu quả cầu kết hoa bằng lụa, lúc cắt vải bị đứt tay làm dính máu vào đó, nay mẹ còn treo ở đầu giường, thương nhớ không nguôi, chị quên rồi sao? Chị mới buồn rầu, nói sẽ thưa với lang quân xin về thăm mẹ. Vợ Lý hỏi lúc nào, nó đáp là không biết.

Một hôm nói với mẹ rằng “Chị sắp về tới, có rất nhiều tùy tùng đi theo, phải chuẩn bị nhiều rượu thịt". Giây lát nó chạy vào phòng mẹ nói “Chị tới rồi!” rồi đẩy ghế ra sảnh đường nói "Chị hãy ngồi xuống nghỉ mệt, đừng khóc lóc", mọi người không ai nhìn thấy gì cả. Đứa nhỏ bảo mọi người ra đốt giấy tiền vàng bạc ngoài cổng rồi trở vào nói “Con đã cho những người tùy tùng tạm lui về rồi. Chị nói rằng trước đây cái chăn gấm xanh chị vẫn đắp bị lửa đèn bắn vào làm thủng một lỗ to bằng hạt đậu, nay có còn không?” mẹ đáp “Vẫn còn". Rồi lập tức mở rương lấy ra, đứa nhỏ nói "Chị bảo con đem trải trong phòng cũ, chị hơi mệt phải nghỉ một lúc, ngày mai sẽ lại nói chuyện với mẹ".

Có cô gái họ Triệu bên láng giềng vốn chơi thân với Huệ, đêm ấy chợt mơ thấy Huệ đội khăn mặc áo màu tía tới thăm, chuyện trò cười nói thân thiết như lúc còn sống, kế nói "Ta nay khác loài, giáp mặt cha mẹ mà chẳng khác nào xa cách nhau muôn núi ngàn sông, định mượn xác muội tử về trò chuyện với người nhà, xin đừng hoảng sợ". Đến sáng nàng đang trò chuyện với mẹ chợt ngã lăn ra đất mê man, lát sau mới tỉnh, nói "Tiểu Huệ xa cách thím mấy năm rồi, không ngờ tóc thím đã bắt đầu bạc”. Bà Triệu hoảng sợ nói "Con điên rồi à?", nàng lạy chào rồi đi ra. Bà Triệu biết là có chuyện lạ bèn đi theo, thấy nàng tới thẳng nhà Lý, vào ôm vợ Lý khóc sướt mướt, vợ Lý hoảng sợ không biết chuyện gì. Nàng nói “Hôm qua con về mệt quá chưa nói được câu nào. Con bất hiếu nửa đường chết đi bỏ cha mẹ lại, lại làm cha mẹ phải nhớ nhung, biết lấy gì để chuộc tội?". Mẹ sực hiểu ra bèn khóc hỏi "Nghe nói nay con rất quý hiển, mẹ rất được an ủi, nhưng con gởi thân ở nhà bậc vương hầu, làm sao tới được đây?". Cô gái nói “Chồng con rất thương yêu con, cha mẹ chồng cũng rất thương mến, nên không bị ghét bỏ gì".

Lúc Huệ còn sống hay lấy tay chống cằm, cô gái nói xong cũng làm giống hệt. Giây lát Châu nhi chạy vào nói “Người đón chị tới rồi", cô gái bèn đứng lên khóc lóc từ biệt, nói “Con đi đây". Nói xong ngã lăn ra đất hồi lâu mới tỉnh.

Sau đó vài tháng, Lý mắc bệnh nặng, thuốc men gì cũng vô hiệu. Đứa nhỏ nói "Sợ trong sớm tối sẽ khó cứu, có hai con quỷ ngồi ở đầu giường cha, một đứa cầm gậy, một đứa cầm dây dài bốn năm thước, con đã đêm ngày năn nỉ mà chúng không đi". Mẹ khóc chuẩn bị đồ liệm, đến tối thì đứa nhỏ bước vào nói "Đàn bà con gái tránh ra hết, anh rể tới thăm cha đấy". Giây lát lại vỗ tay cười lớn, mẹ hỏi vì sao, nó đáp “Con cười hai con quỷ nghe nói anh rể tới đều rúc vào gầm giường như con rùa rụt đầu”. Lát sau lại thấy nó nhìn lên trời nói chuyện, hỏi thăm anh rể khỏe không, kế vỗ tay nói "Hai thằng quỷ kia, ta năn nỉ không chịu đi bây giờ thật hả dạ". Rồi đi ra cổng, kế quay vào nói "Anh rể đi rồi, hai con quỷ bị bắt buộc sau yên ngựa, chắc cha không sao đâu. Anh rể nói trở về sẽ thưa với Đại vương xin cho cha mẹ sống lâu trăm tuổi", cả nhà đều mừng rỡ.

Đến đêm thì Lý đỡ bệnh, qua vài ngày thì khỏi hẳn. Bèn rước thầy về dạy học cho, đứa nhỏ rất thông minh, mười tám tuổi được vào học trường huyện, vẫn thường nói chuyện dưới âm ty. Thấy trong làng có ai bị bệnh thì chỉ rõ nơi ma quỷ trốn núp, lấy lửa thiêu đất, ai cũng khỏi bệnh. Về sau nó bị bệnh nặng, người sưng phù lên, da chỗ xanh chỗ tím, tự nói là quỷ thần phạt ta về tội tiết lộ chuyện âm ty, từ đó trở đi không nói gì nữa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

25#
 Tác giả| Đăng lúc 25-5-2012 06:41:17 | Chỉ xem của tác giả
023. Quan Nhân Nhỏ Bé (Tiểu Quan Nhân)


Có quan Thái sử[32] Mỗ, ta quên mất tên họ, một hôm nghỉ trưa trong phòng chợt thấy có một đội nghi trượng bé tí trong góc phòng kéo ra, ngựa như con ếch, người như con kiến xếp thành vài mươi đội đưa một viên quan đội mũ sa mặc áo thêu ngồi kiệu, rầm rộ kéo ra ngoài cửa đi mất. Thái sử lấy làm lạ, ngờ là mình ngái ngủ hoa mắt nhìn lầm, chợt có một người tí hon quay vào phòng, vác một cái bao lông chiên to bằng nắm tay đi tới dưới giường, nói rằng chủ nhân có món quà mọn kính biếu Thái sử. Nói xong đứng sững ra đó không đưa quà, lát sau lại cười nói "Vật mọn nhỏ tí, nghĩ chắc Thái sử cũng không dùng được vào việc gì, chẳng bằng ban cho tiểu nhân cho xong". Thái sử gật đầu, y vui vẻ vác cái bao đi, về sau không lần nào thấy như thế nữa. Tiếc là Thái sử trong lòng đang sợ sệt, chưa kịp hỏi người ấy rằng họ từ đâu tới.

Chú thích:
[32] Thái sử: từ gọi chung quan chức trong Hàn lâm viện.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

26#
 Tác giả| Đăng lúc 25-5-2012 06:56:00 | Chỉ xem của tác giả
024. Cô Tư Họ Hồ (Hồ Tứ Thư)


Thượng sinh người Thái Sơn (tỉnh Son Đông), ở một mình nơi nhà học. Gặp đêm mùa thu, sông Ngân vằng vặc, trăng sáng giữa trời, sinh bồi hồi dưới bóng hoa, nghĩ ngợi vẩn vơ. Chợt có cô gái trèo tường vào, cười nói “Tú tài nghĩ gì lung thế?”. Sinh tới gần nhìn thấy nàng xinh đẹp như tiên, mừng quýnh ôm lấy dìu vào, thả sức ân ái. Nàng tự xưng họ Hồ tên Tam Thư, hỏi nhà ở đâu chỉ cười không nói. Sinh cũng không căn vặn, chỉ hẹn gắn bó với nhau dài lâu mà thôi, từ đó đêm nào nàng cũng tới.

Một đêm nàng cùng sinh ngồi kề gối dưới đèn trước màn, sinh âu yếm nhìn không chớp. Cô gái cười hỏi "Sao cứ nhìn thiếp chằm chằm thế”, sinh nói “Nàng như hồng dược bích đào, dù nhìn suốt đêm cũng không chán”. Cô gái nói “Thiếp xấu xí mà chàng còn để vào mắt xanh, nếu gặp em Tư nhà thiếp thì không biết chàng điên đảo tới đâu”. Sinh càng động lòng, hận là chưa được một lần thấy mặt, bèn quỳ xuống nài nỉ. Đêm sau quả nhiên nàng dắt Tứ Thư cùng tới, thấy tuổi mới cập kê, như cánh sen đượm sương, đóa hạnh khói tỏa, nụ cười chúm chím vô cùng quyến rũ. Sinh mừng quýnh mời ngồi, khi Tam Thư cùng sinh cười nói chuyện trò thì Tứ Thư chỉ cúi đầu mân mê giải thắt lưng thêu mà thôi. Giây lát Tam Thư đứng lên cáo biệt, cô em định theo về thì sinh kéo lại không chịu buông, nhìn qua Tam Thư nói “Ái khanh, phiền nàng nói giùm một tiếng". Tam Thư cười nói "Chàng cuồng yêu quýnh lên rồi, em hãy ở lại một lúc".

Tứ Thư không nói gì, người chị bèn ra về. Hai người cùng nhau ân ái rất vui sướng, kế gối đầu lên tay nhau kể hết mọi chuyện về mình không hề giấu diếm. Tứ Thư tự nói là hồ nhưng sinh say mê sắc đẹp nên cũng không lấy làm lạ. Tứ Thư nhân nói “Chị thiếp tàn độc, nghiệp căn là phải giết ba người, ai bị thị ấy dụ dỗ đều phải chết. Thiếp may được chàng đoái thương nên không nỡ nhìn chàng bị hại, hãy sớm dứt tình với chị ấy đi” Sinh sợ hãi xin chỉ cách, Tứ Thư nói "Thiếp tuy là hồ nhưng học được chính pháp của tiên, vẽ một lá bùa dán lên cửa phòng thì có thể cự tuyệt chị ấy", rồi vẽ ra luôn. Sáng sớm Tam Thư tới nhìn thấy lá bùa liền lui lại nói "Con nhãi phụ ơn, hết lòng với tân lang mà không nhớ tới bà mối. Hai người các ngươi có duyên phận với nhau, ta cũng không thù oán gì, nhưng cần gì phải làm như thế!", rồi bỏ đi.

Vài hôm sau Tứ Thư có việc, hẹn đi vắng một đêm. Hôm ấy sinh ngẫu nhiên ra ngoài đi dạo, dưới chân núi vốn có đám cây kiều mộc, chợt thấy một thiếu phụ từ trong đám cây xanh tốt bước ra, cũng khá xinh đẹp, tới cạnh sinh nói "Tú tài cần gì phải quyến luyến chị em họ Hồ, họ thì không có một đồng để tặng", rồi lập tức đưa cho sinh một quan, nói “Chàng cứ đem về trước mua rượu ngon, thiếp sẽ đem một ít thức ăn tới cùng chàng vui chơi”.

Sinh đem tiền về, làm như lời dặn, giây lát quả nhiên thiếu phụ tới, đặt lên bàn một con gà quay, một vai lợn muối, rút dao thái nhỏ ra rồi cùng ăn uống đùa giỡn rất vui vẻ. Kế tắt đèn lên giường ôm ấp mơn trớn vô cùng buông thả. Sáng ra vừa dậy, đang ngồi ở đầu giường mang giày chợt nghe có tiếng chân, đang còn lắng nghe thì đã vào tới bên màn, té ra là chị em họ Hồ. Thiếu phụ nhìn thấy hai người hoảng sợ chạy trốn, bỏ lại đôi giày cạnh giường. Hai nàng đuổi theo mắng "Con chồn dâm đãng dám ngủ với người ta à?", đuổi theo hồi lâu mới quay lại. Tứ Thư giận sinh, nói "Chàng không khá được! Đã chung chạ với con chồn dâm đãng thì không thể gần gũi nữa!" rồi tức tối bỏ đi. Sinh hoảng sợ xin lỗi, năn nỉ khẩn khoản rất thảm thiết, Tam Thư đứng bên cũng lựa lời khuyên giải Tứ Thư mới nguôi giận, từ đó lại thương yêu nhau như trước.

Một hôm có người ở đất Thiểm (tỉnh Thiểm Tây) cưỡi lừa tới cổng, nói "Ta tìm yêu quái không phải một sớm một chiều, hôm nay mới gặp” Cha sinh thấy lời nói lạ lùng liền hỏi duyên do, người ấy đáp “Tiểu nhân ngày ngày lênh đênh nơi khói sóng, rong chơi khắp bốn phương, một năm hơn mười tháng thì vắng nhà đến tám chín nên em trai bị bọn yêu quái giết hại. Khi trở về rất đau xót căm hờn, đã thề phải tìm diệt chúng bằng hết, nhưng lặn lội mấy ngàn dặm mà chưa thấy dấu vết. Hiện chúng đang ở nhà ông, nếu không diệt đi thì sẽ bị hại như em ta”

Lúc ấy cha mẹ đã hơi biết chuyện sinh lén lút dan díu với cô gái nên nghe khách nói thế rất sợ, bèn mời vào nhà xin làm phép diệt trừ yêu quái. Khách lấy ra hai cái bình đặt xuống đất, niệm chú hồi lâu thì có bốn làn khói đen bay tới chia nhau chui vào bình. Khách mừng nói “Cả nhà nó đều vào đây cả rồi” rồi lấy bong bóng lợn bịt miệng bình, buộc lại thật chặt. Cha sinh cũng mừng, cố mời khách ở lại ăn cơm. Sinh trong lòng thương xót, lại gần bình nghe trộm thì nghe Tứ Thư trong bình nói “Nỡ ngồi nhìn không cứu, sao chàng bạc tình thế”. Sinh càng mủi lòng vội mở miệng bình nhưng dây buộc chặt không sao cởi được. Tứ Thư lại nói “Đừng làm thế, chỉ cần hất đổ lá cờ trên đàn cúng, lấy kim châm thủng một lỗ trên lớp bong bóng là thiếp ra được". Sinh làm theo lời, quả nhiên thấy một sợi khói trắng chui qua lỗ kim bay lên trời đi luôn. Khách ra thấy lá cờ đổ xuống đất, cả sợ nói "Nó trốn mất rồi, đây ắt là do công tử làm thôi” Kế lắc bình, ghé tai nghe rồi nói “May là chỉ có một con trốn thoát, con ấy không đáng tội chết, có thể tha được", rồi mang bình đi.

Về sau sinh đang coi gặt lúa ngoài đồng, nhìn ra xa thấy Tứ Thư ngồi dưới gốc cây bèn tới gần cầm tay ân cần thăm hỏi. Nàng đáp "Xa nhau chốc đã mười năm. Nay tu luyện đã thành, chỉ vì chưa quên lòng chàng nên lại tới thăm một lần” Sinh muốn nàng cùng về, nàng nói “Thiếp nay không phải như xưa, không thể vương vào tình ái cõi trần được nữa, sau này sẽ còn gặp nhau” nói xong biến mất.

Lại hơn hai mươi năm, sinh đang ở nhà một mình thì Tứ Thư từ ngoài bước vào, sinh mừng rỡ cùng trò chuyện. Nàng nói “Thiếp nay đã được ghi tên vào sổ tiên, lẽ ra không nên trở lại cõi trần, nhưng cảm lòng chàng
nên tới kính báo cho chàng biết thọ kỳ đã hết, hãy sớm thu xếp việc nhà. Cũng đừng lo buồn, thiếp sẽ độ trì cho làm quỷ tiên, cũng không khổ đâu” rồi từ biệt mà đi. Đến ngày, sinh quả nhiên qua đời. Thượng sinh là người thân thích của bạn ta là Lý Văn Ngọc, ta cũng từng gặp.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

27#
 Tác giả| Đăng lúc 25-5-2012 07:03:19 | Chỉ xem của tác giả
025. Ông Già Họ Chúc (Chúc Ông)


Thôn Chúc ở huyện Tế Dương (tỉnh Sơn Đông) có ông họ Chúc hơn năm mươi tuổi bệnh chết. Người nhà về phòng lo may tang phục, bỗng nghe tiếng ông kêu rất gấp, vội chạy tới trước linh sàng thì thấy ông đã sống lại. Mọi người mừng rỡ xúm lại hỏi han, ông chỉ nói với vợ "Ta vừa đi, đã định không trở lại, nhưng đi được mấy dặm nghĩ bỏ một mình thân già bà lại cho lũ con, ấm lạnh đều phải cậy vào người khác cũng không còn sinh thú, chẳng bằng cùng đi với ta nên quay lại đưa bà đi”.

Có người cho là ông mới sống lại nói mê sảng nên không tin, ông lại nhắc lại. Bà vợ nói “Như thế cũng hay, nhưng đang sống làm sao chết ngay được?". Ông vẫy lại nói "Chuyện đó không khó, bà cứ thu xếp những việc lặt vặt trong nhà mau đi". Bà vợ cười không chịu đi, ông lại giục, bà bèn ra ngoài cửa một lúc rồi quay vào nói “Đã thu xếp xong cả rồi” ông bảo đi thay quần áo tử tế bà không đi, ông càng hối thúc, bà không nỡ trái ý bèn vào thay quần áo trở ra, con gái con dâu đều bịt miệng cười. Ông dời đầu qua một bên gối, vỗ tay lên bảo nằm xuống bên cạnh. Bà vợ nói "Con cái đứng cả đây mà nằm sóng đôi nhau thì ra cái gì!” Ông đập tay xuống giường nói “Vợ chồng cùng chết với nhau thì có gì đáng cười?".

Đám con cái thấy cha nổi giận cũng khuyên mẹ tạm chiều. Bà theo lời, cũng ghé đầu xuống gối nằm cứng đờ, người nhà đều phì cười. Lát sau thấy bà tắt dần nụ cười, hai mắt nhắm lại, hồi lâu im lặng như đã ngủ hẳn, mọi người mới tới gần xem thì da thịt đã lạnh mà tắt hơi rồi, xem tới ông cũng thế. Năm Khang Hy thứ 21 (1683) người em dâu ông họ Chúc tới làm thuê ở nhà quan Thứ sử họ Tất[33] kể lại rất rõ ràng.

Dị Sử thị nói: Ông già này là kẻ có nết lạ chăng? Suối vàng xa xăm mà đi lại đều do mình, lạ thật! Vả lại muốn người vợ già cùng đi thì về gọi, sao mà ung dung thế! Người lúc sắp chết vốn không nỡ chia tay mà ông thì nói thầm với vợ trên giường, nếu nhiều người làm được như vậy thì không phải lo lắng nhiều về hậu sự vậy!

Chú thích:
[33] Thứ sử họ Tất: bản Hương Cảng chú nhân vật này tên Tế Hữu, tự Tải Tích, người Truy Xuyên Sơn Đông, làm quan tới chức Thượng thư bộ Hộ nhà Minh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

28#
 Tác giả| Đăng lúc 25-5-2012 19:12:17 | Chỉ xem của tác giả
026. Hiệp Nữ (Hiệp Nữ)


Cố sinh người Kim Lăng (tỉnh thành Giang Tô), tài giỏi mà nghèo khó, lại có mẹ già nên không nỡ đi xa, ngày ngày viết liễn vẽ tranh nuôi thân, hai mươi lăm tuổi vẫn lẻ loi chưa có vợ. Trước cửa vẫn có một tòa nhà bỏ không, chợt một bà già và một nữ lang tới thuê ở, sinh thấy nhà không có đàn ông nên không hỏi là ai. Một hôm sinh về nhà, thấy cô gái từ phòng mẹ bước ra, khoảng mười tám mười chín tuổi, dáng dấp xinh đẹp, thế gian ít có. Nàng thấy sinh cũng không tránh né gì lắm, nhưng ý tứ có vẻ lạnh lùng. Sinh vào hỏi, mẹ nói "Ấy là cô gái ở trước mặt nhà ta qua mượn kéo và thước may, vừa rồi nói chuyện nhà nàng cũng có một bà mẹ già. Ta xem mẹ con họ không phải hạng nhà nghèo, hỏi sao không lấy chồng thì nàng nói vì còn có mẹ già. Ngày mai ta qua làm quen với mẹ nàng, nhân dò ý thử, nếu họ không đòi hỏi nhiều thì con nuôi giùm mẹ nàng luôn".

Hôm sau bà qua thăm, thì mẹ cô gái là một bà già nghễnh ngãng, nhìn trong nhà thấy không có gạo để qua đêm, hỏi làm nghề gì thì ra chỉ sống nhờ mười ngón tay của con gái. Dần dà đem ý ở chung để hỏi thì bà già có vẻ bằng lòng, nhưng bàn với cô gái thì nàng im lặng như không muốn. Mẹ sinh bèn về kể rõ rồi ngờ vực nói “Hay nàng chê nhà mẹ con ta nghèo chăng? Người đâu không nói cũng không cười, xinh đẹp như đào ly mà lạnh lùng như sương tuyết, thật kỳ lạ”. Mẹ con bàn tán than thở với nhau rồi bỏ qua.

Một hôm sinh ngồi trong phòng sách thì có thiếu niên tới nhờ vẽ tranh, dáng mạo rất đẹp trai, ý tứ có vẻ không đúng đắn, sinh hỏi từ đâu tới thì đáp là ở làng bên cạnh. Từ đó cứ hai ba ngày lại tới chơi một lần, dần dần quen thuộc đùa giỡn, sinh ôm ấp mơn trớn cũng không chống cự gì lắm, bèn tư thông với nhau, nhân đó lui tới ngày càng thân mật. Gặp lúc cô gái qua, thiếu niên đưa mắt nhìn theo hỏi là ai, sinh đáp là con gái nhà láng giềng. Thiếu niên nói "Xinh đẹp như thế mà thần thái sao dễ sợ quá". Lát sau sinh vào nhà trong, mẹ nói "Mới rồi nàng qua vay gạo, nói bếp không nổi lửa trọn ngày rồi. Nàng chí hiếu mà nghèo khổ đáng thương, ta nên giúp đỡ chút ít". Sinh vâng lời mang một đấu gạo qua nói rõ ý mẹ, cô gái nhận nhưng cũng không cảm ơn.

Hàng ngày nàng qua nhà sinh, thấy mẹ sinh may áo khâu giày là may vá hộ, ra vào làm giúp việc nhà như là vợ. Sinh càng biết ơn, có thức ăn ngon là chia phần đưa qua biếu mẹ nàng, nàng cũng không hề cảm tạ. Gặp lúc mẹ sinh bị mụn nhọt ở chỗ kín, sớm tối rên la, cô gái cứ tới cạnh giường thăm hỏi, rửa ráy thoa thuốc cho, mỗi ngày ba bốn lần, mẹ sinh áy náy không yên lòng nhưng nàng không nề bẩn thỉu hôi hám. Mẹ sinh nói "Ôi, làm sao ta có được đứa con dâu như cháu để nuôi dưỡng thân già này đến chết”, nói xong khóc tấm tức. Cô gái an ủi nói "Lang quân đại hiếu, còn sung sướng hơn cảnh con côi mẹ góa nhà cháu gấp ngàn lần!". Mẹ sinh nói "Những việc lặt vặt bên giường thế này thì có phải đứa con trai hiếu thảo làm nổi đâu. Vả lại ta đã già, sớm tối sương nắng chưa biết thế nào nên rất lo vì chưa có cháu nối dõi". Đang nói thì sinh bước vào, mẹ khóc nói "Mẹ làm phiền nương tử đây nhiều lắm, con đừng quên đền ơn". Sinh vái lạy tạ ơn, cô gái nói "Chàng kính mến mẹ ta mà ta không cảm tạ, sao chàng lại tạ ơn ta?” Từ đó sinh càng kính yêu nhưng thái độ của nàng vẫn cứng cỏi, không có chỗ nào có thể suồng sã được.

Một hôm nàng ra tới cửa, sinh nhìn theo đăm đăm, nàng bỗng quay lại nhìn sinh mỉm cười. Sinh mừng quá lòng mong mỏi, liền đuổi theo vào tới nhà nàng, chọc ghẹo nàng cũng không chống cự, lại vui vẻ cùng sinh giao hoan. Kế dặn sinh rằng “Chuyện này chỉ một lần thôi, không có tới hai đâu”. Sinh im lặng ra về, hôm sau lại hẹn hò, cô gái nghiêm sắc mặt không đếm xỉa tới mà bỏ đi thẳng. Hàng ngày nàng qua lại sinh cũng thường gặp, nhưng nàng vẫn giữ vẻ nghiêm nghị từ sắc mặt tới lời nói, hơi tỏ ý đùa cợt thì nàng lập tức trở nên lạnh lùng. Chợt gặp nhau ở chỗ vắng, nàng hỏi thiếu niên thường ngày tới chơi là ai, sinh kể rõ, nàng nói "Y mấy lần tỏ vẻ vô lễ với thiếp rồi, nhưng vì chàng thân mật với y nên thiếp bỏ qua, xin nhắn với y rằng nếu còn như vậy là không muốn sống nữa đấy!".

Thiếu niên tới, sinh kể lại rồi nói “Anh nên cẩn thận, nàng ta thì không thể phạm vào đâu. Thiếu niên nói "Đã không thể phạm thì sao anh lại phạm?". Sinh ra sức biện bạch là không có, thiếu niên nói "Nếu không có thì sao những lời đùa cợt của ta lại tới tai anh được?”. Sinh không đáp được thiếu niên nói “Ta cũng phiền anh nhắn với cô ta là đừng làm ra vẻ, nếu không ta sẽ rêu rao khắp nơi đấy”. Sinh giận dữ ra mặt, thiếu niên mới đi. Một đêm sinh đang ngồi một mình chợt cô gái tới cười nói "Ta với chàng tình duyên chưa dứt, há không phải số trời sao?". Sinh mừng quýnh ôm lấy nàng, chợt nghe có tiếng giày lẹp kẹp, hai người hoảng sợ vùng dậy thì thiếu niên đã đẩy cửa bước vào. Sinh sửng sốt hỏi "Anh định làm gì?", thiếu niên cười nói "Ta tới xem con người trinh tiết thôi!", rồi quay qua cô gái nói "Hôm nay không mắng người à?” Cô gái đỏ mặt dựng ngược lông mày im lặng không nói gì, chỉ phanh áo ngoài để lộ ra một cái túi da, theo tay tuốt ra thì là một thanh chủy thủ sáng loáng dài ngót một thước. Thiếu niên trông thấy sợ hãi bỏ chạy, đuổi theo ra cửa nhìn quanh thì đã biến mất. Cô gái phóng ngọn chủy thủ lên không nghe vút một tiếng, lóe sáng như chiếc cầu vồng bay đi, chớp mắt có vật rơi huỵch xuống đất, sinh vội cầm đèn ra soi thì là một con chồn trắng, đầu một nơi mình một nẻo. Cô gái nói “Đó là thằng nhãi đẹp trai của chàng đấy. Ta vẫn muốn tha, nhưng tự nó không muốn sống nữa thì làm sao được”, rồi thu đao cất lại vào túi. Sinh kéo trở vào, nàng nói "Mới rồi bị con vật này làm mất hứng, xin hẹn đêm mai", rồi ra cửa đi thẳng.

Đêm sau nàng quả tự tới cùng sinh ân ái, hỏi về thuật lạ thì nàng nói "Đó không phải là điều chàng biết được, nên giữ cho kín, tiết lộ ra e không phải là chuyện hay cho chàng đâu. Sinh bàn chuyện cưới hỏi, nàng nói "Đầu gối tay ấp rồi, nấu cơm gánh nước rồi, không phải vợ chồng thì là gì? Đã là vợ chồng mà còn nói chuyện cưới hỏi sao?". Sinh nói "Hay là nàng chê ta nghèo?", nàng đáp "Chàng nghèo thì thiếp giàu sao? Cuộc gặp gỡ đêm nay chính vì thương chàng nghèo đó thôi". Lúc chia tay lại dặn "Việc chung lén này không nên làm mãi. Thấy nên thì thiếp tự tới, không thì đừng ép nhau vô ích". Sau đó gặp nhau sinh cứ lần khân muốn nói chuyện riêng nhưng cô gái đều tránh đi, có điều việc cơm nước vá may nàng đều lo toan như là vợ sinh thật vậy.

Mấy tháng sau mẹ nàng mất, sinh hết sức lo việc mai táng. Cô gái từ đó còn có một mình, sinh nghĩ vắng vẻ có thể gạ gẫm bèn trèo tường vào đứng ngoài cửa sổ gọi mấy lần không thấy đáp, nhìn tới cửa thì nhà vắng người mà then vẫn cài. Sinh ngờ nàng hẹn hò với ai khác nên tối lại tới nhưng nàng cũng đi vắng, bèn tháo miếng bội ngọc đặt ở cửa sổ rồi đi. Qua hôm sau gặp nhau ở phòng mẹ, kế sinh đi ra, nàng theo sau nói "Chàng ngờ thiếp ư? Người ta ai cũng có tâm sự riêng không thể nói ra, nay muốn chàng hết ngờ thì làm sao cho được. Nhưng hiện có chuyện gấp nhờ chàng lo giùm". Sinh hỏi chuyện gì, nàng đáp "Thiếp có thai tám tháng rồi, e sớm tối là sinh nở. Thân phận thiếp chưa rõ ràng nên chỉ có thể sinh con chứ không thể nuôi con cho chàng. Vậy chàng nói kín với mẹ để tìm vú nuôi, cứ nói là con nuôi chứ đừng nói là con của thiếp".

Sinh theo lời kể với mẹ, mẹ cười nói "Lạ thật, cô gái này hỏi cưới thì không chịu mà lại tình nguyện hiến thân cho con ta!", rồi vui mừng sửa soạn để chờ. Lại hơn tháng sau, cô gái mấy hôm liền không ra ngoài, mẹ sinh ngờ vực tới nhà dò xét, thấy vắng vẻ yên ắng, gõ cửa hồi lâu mới thấy nàng đầu tóc rối bù mặt mũi lem luốc từ trong đi ra mở cửa cho bà vào rồi đóng lại ngay. Vào trong phòng thì đứa nhỏ mới sinh đã nằm trên giường. Bà giật mình hỏi sinh nở bao lâu rồi, nàng đáp đã ba hôm, mở tã ra xem thì ra là con trai, mặt vuông trán rộng. Bà mừng nói "Con đã sinh cho già cháu nội rồi, nhưng lênh đênh một mình định nương dựa vào đâu”. Nàng nói “Nỗi riêng trong lòng không dám tỏ bày với mẹ, hãy đợi đến tối mà bế cháu về”. Bà về kể chuyện cho sinh nghe, mẹ con cùng lấy làm lạ, đến đêm qua bế đứa nhỏ về.

Mấy hôm sau, lúc gần nửa đêm, cô gái chợt gõ cửa bước vào, tay xách cái túi da cười nói "Việc lớn xong rồi, từ nay xin vĩnh biệt". Sinh vội hỏi duyên cớ, nàng đáp "Cái ơn chàng nuôi mẹ không lúc nào quên. Trước đây nói một lần chứ không có hai vì nghĩ chuyện báo đền không phải ở chỗ cùng chăn gối. Thấy chàng nghèo không cưới vợ được nên muốn giúp chàng kéo dài dòng dõi, vốn nghĩ chỉ một lần là có kết quả, không ngờ lại thấy tháng nên phải phá giới mà ăn nằm lần thứ hai. Nay ơn chàng đã trả, chí thiếp đã toại, không ân hận gì nữa". Hỏi vật gì trong túi nàng nói "Cái đầu của kẻ thù”. Sinh mở xem thấy râu tóc bờm xờm, máu me bê bết sợ quá lại hỏi đầu đuôi, cô gái nói “Trước kia không nói với chàng vì việc lớn mà không kín đáo e bị tiết lộ. Nay việc đã xong, nói ra cũng không sao. Thiếp là người đất Chiết (tỉnh Chiết Giang), cha làm quan Tư mã bị kẻ thù hãm hại, tịch thu hết sản nghiệp. Thiếp dẫn mẹ già đi trốn, mai danh ẩn tích đã ba năm rồi. Sở dĩ không trả thù ngay chỉ vì mẹ còn sống, khi mẹ qua đời lại vướng hòn máu của chàng trong bụng nên đến nay mới ra tay được. Đêm trước thiếp đi vắng không có chuyện gì khác, chỉ vì đường lối cửa ngõ chưa thuộc nên e bị lầm lẫn” Nói xong đi ra cửa, lại dặn “Nên chăm sóc con cho khéo, chàng phúc mỏng không thọ nhưng đứa nhỏ này có thể làm rạng rỡ cửa nhà. Đêm khuya không thể quấy rầy mẹ, thôi ta đi đây".

Sinh đang buồn rầu định hỏi đi đâu thì cô gái như ánh chớp lướt đi, trong nháy mắt không thấy đâu nữa. Sinh thở than thương tiếc đứng ngẩn ra như mất hồn. Hôm sau kể chuyện cho mẹ nghe, chỉ còn cùng nhau thở than khen lạ mà thôi. Ba năm sau quả nhiên sinh chết, đứa con năm mười tám tuổi thi đỗ Tiến sĩ, phụng dưỡng bà nội đến già.

Dị Sử thị nói:
Người ta ắt trong phòng có kẻ nữ hiệp thì về sau mới có thể nuôi được con hay, nếu không thì chỉ là người này thích heo nọc già còn người kia thích heo đực con của người này mà thôi.[34]

Chú thích:

[34] Người này thích... mà thôi: nguyên văn là "Nhĩ ái kỳ ngải gia, bỉ ái nhĩ lũ trư hĩ", ý nói một người muốn có chồng còn một người muốn có con trai nối dõi.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

29#
 Tác giả| Đăng lúc 25-5-2012 20:10:53 | Chỉ xem của tác giả
027. Bạn Rượu (Tửu Hữu)


Xa sinh nhà không khá giả mấy nhưng thích uống rượu, đêm đến mà không uống thật say thì không ngủ được, nên vò rượu ở đầu giường ít khi rỗng không. Một đêm chợt tỉnh, trở mình thấy như có người cùng nằm ngủ chung, nghĩ là cái màn rơi xuống. Đưa tay sờ, thấy rõ ràng có con vật giống con mèo mà lớn hơn, thắp đèn nhìn thì là con chồn uống rượu say nằm phục xuống đó, nhìn tới vò rượu thì đã cạn sạch. Sinh cười nói "Đây là bạn rượu của ta, không nỡ làm nó sợ!”. Bèn đắp thêm chăn cho nó, lại nằm xuống bên cạnh nhưng vẫn để đèn chờ xem động tĩnh. Đến nửa đêm con chồn duỗi ra như tỉnh dậy, sinh cười nói "Ngủ ngon chứ hả?” Giở chăn ra nhìn, thì một nho sĩ tuấn tú đứng lên vái lạy trước giường, tạ ơn không giết.

Sinh nói "Ta có tật thích rượu, người ta cho là ngu si, ông là người tri kỷ của ta, nếu không ngờ vực hãy làm bạn rượu với nhau. Kế lại lên giường cùng ngủ, sinh nói "Ông cứ tới đây thường, đừng nghi ngại gì", hồ hứa sẽ tới. Khi sinh tỉnh dậy thì hồ đã đi, bèn mua một vò rượu lớn để đợi. Đến tối quả nhiên hồ tới, cùng ngồi xếp bằng uống rượu với nhau rất vui vẻ. Hồ tửu lượng rất cao, lại khéo đùa giỡn, nên hai người đều hận là gặp nhau quá muộn. Hồ nói "Mấy lần uống rượu nhờ, không biết lấy gì báo đáp?". Sinh đáp "Vui vẻ với nhau là chính, một đấu rượu có đáng cái gì". Hồ nói "Nhưng ông là học trò nghèo, kiếm tiền mua rượu rất không dễ, phải tính cách giúp ông mới được".

Đêm hôm sau tới nói "Từ đây đi về phía đông nam bảy dặm, cạnh đường có tiền rơi nên tới sớm mà nhặt”. Mờ sáng sinh ra đi, quả nhặt được hai đồng tiền vàng, bèn mua thức ăn ngon thêm vào bữa rượu đêm. Hồ lại nói "Phía sau nhà có tiền chôn nên đào lên". Sinh theo lời, quả đào được hơn trăm quan tiền, mừng nói "Trong túi đã có tiền, không phải buồn nỗi thiếu rượu nữa rồi". Hồ nói “Không phải vậy, nước trong vũng làm sao có thể vốc uống mãi được? Phải cùng nhau tính cách thôi”.

Ngày khác, hồ nói với sinh “Hạt hướng dương ngoài chợ rất rẻ, đó là món hàng quý có thể tích trữ”. Sinh nghe theo, gom mua tới hơn bốn mươi thạch, ai thấy cũng cười. Nhưng ít lâu sau trời đại hạn, lúa đậu đều khô cháy, chỉ có hướng dương là trồng được, sinh đem bán hướng dương cho người ta làm hạt giống, lãi gấp chục lần vốn mua. Từ đó giàu lên, mua hai trăm mẫu ruộng tốt, chỉ hỏi hồ mà mà trồng trọt, trồng lúa nếp thì trúng lúa nếp, trồng lúa tẻ thì trúng lúa tẻ, mọi việc gieo cấy sớm hay muộn đều theo lời hồ. Hồ ngày càng thân với sinh, gọi vợ sinh là chị, coi con sinh như con. Sau sinh chết, hồ thôi không tới nữa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

30#
 Tác giả| Đăng lúc 25-5-2012 20:34:19 | Chỉ xem của tác giả
028. Liên Hương (Liên Hương)


Tang sinh tên Hiểu tự Tử Minh là người huyện Nghi Châu (tỉnh Sơn Đông), mồ côi từ nhỏ, dạy học ở phố Hồng Hoa. Sinh là người lặng lẽ yên phận, mỗi ngày hai lần qua nhà láng giềng ăn cơm, ngoài ra chỉ ngồi lì ở nhà mà thôi. Người bạn nhà láng giềng tình cờ ghé chơi, đùa nói "Ông ở một mình mà không sợ hồ quỷ à?". Tang cười đáp "Trượng phu sợ gì hồ quỷ. Con đực tới thì ta có gươm sắc, con cái tới thì sẽ mở cửa mời vào".

Bạn về bàn với người quen, cho một kỹ nữ bắc thang trèo qua tường gõ cửa. Sinh nhìn ra hỏi là ai, người kỹ nữ tự xưng là ma. Sinh sợ quá run cầm cập, người kỹ nữ quanh quẩn một lúc rồi bỏ đi. Sáng sớm người bạn nhà láng giềng tới, sinh kể lại rồi nói muốn về quê, bạn vỗ tay cười hỏi "Sao không mở cửa mời vào?". Sinh sực hiểu là giả nên lại ở yên như cũ.

Được nửa năm có cô gái đang đêm tới gõ cửa, sinh cho là bạn lại trêu ghẹo liền mở cửa mời vào, thì là một mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành, kinh ngạc hỏi từ đâu tới. Cô gái đáp “Thiếp là Liên Hương, kỹ nữ bên xóm tây". Nguyên trên phố vốn có nhiều thanh lâu nên sinh tin là thật, bèn tắt đèn lên giường, yêu đương cực kỳ âu yếm. Từ đó cứ năm ba ngày nàng lại tới một lần.

Một đêm sinh đang ngồi một mình nghĩ ngợi thì có một thiếu nữ lãng đãng bước vào. Sinh cho là Liên Hương nên bước ra chào hỏi, nhưng nhìn mặt thì không phải, thấy khoảng mười lăm mười sáu tuổi, tay áo tha thướt, mái tóc buông rủ, dáng vẻ phong nhã xinh đẹp, bước chân nửa như muốn tới nửa như muốn lui, sinh hết sức kinh ngạc, ngờ là hồ. Nàng nói "Thiếp là con nhà lương dân, họ Lý, hâm mộ chàng cao nhã, mong được đoái tưởng". Sinh mừng rỡ cầm tay nàng, thấy lạnh như băng liền hỏi sao lạnh thế, nàng đáp "Tấm thân yếu đuối đơn hàn lại dầm sương đêm làm sao không lạnh". Kế cởi bỏ quần áo thì rõ ràng còn là xử nữ. Nàng nói "Thiếp vì tình duyên mà tấm thân nhỏ nhoi này một sớm không giữ được nữa, nếu chàng không chê là xấu xí hèn hạ thì xin được thường hầu hạ chăn gối. Trong nhà chàng không có ai khác chứ?”. Sinh đáp "Không có ai khác, chỉ có một kỹ nữ ở cạnh đây nhưng cũng không tới thường” Cô gái nói “Thế thì phải tránh mặt, thiếp không thể ví như hạng kỹ nữ. Xin chàng giữ kín đừng tiết lộ, cứ cô ta tới thì thiếp đi, cô ta đi thì thiếp tới là được".

Khi gà gáy nàng muốn ra đi, tặng sinh một chiếc giày thêu, nói "Đây là vật thiếp mang dưới chân, mân mê cũng đủ bớt nhớ nhung, nhưng có người khác thì cẩn thận đừng lấy ra". Sinh cầm xem thấy cong cong nhỏ tí, trong lòng rất thích. Qua đêm sau nhân lúc vắng người lấy ra ngắm nghía vuốt ve, chợt cô gái lãng đãng bước vào, lại cùng nhau ân ái. Từ đó cứ lúc nào sinh đem chiếc giày ra là cô gái theo lòng mong mỏi tới lập tức. Sinh lấy làm lạ gạn hỏi thì nàng cười đáp "Ngẫu nhiên đúng lúc thôi”.

Một đêm Liên Hương tới, sửng sốt nói “Thần sắc chàng sao tiều tụy thế?”, sinh đáp là không biết. Liên Hương bèn từ biệt, hẹn mười ngày nữa sẽ tới. Sau khi Liên đi đêm nào Lý cũng tới, thường hỏi "Tình nương của chàng sao lâu quá không thấy tới?” sinh bèn nói lại lời hẹn. Lý cười hỏi "Chàng thấy thiếp với Liên Hương ai đẹp hơn?”. Sinh đáp "Có thể nói cả hai đều rất đẹp, nhưng nàng Liên Hương thì da thịt ấm áp hơn". Lý biến sắc nói "Chàng nói hai người cùng đẹp chỉ là chiều lòng thiếp thôi. Chắc cô ta là người tiên trên Nguyệt điện, thiếp không bằng được”. Vì thế không vui, nhân tính lại đã hết kỳ hạn mười ngày bèn dặn sinh giữ kín để nàng nhìn lén xem sao.

Đêm sau quả Liên Hương tới, nói cười rất vui vẻ, đến lúc đi ngủ hoảng sợ nói "Chết rồi, mười ngày không gặp nhau sao chàng thêm suy yếu thế này, có gặp gỡ ai phải không?” Sinh hỏi sao biết, nàng đáp “Thiếp theo thần khí của chàng mà nghiệm thôi. Mạch yếu ớt như tơ rối, đúng là bệnh ma làm". Đêm sau Lý tới, sinh hỏi thấy Liên Hương ra sao, nàng đáp “Đẹp lắm. Thiếp vốn ngờ trên đời không có ai đẹp tới mức ấy, đúng là hồ. Khi cô ta đi ra, thiếp theo sau tới tận hang ở Nam Sơn”. Sinh nghi là Lý ghen nên chỉ ậm ừ, cách một đêm nữa đùa nói với Liên Hương "Ta vốn không tin đâu, nhưng có kẻ nói nàng là hồ đấy". Liên Hương hỏi ai nói thế, sinh cười đáp "Ta nói đùa thôi". Liên Hương nói “Hồ thì khác người chỗ nào?” sinh nói "Người mà bị hồ mê hoặc bệnh nặng quá thì chết, nên rất đáng sợ”. Liên nói “Không phải thế, như tuổi chàng thì ba ngày sau khi ăn nằm với đàn bà tinh khí sẽ phục hồi, cho dù với hồ cũng có gì hại. Còn nếu đêm nào cũng truy hoan thì người còn hại hơn hồ nhiều. Chẳng lẽ những con ma ho lao, cái xác mòn mỏi trong thiên hạ đều ngu xuẩn chết vì hồ cả à? Tuy nhiên ắt có kẻ bình phẩm về ta rồi đây". Sinh cố phân trần là không có ai cả nhưng Liên càng ra sức gạn hỏi, sinh bất đắc dĩ phải nói thật. Liên nói "Thiếp vẫn lấy làm lạ là sao chàng suy yếu, mà sao lại mau lẹ đến thế? Hay cô ta không phải là người chăng?”. Chàng cũng đừng nói gì, tối mai thiếp sẽ làm đúng như cô ta lén nhìn thiếp hôm trước vậy".

Đêm ấy Lý tới, vừa nói vài câu chợt nghe ngoài cửa sổ có tiếng ho hắng, vội vàng bỏ đi. Liên vào nói "Thôi chàng nguy rồi. Cô ta đúng là ma, nếu chàng còn mê sắc đẹp không dứt tình ngay đi thì đường xuống âm ty gần lắm". Sinh nghĩ nàng ghen nên im lặng không đáp. Liên lại nói "Thiếp biết ngay rằng chàng không thể dứt tình, nhưng không nỡ ngồi nhìn chàng chết, ngày mai sẽ đem thuốc tới đây để trừ âm độc cho chàng. Cũng may là gốc bệnh còn cạn, trong mười ngày sẽ khỏi, xin nằm chung giường để săn sóc đến tới khi khỏi hẳn".

Đêm sau quả nàng đem thuốc tới sắc cho sinh uống, phút chốc đi ngoài hai ba lần, thấy ruột gan mát mẻ, tinh thần sảng khoái, trong lòng rất biết ơn nàng nhưng rốt lại vẫn không tin mình bị ma làm. Liên cứ đêm đêm ngủ chung để chăm sóc, sinh muốn giao hoan thì nàng không chịu. Mấy hôm sau sinh khỏe lại rồi, nàng từ giã dặn đi dặn lại là phải dứt tình với Lý, sinh giả vâng dạ. Kế đóng cửa khêu đèn, lại đem chiếc giày ra vuốt ve mơ tưởng. Lý chợt tới, vì xa cách mấy ngày nên có nét hờn giận. Sinh nói “Cô ta suốt mấy đêm liền lo thuốc men cho ta, xin đừng giận dỗi, thương yêu là ở ta thôi", Lý mới hơi nguôi. Khi cùng nằm chung, sinh nói nhỏ "Ta rất yêu nàng, nhưng có kẻ nói nàng là ma đấy". Lý đớ lưỡi hồi lâu rồi mắng "Chắc là con chồn dâm dục nói bậy với chàng rồi. Nếu chàng không dứt tình với nó thì thiếp không tới nữa đâu, rồi khóc hu hu, sinh khuyên giải đủ cách mới nín.

Đêm sau Liên Hương tới, biết Lý lại ghé liền nổi giận nói "Chàng nhất định chết phải không?”. Sinh cười đáp "Sao nàng ghen với cô ta quá thế?” Liên càng tức giận, nói "Chàng gieo mầm chết, thiếp đã trừ cho, không ghen mà được à?". Sinh đặt chuyện để đùa, nói "Cô ta nói hôm trước ta bị bệnh là do hồ gây ra đấy". Liên bèn than "Nếu như lời chàng nói thì chàng say đắm không tỉnh, vạn nhất có bề gì thì dẫu thiếp có trăm miệng cũng làm sao phân trần cho được? Vậy xin giã biệt từ đây sau trăm ngày sẽ xem chàng nằm liệt giường". Sinh cố giữ lại không được, nàng phẩy tay đi thẳng.

Từ đó đến đêm là Lý tới, khoảng hơn hai tháng thì sinh thấy mỏi mệt quá, lúc đầu còn tự an ủi nhưng ngày càng kiệt sức, chỉ uống được một chén nước cháo. Muốn về quê dưỡng bệnh mà còn bịn rịn với Lý không nỡ đi ngay, cứ thế thêm vài ngày thì bệnh nặng không sao dậy nổi. Người bạn láng giềng thấy sinh yếu quá, ngày ngày sai học trò trong trường lo lắng cơm nước cho. Sinh lúc ấy mới nghi ngờ Lý, nhân nói với Lý rằng "Ta hối hận không nghe lời Liên Hương nên mới tới nông nỗi này". Nói xong thì ngất đi, giây lát mới tỉnh, giương mắt nhìn quanh thì Lý đã bỏ đi rồi, từ đó bặt tăm luôn. Sinh nằm một mình trong căn nhà vắng, mong đợi Liên Hương như nhà nông chờ ngày lúa chín vậy.

Một hôm đang tơ tưởng chợt có người vén rèm bước vào, thì ra là Liên Hương. Nàng tới cạnh giường, nhếch mép cười nói "Anh nhà quê, ta nói có sai đâu?". Sinh nghẹn ngào hồi lâu, tự nói đã biết tội, chỉ xin cứu cho. Liên nói "Bệnh chàng đã vào sâu trong tim phổi, thật không có cách gì cứu được, ta ghé qua để cùng chàng vĩnh biệt cho rõ là không phải ghen tuông thôi". Sinh vô cùng đau xót, nói “Dưới gối có một vật, phiền nàng xé nát giùm". Liên tìm được chiếc giày, đem ra trước đèn xoay trở ngắm nghía. Lý chợt bước vào, vừa thấy Liên Hương vội quay ra định chạy. Liên đứng chặn ngang cửa, Lý cùng đường không biết chạy đâu. Sinh trách mắng kể tội, Lý không sao đáp được. Liên cười nói "Thiếp nay mới được giáp mặt chị để đối chất. Hôm trước chị nói lang quân mắc bệnh chưa chắc không phải là thiếp gây ra, bây giờ thì sao?". Lý cúi đầu tạ tội, Liên nói “Trông xinh đẹp như thế mà đem tình yêu kết oán cừu sao?". Lý nằm phục xuống đất khóc nức nở, xin thương tình cứu giúp.

Liên đỡ dậy hỏi lai lịch, nàng nói "Thiếp là con Lý Thông phán, tuổi nhỏ chết non, chôn ngoài tường này. Tằm xuân đã chết mà mối tơ chưa dứt, gắn bó với chàng là điều thiếp mong mỏi, chứ thật lòng đâu muốn làm cho chàng chết". Liên hỏi "Nghe nói ma hay làm cho người chết để có thể gặp nhau thường phải không?” Lý đáp "Không phải thế. Hai con ma gặp nhau thì không có gì chút sung sướng, nếu sung sướng thì há dưới suối vàng lại thiếu kẻ trai tráng sao!". Liên nói "Ngốc thật, cứ đêm đêm hành dâm thì với người cũng không chịu nổi, huống chi là với ma". Lý hỏi hồ cũng hiếu dâm làm chết người chứ đâu riêng gì ma, Liên đáp "Đó là bọn hút tinh khí tu luyện nhưng thiếp không phải loại ấy. Cho nên ở đời có loại hồ không hại người, nhưng quyết không có loại ma nào không hại người, vì âm khí nặng nề vậy".

Sinh nghe nói chuyện mới biết hai người đúng là hồ và ma, nhưng vì gần gũi đã quen nên cũng không sợ hãi, song nghĩ mình hơi thở chỉ còn như sợi tơ bất giác đau lòng khóc lớn. Liên nhìn lại hỏi định xử sự với lang quân thế nào, Lý ấp úng từ tạ. Liên cười nói "Chỉ e lang quân khỏe rồi nương tử lại ghen với ta?". Lý khép nép nói "Nếu chị có tài thần y giúp thiếp khỏi mang tội với lang quân thì thiếp phải úp mặt xuống đất chứ đâu còn dám nhìn thiên hạ nữa!". Liên mở túi lấy thuốc ra nói "Thiếp đã biết trước là sẽ có hôm nay nên sau khi từ giã liền đi hái thuốc khắp các núi, suốt ba tháng mới đủ dược vị, dù bệnh nặng gần chết uống vào cũng khỏi. Nhưng vì đâu mà mắc bệnh thì phải lấy đó dẫn thuốc, nên không thể không nhờ nàng ra sức". Lý hỏi cần giúp gì, Liên đáp "Chỉ cần một ít nước bọt từ môi son thôi. Ta sẽ đặt hoàn thuốc lên miệng chàng, phiền nàng kề môi nhổ nước bọt đưa thuốc xuống". Lý đỏ bừng cả mặt, cúi đầu quay qua ngó chiếc giày Liên hỏi "Em chỉ có chiếc giày là đắc ý thôi sao?". Lý càng thẹn, nhìn quanh như không còn mặt mũi nào, Liên nói "Đó là ngón thường ngày đã quen nay sao lại tiếc?", kế lấy thuốc đặt lên môi sinh rồi quay qua giục Lý. Lý bất đắc dĩ phải làm, Liên bảo nhổ thêm lần nữa, Lý lại làm theo, ba bốn lần thì hoàn thuốc trôi xuống cổ họng sinh. Giây lát trong bụng sinh có tiếng ùng ục như sấm, Liên cho uống một hoàn nữa, tự mình kề môi tiếp hơi cho sinh nuốt. Sinh thấy đan điền nóng ran, tinh thần phấn chấn, Liên nói "Khỏi rồi". Lý nghe gà gáy vội vàng từ giã.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách