Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: daisy121989
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Người Phiên Dịch | Kỷ Viện Viện (Hoàn)

[Lấy địa chỉ]
 Tác giả| Đăng lúc 29-2-2012 21:20:22 | Xem tất
Chương 30


Trình Gia Dương

Sau chuyến công tác tôi dọn về nhà ở.

Tôi biết thông tin Kiều Phi đã nghỉ làm từ anh Chu ở Bộ Công thương.

Đương nhiên cô ấy cũng không tới làm thêm tại công ty du lịch.

Chiều nay, sau khi biết chuyện, ban đầu tôi bật cười vì cảm thấy cô nàng này vẫn còn trẻ con lắm. Cô định đấu với ai vậy? Vừa không có thu nhập, lại vừa khiến bản thân càng trở nên cùng quẫn.

Nhưng tôi lại nghĩ và nhận thấy cô làm vậy là muốn tránh tôi.

Muốn chấm dứt mọi mối quan hệ dù lớn dù nhỏ với tôi.

Nghĩ tới đây, tôi liền cầm chìa khóa xe rồi rời khỏi văn phòng.

Tôi lái xe tới ọc viện Ngoại ngữ, đi tới khoa Pháp, trong lớp không có ai, đi mấy vòng quanh ký túc xá cũng chẳng thấy cô. Tôi châm một điếu thuốc và băn khoăn không biết mình có nên xuống tầng dưới gọi điện tìm cô không? Đúng lúc đang do dự thì phát hiện có mấy người đang đánh bóng rổ trong sân vận động ở đằng xa. Hai đội nữ đang thi đấu rất quyết liệt, một cô gái trông có vẻ rất khỏe mạnh, phá vỡ vòng vây dẫn bóng lên lưới, ném trúng rổ và ghi điểm. Cô ấy nhảy lên ăn mừng với đồng đội. Tôi nhìn kỹ thì ra là Kiều Phi. Khuôn mặt nhỏ nhắn vừa hồng hào lại vừa rạng rỡ, ý chí quật cường không lẫn vào đâu được.
Tôi cười, tắt  thuốc rồi khởi động xe.

Tôi đang thương cảm cho ai đây?

Cô gái này luôn sống tốt hơn tôi, lúc này đây lại được giải thoát khỏi tôi, không cần phải có sức nữa, e rằng còn tự do hơn trước.
Tôi còn lo cô không chấp nhận được sự thay đổi này nữa chứ, chi bằng tự lo cho bản thân thì hơn.

Tôi lái xe tới cổng khoa Anh, bất chợt nhìn thấy bóng dáng người xưa. Phó Minh Phương đang bước ra từ khu giảng đường. Từ sau khi cô kết hôn, chúng tôi không gặp lại nhau lần nào. Lại là đầu hè, Minh Phương vẫn mặc chiếc váy màu da trời xanh nhạt mà cô ưa thích, cô đi ngang qua bóng cây, dáng vẻ yểu điệu.

Tôi bấm còi.

Chúng tôi cùng nhau ngồi trong quán trà gần trường. Một năm trước quán này có tên Ái Vãn Đình bây giờ đổi thành Xuân Thiên Họa Họa, không biết đã thay mấy đời chủ rồi.

Tới quán này phần lớn là giáo viên và sinh viên của học viện, chúng tôi chọn một chiếc bàn gần cửa sổ rồi gọi trà xanh và đậu tằm.

“Thế nào rồi? Cuộc sống sau khi kết hôn dễ chịu lắm phải không?” Tôi cười hì hì hỏi.

“Chẳng có thay đổi gì cả”. Minh Phương đáp lại. “Mỗi ngày lại phải nấu thêm một suất cơm, ra ngoài du lịch lại có thêm một người bạn đồng hành”.

Tôi gật đầu tán thành.

Là chuyện tình lãng mạn biết bao!

“Gia Dương à, cậu thấy chị có thay đổi gì không?”

Tôi quan sát kỹ, chỉ cảm thấy cô rất khỏe mạnh, sắc mặt hồng hào, so với lúc chưa lấy chồng thì có phần xinh đẹp hơn.
“Chị cậu có em bé rồi đấy”.

Tôi sững người một lát.

Minh Phương khẽ cười, sự vui mừng thể hiện rõ cả trong giọng nói: “Cậu không nhận ra à? Không lâu nữa đâu sẽ có người gọi cậu là cậu trẻ rồi đấy”.

Tôi bắt tay cô. “Chúc mừng, thật sự chúc mừng chị”.

“Trước đây chị là người không an phận, điều này có lẽ cậu không nhận thấy. Chị luôn muốn đi khắp nơi trên thế giới, gặp gỡ nhưng người khác nhau, sống nhưng cuộc sống khác nhau. Thế nhưng sau khi kết hôn, tư tưởng có phần ổn định hơn. Có con rồi, lại cảm thấy không như trước, dường như có thứ gì đó khiến trái tim luôn phất phỏng của mình trầm lắng lại.”

Minh Phương tâm sự rồi đặt tay lên tay tôi: “Con trai thì không vội gì, nhưng có gia đình rồi vẫn tốt hơn là sống một mình”.

“Cậu con trai này đã hai mươi bảy tuổi rồi, sắp đầu băm tới nơi rồi”. Tôi nói.

“Chính vì vậy cậu nên tìm một đối tượng hợp với mình đi là vừa”.

Tôi cúi đầu cười: “Minh Phương, chị thật là... em cứ tưởng chị khác cơ, hóa ra đã biến thành bà già lắm chuyện rồi”.

Lúc này có vài cô gái bước vào, nhìn là có thể đoán được họ chính là những cô gái chơi bóng rổ trên sân vận động lúc nãy, trên đồng phục của họ có dòng chữ “Khoa Nhật”.

Họ ngồi cạnh bàn của tôi và Minh Phương, gọi nước có ga, sa lát hoa quả và một vài món ăn vặt. Bởi vì trận thua ban nãy nên các cô gái có vẻ bất bình. Nói được vài câu, Kiều Phi liền bị nhắc tới trong câu chuyện.

“Hôm nay các bạn có nhớ đứa con gai khoa Pháp đã ném trúng vài lần không? Có biết nó là ai không?”

“Có gì lạ đâu chứ, đó là Kiều Phi. Bây giờ “đang nổi tiếng” lắm, ai mà không biết “kỳ tích” của nó chứ? Nó làm gái trong hộp đêm suốt đấy”.

“Mình lại cứ tưởng người mà ai ai cũng yêu quý là thế nào cơ, hóa ra lại là một kẻ giả dối”.

“Này, nói thật thì mình thấy cô ấy khỏe đấy chứ, đánh bóng rất tốt, nghe nói học cũng giỏi lắm mà”.

“Biết người, biết mặt, khó biết lòng. Ai biết được nó có giở trò câu các thầy nữa không?”

các cô gái thi nhau bàn tán, lần đầu tôi cảm thấy miệng lưỡi con người sao lại ác độc đấn thế. Tôi quay sanh nhìn Minh phương, cô ấy cũng nghe thấy câu chuyện của nhóm kia.

“Chị cũng biết chuyện này à?”

“Tin đồn này lan nhanh trong trường”. Nhấp một ngụm trà cô nói tiếp, “Cô gái kia làm sao có thể chịu đựng được sự đả kích này chứ? Những người này chỉ toàn ăn ốc nói  mò, có thể chuyện này chưa chắc đã là sự thật, mà nếu có thât thì trên đời này ai mà chẳng phạm sai lầm chứ?”.

Cô nói to, nhắc nhở nhóm nữ sinh bàn bên cạnh: “Các em àm đây là nơi công cộng, phiền các em nói nhỏ một chút”.

Tôi đưa Minh Phương về nhà, rồi lái xe quanh công viên một cách không mục đích.

Trong lòng cảm thấy rất hỗn loạn.

Kiều Phi, lúc này không hiểu cô ấy đang sống như thế nào?

Cứ cho là cô ấy kiên cường tới đâu đi chăng nữa, nhưng ai lại có thể sống trong những tin đồn đáng sợ kia chứ?

Thế nhưng hôm nay, tôi vẫn nhìn thấy cô ấy chơi bóng rổ, còn cười rất rạng rỡ. Tôi nhớ lại hoàn cảnh gia đình đặc biệt của cô, từ nhỏ đã phải chịu rất nhiều đau khổ, cuộc đời của cô thật truân chuyên.

Tôi dừng xe bên bờ biển, ngồi ngắm nước triều tối sẫm đang dâng cao.

Tôi nghĩ mình phải làm gì đó cho cô ngay.

Kiều Phi

Thời gian trôi đi rất nhanh, lại sắp đến kỳ thi cuối kỳ rồi.

Tôi vừa ôn tập vừa gọi điện cho một số công ty du lịch nhỏ với hy vọng có thể tìm được việc làm thêm trong đợt nghỉ.

Có điều, bên công ty vừa biết tôi vẫn là sinh viên đang học trong trường  liền tìm cớ từ chối ngay.

Tôi đã rời bỏ công việc làm thêm mà Trình Gia Dương sắp xếp cho, cũng chẳng lấy một bản chứng nhận kinh nghiệm. Lúc này chỉ có mỗi mình tôi biết mình có kinh nghiệm phong phú, còn trong mắt người khác tôi vẫn chỉ là một con số không mà thôi.
Nhưng cũng không hẳn là không có tin tốt.

Sức khỏe của bố tôi hồi phục rất tốt. Với sự giúp đỡ của hàng xóm láng giềng mẹ tôi đã thuê được một chỗ mở tiệm tạp hóa, không còn phải chịu nắng mưa ngoài trời để bán thuốc lá như trước nữa.

Hôm đó tôi đang đọc sách trong kí túc xá, điện thoại trong phòng vang lên, thầy Chủ nhiệm tìm tôi.

Không hiểu lại có chuyện gì nữa?

Lúc đi giày tôi nghĩ ngợi lung tung, tôi chẳng để ý nữa, cùng lắm thì bị đuổi học thôi. Nếu vậy tôi sẽ về phương nam làm việc, nếu không thì sẽ sang châu Phi bởi nghe nói bên đó đang thiếu nhiều phiên dịch, có thể sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Tôi sẽ tập nấu ăn cho tốt, tới bên đó vừa làm phiên dịch vừa làm đầu bếp, có thể kiếm được hai suất lương. Chỉ miệt mài kiếm tiền lại không phải tiêu gì, bởi bên Châu Phi cũng chẳng có thứ gì để mà mua. Số tiền kiếm được trong ba năm, tôi sẽ cho mẹ một ít, phần còn lại có thể đi Pháp du học, có thể tới thành phố Montpellier với bờ biển tràn ngập ánh mặt trời.

Thầy Chủ nhiệm à, mong thầy ngay lập tức đuổi học em đi ạ.

Tôi cứ nghĩ như vậy, thì đã tới văn phòng của thầy Chủ nhiệm rồi.

Tôi gõ cửa rồi đi vào, chỉ thấy một mình thầy ở đó.

Thầy đang cúi đầu viết cái gì đó, thấy tôi bước vào thầy ngẩng đầu nhìn tôi nói: “Vào đây, em ngồi đây đi”.

Lúc này tôi chẳng sợ gì nữa, thực ra từ trước tới giờ tôi luôn như vậy mà.

Thầy đưa cho tôi hai bảng biểu: “Kiều Phi à, em hãy điền đầy đủ thông tin vào hai bảng biểu, một bảng tiếng Trung, một bảng tiếng Pháp này đi”.

Tôi cúi đầy nhìn, dường như không thể tin nổi vào mắt mình nữa, đây là đơn xin du học tại Pháp. Tôi ngỡ ngàng hỏi lại: “Thầy ơi, rốt cuộc là chuyện gì vậy?”

Sau khi biết được sự tình, tôi đã hiểu, đây chắc chắn là sự sắp xếp của Trình Gia Dương.

Kế hoạch liên đới bồi dưỡng phiên dịch cao cấp giữa Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và chính phủ Pháp. Trong phạm vi cả nước, sẽ lựa chọn những ứng viên sáng giá để cử sang học viện đào tạo phiên dịch nổi tiếng của Pháp du học một năm, được ăn ở miễn phí, mỗi tháng còn được hưởng thêm sáu trăm euro học bổng của chính phủ.

Người được tuyển chọn phần đông là nghiên cứu sinh, thạc sĩ, hoặc sinh viên học năm thứ hai, thứ ba chuyên ngành phiên dịch. Suất của tôi là từ Bộ Ngoại giao. Địa điểm du học là Học viện phiên dịch Đại học Paul- Valery Trois Montpellier.

“Thầy ơi, thầy, em...em...”

Tôi chẳng biết phải nói gì nữa.

Thầy Chủ nhiệm dừng bút, rồi bỏ kính ra nhìn tôi nói: “Hiều Phi à, thầy luôn cảm thấy em là một hạt nhân tốt. Lần này được đi du học em phải biết trân trọng cơ hội đã đến với mình. Sau khi về nước phục vụ cho tổ quốc”.

“Chuyện của em...”

“Thầy sẽ không nhắc lại chuyện đó nữa. Nếu như nhà trường không tin em  thì sẽ không đồng ý để em du học. Thôi em mau về điền vào bảng mẫu đó đi, ba ngày sau nộp cùng với lý lịch và thư mời học của Đại học Trois Montpellier cho Bộ Ngoại giao. Đừng nộp chậm đấy”.

Tôi bước ra từ văn phòng thầy Chủ nhiệm, cứ ngây ngây ngô ngô trở về phòng mình. Tôi lấy thuốc lá ra và lại trốn trong nhà vệ sinh.

Bước ngoặt của cuộc đời quá bất ngờ khiến người ta trở tay không kịp, cơ hội tôi mong chờ ngay cả trong giấc ngủ bây giờ đã bày ra trước mặt. Có điều, từ lúc này tôi lại nợ Trình Gia Dương một món nợ ân tình úa lớn. Tôi cảm thấy thật khó để dứt khỏi anh, cũng thấy mình không đủ sức để gánh vác món nợ này.

Có người đấm mạnh vào cửa nhà vệ sinh nói gay gắt: “Ai đang hút thuốc trong nhà vệ sinh vậy?”

Cửa được đẩy ra, là nữ sinh khoa Nhật được phân công trực nhật tuần này, vừa nhìn thấy tôi cô nàng sững sờ một lát. Nhưng ngay sau đó lại lộ vẻ khinh bỉ, rồi nghiêm giọng: “Bạn à, không được phép hút thuốc ở đây”.

Tôi từ từ đứng dậy, búng điếu thuốc đi nói: “Được thôi, xin lỗi. Mình đi đây”.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 1-3-2012 20:03:22 | Xem tất
Chương 31


Trình Gia Dương

Tôi lấy bảng biểu, lý lịch, các giấy chứng nhận học lực và thư mời học từ túi tài liệu ra, kiểm tra kỹ càng. Tới lúc này, tôi mới sực nhớ, đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy nét chữ của cô, rất đẹp và có lực giống hệt con người cô. Tôi sửa một vài sai sót trong các giấy tờ rồi đưa tất cả cho đồng nghiệp phụ trách việc hợp tác giáo dục.

Anh ta cười cười hỏi tôi: “Đây là ai mà khiến anh lao tâm khổ tứ vậy?”

“Em gái của bạn”. Tôi đáp.

Không lâu sau, đại học bên Pháp có thư trả lời, họ gửi giấy tờ đăng ký cũng như giấy đảm bảo được ở trong ký túc xá cho các thành viên trong danh sách. Trong thư gửi cho Kiều Phi của trường Đại học Paul- Valery, họ yêu cầu cô phải có mặt tại trường vào cuối tháng Sáu để tham gia khóa tập huấn cơ sở ngôn ngữ trong dịp nghỉ hè.

Cứ nghĩ như vậy, tôi cảm thấy thời gian trôi thật nhanh.

Tháng Sáu năm ngoái, hai con người xa lạ chúng tôi đã gắn kết không rời, thế mà một năm sau tôi lại là người tiễn cô ấy rời xa mình.

Tôi từng cho rằng, chúng tôi sẽ không rời xa nhau, thế nhưng vào lúc này tôi đang làm một việc cuối cùng cho cô ấy. Bất luận thế nào thì người con gái này đã từng ở bên tôi, đem sự vui vẻ và ấm áp đến cho tôi.

Khi nghĩ như vậy tôi đã lái xe lên đường.

Mui xe được mở ra, những chiếc lá hòe trên nóc xe rơi xuống người khiến bóng tôi trở nên loang lổ.

Dừng đèn đỏ. Nhìn xung quanh chột nhận ra đây là rạp chiếu phim chúng tôi từng đi qua. Một chàng trai và một cô gái tay trong tay, đứng trước quầy bán vé, dường như họ đang bàn nhau nên xem bộ phim nào.

Trên tấm áp phích quảng cáo về một bộ phim cũ được chiếu lại, Casablanca, là cảnh cuối cùng nhân vật nam chính tiễn người con gái mình yêu ra đi.

Cảnh cuối của bộ phim khiến người ta vô cùng cảm động, khi sắp phải chia ly cô gái xinh đẹp, Ingrid Bergman, đề nghị chàng trai, Humphrey Bogart, hãy hôn mình.

Trong phim cô gái vốn là người kiên cường nhưng khi trải qua quá nhiều  biến cố đã trở nên yếu đuối, còn chàng trai lại được tôi luyện trở thành người có ý chí kiên cường.

So với tôi thì trái ngược hoàn toàn, đúng là khiến người ta không thể không bất bình.

Tôi quyết định quay xe, rồi chạy về hướng Học viện Ngoại ngữ.

Tôi gọi di động cho Kiều Phi, không có ai bắt máy.

Tôi ở dưới tầng dưới của kí túc xá gọi điện thoại nội hạt tìm cô, có vẻ như vở kịch một năm trước lại tái diễn. Các bạn của cô cho tôi biết, cô về quê sắp xếp hành lí.

Kiều Phi


Tôi trở về nhà, thông báo với bố mẹ, con sắp đi Pháp rồi.

Mẹ tôi hỏi, con mơ đấy à?  Thế thì đi đi.

Thật đấy, mẹ ạ, tôi đưa cho mẹ xem visa đi Pháp.

Mẹ tôi vẫn không tin, mẹ nói con có thể đem bất cứ thứ gì ra để lừa mẹ, bởi mẹ chưa bao giờ thấy những thứ đó cả.

Bố tôi nói, thật đấy bà nó ạ. Nhà hàng xóm cũng có một đứa đi du học ở Nhật, bố đi tới xem kỹ hộ chiếu của tôi và visa của Pháp dán bên trong.

Bây giờ bố mẹ tin rồi chứ? Hai ngày nữa con phải đi rồi, được nhà nước cử đi du học, năm sau con mới về.

Bố mẹ liền trở nên buồn bã, ở Pháp chắc mọi thứ đắt hơn Thẩm Dương nhỉ?

Mẹ hỏi thế có sinh hoạt phí không?

Có, tiền sinh hoạt phí do chính phủ cấp. Tổng cộng một tháng cũng được hơn sáu nghìn tệ.

Nhiều thế cơ hả con? Thế cơ hội này là do trường dành cho con à?

Tôi ngẫm nghĩ một lát rồi hỏi lại mẹ, mẹ có nhớ cái anh năm ngoái tới nhà ta không?

Mẹ trả lời, có, và hỏi là anh ta giúp con phải không?

Tôi trả lời đúng ạ.

Phi Phi, con phải nhớ báo đáp người ta đấy.

Tôi gật gật đầu, rồi giật mình, làm thế nào để báo đáp anh ấy đây? Có thứ gì tôi có mà anh không có chứ?

Tôi thu xếp lại hành lí rồi gửi tới Bắc Kinh, sau đó một mình đi tàu hỏa tới Đại Liên. Tôi đã ngồi bên bờ biển của thành phố này rất lâu, nhớ lại chuyến du lịch lần đó, tôi và Trình Gia Dương. Nhớ tới những lời nói ngọt ngào trên máy bay, nhớ tới cảnh tay trong tay và đam mê đêm đó. Bây giờ những điều đó trở thành ấn tượng khó phai, đối với một người, về một cuộc tình.

Trình Gia Dương

Đi máy bay lại ngồi tàu, một lần nữa tôi về quê của cô ấy.

Tới nhà cô, bố của Phi có ở nhà. Tôi đã nhìn thấy ảnh của ông.

Tôi dùng tay chào ông, rồi lại dùng tay ra hiệu hỏi Phi đi đâu rồi.

Ông liền lấy bút viết ra giấy: Con bé mới về, hôm qua lại đi rồi.

Tôi thẫn thờ ngồi thụp xuống. Đường sá xa xôi không quan trọng, cái chính là đã đến nơi rồi lại không gặp được cô, khiến người tôi mệt mỏi rã rời.

Tôi cũng viết lên giấy trò chuyện với ông, nói, cháu là bạn của Phi, vì biết cô ấy sắp đi Pháp nên muốn đến gặp một lát,thế bệnh tim của bác thế nào rồi?

Đã ổn rồi, cảm ơn cháu.

Cháu phải đi đây, cháu đi tìm cô ấy. Đây là một chút tiền, mong bác nhận lấy.

Ông nhất quyết không chịu nhận cứ dùng dằng hồi lâu.

Bất đắc dĩ tôi bèn cất tiền lại.

Tôi phải mau chóng quay về, trước khi cô đi phải gặp cô một lần, tôi có rất nhiều điều vẫn chưa nói, bây giờ nghĩ lại mói thấy hối hận quả là cảm giác đáng sợ.

Tôi tìm thấy một quán bán thịt trong chợ ở dưới nhà Phi liền hỏi ông chủ: “Chú có biết nhà họ Kiều ở tầng năm không?”

“Hai ông bà câm điếc có đứa con gái học ngoại ngữ phải không?”

“Đúng ạ”

“Tôi là hàng xóm với họ. Có chuyện gì vậy?”

Tôi rút tiền từ trong túi ra: “Đây là hai nghìn tệ, nhờ chú vào cuối tuần hay dịp lễ tết gì đó manh chút thịt tươi, sườn lợn tới cho họ”.

Ông chủ lấy tạp dề lau tay, nhìn tôi suy nghĩ một lát rồi đề nghị: “Để tôi viết cho cậu một giấy biên nhận”.

Tôi cầm tờ giấy biên nhận, thế này cũng có thể coi là làm xong một chuyện.

Tôi tức tốc quay về, bạn cùng phòng của Kiều Phi vẫn nói với tôi cô ấy chưa lên.

“Vẫn chưa lên ư?”

“Chưa”.

“Có lẽ cô ấy bay sang Pháp rồi cũng nên?”

“Chưa đâu, chưa đâu, sáng nay bọn em còn giúp cô ấy nhận hành lý gửi từ quâ lên mà”.

Tôi thở phào nhẹ nhõm, may mà cô ấy vẫn chưa đi. Vậy tôi sẽ chờ cô ấy ở đây.

Thế nhưng buổi chiều, Bộ có việc đột xuất. Tôi phải thay chị đồng nghiệp bị ốm tới Thương Hải, làm phiên dịch cabin cho hội nghị thường niên của đoàn luật sư quốc tế trong hai ngày.

Tôi không thể rời đi vào lúc này được.

“Việc này cũng quá bất ngờ, sao mãi lúc này chú mới thông báo cho cháu? Cháu còn chưa chuẩn bị gì cả”. Tôi nòi với trưởng phòng.

“Thiếu gia, cậu mất tích mất ba ngày, ai chuẩn bị thay cho cậu được chứ?” Ông ấy trách, rồi đi ra phía sau vỗ vỗ vai tôi: “Hơn nữa, chú cũng chẳng có cách nào cả, cô ấy đột nhiên bị ốm, chú phải làm sao? Xử lý người ta còn chẳng có thời gian chuẩn bị nữa là, đành nhờ Gia Dương ra trận vậy”.

Làm ngành này, chẳng có cách nào cả. Quân lệnh như sơn. Tôi đành cầu nguyện Kiều Phi đừng có đi vào hai ngày này.
Hội nghị như chiến trường.

Tâm trạng tôi vốn không tốt lắm, hơn nữa lại chưa chuẩn bị gì đã ra phiên dịch cho hội nghị. Tôi phải nghĩ nát cả óc, may mà đồng nghiệp phía thượng Hải có tố chất tốt, do vậy hiệu quả hợp ác phie6ndi5ch của chúng tôi có thể tạm coi là mỹ mãn.

Trên chuyến bay về, tôi định chợp mắt một chút, nào ngờ ngủ thật. Trong lúc mơ mơ màng màng, tôi có cảm giác dường như tâm trí mình không ở chỗ này. Tôi hỏi cô tiếp viên, cô trả lời: “Đây là chuyến bay tới Đại Liên”.

Tỉnh lại, hóa ra là giấc mơ.

Đột nhiên tôi nghĩ ra, rồi cười một mình. Đúng rồi, tại sao mình không nghĩ ra chứ, rất có thể Phi đi Đại Liên. Có lẽ lúc tôi về đến nơi, cô ấy chắc cũng vừa về.

Nếu gặp nhau, tôi sẽ nói vớ ấy rằng: Chặng đường trước mắt hãy cẩn thận, phải tập trung học tập, khi về làm phiên dịch cao cấp để kiếm tiền cho bố mẹ. Không biết hành lý của cô có nhiều không? May mà ở chỗ gửi đồ tôi có người quen, cho dù có thừa nhiều cân cũng chẳng sao. Liệu cô có đem đồ khô đi không nhỉ? Mộc nhĩ, nấm rơm, thôi được mình sẽ mua những thứ này cho cô ấy. Băng vệ sinh cũng không cần thiết, tôi đã lưu tâm vấn đề này, thứ đó bên pháp có giá tương đương với hàng Trung Quốc. Mà thôi không nói nữa, kẻo cô ấy lại bảo mình là đồ lắm chuyện.

Cứ nghĩ như thế tôi lại muốn về ngay. Vừa xuống máy bay, đặt chân xuống đất tôi đã chạy một mạch tới đường hầm, tới xe của sân bay chở tới cửa ra.

Xe vẫn chưa rời khỏi sân bay, ánh mắt tôi bị hút vào hình guảng cáo trên chiếc xe buýt bên cạnh, cô gái quảng cáo cho dầu gội đầu thảo dược cười với đôi mắt nheo nheo như mắt mèo, mái tóc dài đen bóng, mượt như lụa. Dường như là Phi.

Sự lơ đễnh không tập trung của tôi lúc đó đã biến thành sai lầm không thể cứu vãn, tôi đã không nhìn lên trên, cũng không nhìn người ngồi trên xe. Kiều Phi  đang sắp sửa bước lên máy bay.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 2-3-2012 21:13:42 | Xem tất
Chương 32



Kiều Phi

Tôi đã bay liên tục gần mười tiếng, mãi tới lúc chạng vạng tối theo giờ địa phương tôi mới đặt chân lên Paris.
Lấy hành lý, nhập cảnh, khắp nơi là người mắt xanh, mũi lõ, những người Pháp ăn nói nhỏ nhẹ, thoáng chốc tôi đã tới một nơi xa lạ.

Muốn tới thành phố Montpellier ở phía Nam phải đi bằng tàu cao tốc, tôi liền ba81y xe buýt ra ga. Xe đi xuyên qua màn mưa phùn mùa hạ giăng đầy thành phố   hướng về ga Lyon.

Chốn phồn hoa đô hội trong ráng chiều.

Rên cả chặng đường tôi cảm thấy mắt mình đã không được tận dụng hết.

Những cây ngô đồng già cỗi, những ánh đèn đường nê ông, cơn mưa nhỏ đã làm sạch những con đường hàng trăm tuổi. Những người khách bộ hành với sắc mặt tối đi trong làn hơi nước. Những thiếu niên xinh xắn dắt chó vội vã băng qua đường, những người phụ nữ trông rất kì bí đang ngồi trước khung cửa số trong suốt châm thuốc, lặng lẽ nhìn ra ngoài. Thứ duy nhất có thể phân biệt được đó là bóng cao cao của tòa tháp sắt phía xa kia, trông nửa hư nửa thực, , là tạo hình của trường phái ấn tượng. Tôi gõ nhẹ ngón tay vào cửa sổ, rồi dùng tiếng Pháp khe khẽ thốt lên, tháp Eiffel, tháp Eiffel.

Môt ông người Pháp ngồi trên quay xuống hỏi tôi: “Lần đầu tới Paris hả?”

Tôi gật đầu, hơi ngượng, đáp lại: “Đúng vậy”.

Hơn bảy giờ, tôi tới ga. Lúc mua vé, người ta nói với tôi chuyến tàu cuối cùng đi phương Nam vừa mới khởi hành. Chuyến sớm nhất thì phải chờ tới sáu giờ ba mươi sáng ngày mai. Cũng chẳng còn cách nào khác, đành phải chờ thôi. May mắn là người ta thấy tôi chưa tới hai lăm tuổi, lại đi chuyến sớm nhất nên giảm giá vé tới năm mươi phần trăm.

Không hiểu đã đợi được bao lâu mà người trong nhà ga thưa thớt dần. Tôi nhìn thấy mấy cảnh sát cao lớn dắt theo những con chó nghiệp vụ dữ tợn có rọ mõm đi tới. Những người đó dừng lại ở cách chỗ tôi ngồi không xa, rồi nói nhỏ với nhau cái gì đó, chốc chốc lại đưa mắt nhìn tôi.

Thât vớ vẩn, tôi cười nhạt, từ trước tới giờ tôi đã quen một thân một mình rồi. Trước khi tới đây, ta đã chuẩn bị trước rồi, lũ nhãi nhép kia ạ. Nếu đứa nào muốn làm khó bà, hãy xem bà xử lý chúng mày thế nào nhé.

Tôi nhẩm lại một đoạn tiếng Pháp đã chuẩn bị: “Tôi là công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhận lời của Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Pháp, Đại học Paul- Valery tới Pháp du học. Nếu bị đối xử không công bằng, tôi sẽ được Đại sứ quán Trung Quốc bảo vệ, đồng thời có quyền tố cáo lên tòa án...

Liền sau đó sẽ làm ra vẻ rất ngạc nhiên nói tiếp: Hóa ra đây là nền dân chủ của nước Pháp ư?

Được, nhẩm lại lần nữa.

Bước tới là một anh chàng còn khá trẻ, thật bất ngờ anh nhoẻn miệng cười, anh ta hỏi tôi bằng thứ tiếng Anh rất tệ: “Người Trung Quốc? Người Nhật? Người Hàn Quốc?”.

Tôi dùng tiếng Pháp trả lời: “Người Trung Quốc. Tôi biết nói tiếng Pháp”.

“Thế thì tốt quá”. Anh ta xoa xoa tay, “Cô à, cô không thể ở lại đây được”.

“Tại sao?”

Tôi căng thẳng như tên đã lên nỏ: “Tôi là công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa...” ngay lập tức tôi mở miệng nói một tràng.

“Một là chỗ này không an toàn, một cô gái như cô tốt nhất không nên ở đây. Hai là chuyến tàu cuối cùng đã chạy rồi, ga sẽ đóng cửa trong khoảng nửa giờ nữa”.

“Ga tàu cũng đóng cửa ư?”

Tôi sững người lại, sao không thấy viết trong sách nhỉ?

Thực ra anh ta nói chẳng sai câu nào cả, thế nhưng tôi phải đi đâu bây giờ? Tôi nhìn ra ngoài, không hiểu đã là lúc nào rồi? Tại sao mọi quán cafe đều đã đóng cửa chứ?

“Cô có hiểu những gì tôi nói không? Thôi được, tôi sẽ nói lại bằng tiếng Anh vậy...”

Tôi nhanh chóng giơ tay ra hiệu dừng lại, tôi đành nói thật: “Anh xem hành lý của tôi nhiều thế này, tôi biết phải đi đâu bây giờ?”
Anh cảnh sát trẻ nhìn tôi, dường như anh ta cũng rất khó xử. Anh tới chỗ các đồng nghiệp bàn bạc. Mấy người đó nhìn tôi cười, lúc này tôi mới cảm thấy những suy nghĩ ban nãy về họ thật vớ vẫn quá, tôi nhận thấy thật ra mình đang làm khó họ thì đúng hơn.

Người trẻ tuổi lại tiến tới nói với tôi: “Cách đây không xa có khách sạn Thanh niên chuyên phục vụ học sinh- sinh viên, tôi cũng không biết họ còn có phòng trống không? Có điều tôi có thể đưa cô tới chỗ đó. Cô xem như vậy có ổn không? Hay là...”.

Đề nghị thứ hai anh ta nói là chở tôi tới đồn cảnh sát gần đó để chờ chuyến tàu sáng mai.

Lẽ nào lại có chuyện vô lý như vậy chứ? Mới du học ngày đầu tiên đã bị đưa vào đồn cảnh sát? Thật chẳng may mắn chút nào.
Tôi đáp: “Phiền anh đưa tôi tới khách sạn Thanh Niên”.

Tôi lại quay ra nhìn mấy người họ, bỗng dưng tôi nghi ngờ, cười cười hỏi nửa đùa nửa thật: “Làm sao tôi biết được các anh có phải là cảnh sát hay không?”

Anh ta cười đáp lại: “Chúng tôi không phải là cảnh sát, là hiến binh tuần tra thôi. Toi là hiến binh thực tập tên ZuZu Ferrandi. Số hiệu của tôi là...”.

Tôi tỏ vẻ an tâm rồi nói tiếp: “ Thì ra là hiến binh...”.

Tôi cúi xuống lấy cuốn sổ nhỏ ra, rồi viết bằng chữ Hán trên đó: Nếu tôi gặp phải điều gì bất trắc, là do bị hiến binh thực tập ZuZu Ferrandi dẫn đi, số hiệu của anh ta là... Sau khi viết xong, tôi thừ người ra, mình viết thế này để cho ai xem đây? Ai có thể đọc được những dòng chữ này?

Trình Gia Dương

Tôi bối rối viết tên của anh ấy.

Người mà cao lớn kể ra cũng tốt, chiếc vali nặng trịch của tôi được anh ta dễ dàng nhắc lên, anh sải bước dẫn tôi rời khỏi ga tàu.
Trên đường đi chúng tôi không nói gì với nhau cả.

Đúng là mới đi không xa lắm thì đã tới khách sạn Thanh Niên. Tôi thật may mắn bởi vẫn còn phòng trống. Giá phòng đã được giảm tới mức thấp nhất cho mọi học sinh- sinh viên trên toàn thế giới. Mười tám euro. Tôi không dám quy ra nhân dân tệ.
Sau khi đăng ký xong xuôi, chàng hiến binh kia nói với tôi: “Bây giờ đã hai giờ sáng rồi, tàu của cô là chuyến mấy giờ vậy?”

Tôi lấy vé ra xem: “Sáu giờ ba mươi”.

“Đừng tới muộn đấy. Tạm biệt”.

Tôi tắm rửa qua, tỉnh táo nằm trên giường.


Tuy phải trải qua chặng đường dài mệt mỏi, nhưng trong lòng tôi lại dâng lên một sự phấn khích kỳ lạ.

Lúc này tôi đang ở đâu? Paris. Paris có tháp Eiffel, Paris có cung điện Louvre, Paris có Napoleon, Paris...

Còn thành phố tôi sắp tới là thành phố Montpellier, thành phố bên bờ Địa Trung Hải với phong cảnh đẹp như tranh vẽ.
Con người ta hóa ra cũng đã thực hiện được mơ ước của mình.

Có điều tôi vẫn tiếc mười tám euro để được ở đây bốn tiếng đồng hồ. Sau khi để lại một chút cho gia đình, tôi đã đem theo phần lớn số tiền tích lũy, nhưng tính ra cũng chỉ có vẻn vẹn mấy trăm euro nhét trong áo lót mà thôi.

Chắc mình phải tiết kiệm một chút.

Tôi nhớ lại cảnh vừa rồi tại ga tàu, cảm thấy buồn cười trước sự căng thẳng cũng như sự cẩn thận thái quá của mình.
Cứ nghĩ như vậy, trời đã hừng sáng.

Tôi nhìn đồng hồ, vẫn là giờ Bắc Kinh, vậy Paris lúc này là mấy giờ...

Đúng lúc này có người gõ cửa, tôi ra mở cửa. Đứng trước cửa chàng trai Pháp cao lớn, tôi nhìn kĩ thì ra là anh chàng hiến binh tối qua, anh không còn mặc đồng phục nữa.

“Cô à, bây giờ là năm giờ bốn mươi lăm, giờ ra ga, soát vé rồi lên tàu, như vậy sẽ đỡ cập rập hơn đấy”.

“Vâng, cảm ơn anh”.

Tôi đóng cửa, nhanh chóng rửa mặt, thay quần áo.

Anh chàng hiến binh kia vẫn xách vali giúp tôi. Anh ta tiễn tôi ra tận ga.

Trên đường ra ga tôi hỏi anh: “Hiến binh Pháp còn phụ trách tiếp đón, đưa tiễn người nước ngoài nữa hay sao?”

“Chúng tôi làm việc ở nhà ga, có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho công dân Pháp cũng như người nước ngoài”.

“Phụ trách thêm cả việc tiễn ra ga nữa ư?"

“Cũng không phải vậy. Tôi trực ca đêm, sợ cô ngủ quên mất, lỡ tàu. Đằng nào thì cũng tiện đường về kí túc xá mà.”

“Thật sự rất cảm ơn anh”.

Chúng tôi vào ga, tôi nhìn thấy vài đoàn tàu cao tốc giống hình viên đạn đang dừng ở đó. Anh chàng hiến binh chỉ cho tôi máy soát vé.

Cô soát vé ở đây.

Vé tàu vào một đầu, ra ở đầu bên kia, trên vé đã được dập lỗ.

Anh chàng hiến binh nói với tôi: “Nhân viên trên tàu sẽ soát vé một lần nữa đấy, cô phải để vé ở nơi thuận tiện dễ rút ra nhé”.

Tôi bắt tay anh, trong lòng rất cảm kích người thanh niên nhiệt tình này. Tôi luôn miệng nói cảm ơn.

Anh hỏi: “Cô đi đâu thế?”

“Montpellier. Tôi tới đó học phiên dịch”.

“Chả trách cô vói tiếng Pháp giỏi như vậy. “ Anh cười nói tiếp, “Montpellier là một thành phố đẹp, khí hậu ấm áp, tràn ngập ánh nắng”.

“Anh đã từng tới nơi đó rồi ư?”

“Tôi là người ở đó mà”.

“Ồ. Thế ra anh tới Paris làm việc thôi sao?”

“Thực tập”.

“Đúng rồi, tối qua anh đã nói với tôi”.

Tôi phải lên tàu rồi, tôi cảm ơn anh một lần nữa.

Anh chàng hiến binh động viên tôi: “Cố lên!”.

Khoảng cách bảy trăm dặm, tàu cao tốc lướt nhanh trong gió. Loại tàu này được coi là phương tiện giao thông đường bộ nhanh nhất, an toàn nhất, quả đúng là danh bất hư truyền.

Trên tàu không có nhiều hành khách lắm, có người thì thầm nói chuyện, có người gà gật ngủ. Lần đầu tiên tới Pháp tôi cảm thấy ngỡ ngàng, chỉ nhìn thấy phong cảnh lướt về phía sau. Tàu đi nhanh như những bước ngoặt trong cuộc đời này vậy.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 3-3-2012 18:36:24 | Xem tất
Chương 33



]Trình Gia Dương

Tôi và Kiều Phi không kịp gặp nhau, cuối cùng cô ấy đã đi du học ở nước Pháp xa xôi. Mặc dù đã đi được hơn một tháng, nhưng cô vẫn không gửi bất kỳ tin tức nào cho tôi. Tôi phải kiêm nhiệm thêm công việc ở Bộ. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ phiên dịch thường ngày, tôi còn phụ trách đào tạo phiên dịch mới thay đồng nghiệp Diêu Tào. Tôi còn biết được nhiều chuyện hơn về người bạn trên mạng: Tôi khong tin không đăng kí được. Người này luôn có thái độ trầm tĩnh khi cùng tôi phê bình phụ nữ, đích thị là con gái rồi. Cô ấy còn thích viết lách trên mạng nữa, dạo này cô ấy đang bận rộn với việc viết cuốn tiểu thuyết thứ hai.

“Tiểu thuyết đó đề cập tới vấn đề gì vậy?”

“Viết về đôi trai gái có ảo tưởng tình dục với nhau”.

“Có kết quả gì không? Rốt cuộc họ có gặp nhau không?”

“Không. Cũng chẳng gặp nhau. Tại sao phải gặp nhau chứ? Chỉ càng làm tăng thêm sự phiền toái và nỗi thất vọng mà thôi”.
“Lại là chủ đề khoảng cách tạo nên cái đẹp. Mình phải out đây”.

“Vẫn còn sớm mà”.

“Đi ngủ thôi, ngày mai còn phải đi làm mà.”

“Cám ơn nhé, lần sau chat tiếp.

Tôi tắt máy vi tính, mở đèn bàn đọc văn bản.

Tiện tay lấy điếu thuốc trong ngăn kéo ra rồi châm lửa rít một hơi, cảm thấy trong người bỗng khỏe khoắn hẳn.
Không lâu sau nhà tôi tổ chức một bửa tiệc nhỏ nhắn dịp sinh nhật của mẹ tôi.

Dì út làm người chủ trì bửa tiệc, dì ấy quả là giỏi, đã vậy phong thái vừa quý phái lại vừa uyển chuyển dịu dàng. Dì còn mời thêm hai nghệ sĩ đánh piano từ Học viện Âm nhạc tới để góp vui. Những món trong bửa tiệc buffet đều do các đầu bếp nổi tiếng của khách sạn Thụy Sỹ đảm nhận.

Hôm đó đích thân bố mẹ Văn tiểu Hoa và con gái rượu tới dự. Cô ấy còn bắt tay mẹ tôi rồi khẽ chúc mừng sinh nhật bà.
Tôi thấy mắt mẹ sáng lên: “Cháu là Tiểu Hoa À? Thật là một cô gái xinh đẹp!”.

Từ lúc đó mẹ tôi có ấn tượng rất tốt về Văn Tiểu Hoa, vì trong buổi tiệc Văn Tiểu Hoa còn biểu diễn bản nhạc Quả táo xanh nhỏ bé bằng piano, kỹ thuật rất điêu luyện, có thể nói là không thua kém gì nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Cô gái này thật khiến người ta phải khâm phục, ngưỡng mộ, cô ấy đẹp không chê vào đâu được. Có điều người còn lắm tật xấu như tôi làm sao xứng với cô ấy. Bởi vậy không lâu sau, khi mẹ bảo tôi đem một ít thuốc lá, rượu ngon của Nam Mỹ tới tặng nhà họ Văn để tạ lễ, thì tôi một mực từ chối.

“Hay là mẹ bảo lái xe đưa tới nhà họ, nếu mẹ cảm thấy chưa tương xứng lắm thì tự mình đi đi. Bảo con đi làm gì chứ?” Tôi nói.
Mẹ trừng mắt nhìn tôi.

Gia Minh không có những vấn đề như tôi.

Một mặt anh ấy đã làm cho bố mẹ thấy sự phản kháng dữ dội của mình. Sau lần chiến tranh trước, hai bên đầu không manh động nữa. Gia Minh cũng không còn có những cô bạn gái với lai lịch không rõ ràng, khiến bố mẹ tôi phải quá săm soi vào cuộc sống riêng của anh nữa. Mặt khác, bất luận thế nào thì trong mắt mọi người cuộc sống phong lưu của anh vẫn khiến anh giống một người bình thường hơn tôi.

Tôi biết rõ điều này, do vậy cũng dứt khoát bảo vệ quan điểm để tránh bố mẹ lại phải lo lắng hảo huyền cho mình.

Cứ rãnh rỗi là tôi lại tìm tới những hộp đêm lặng lẽ cảm nhận sự vui thú.

Tôi thích những cô gái trẻ. Họ thường ngồi một mình trong những góc khuất của quán bar, thần sắc không tỉnh táo, không hiểu bản thân họ có vấn đề gì mà phải tới những nơi thế này để mua cái sự say, mua cái thời khắc quân bản thân mình đi như vậy.
Chẳng cần phải nói gì nhiều, cũng chẳng cần phải trao nhau ánh mắt tình tứ, nếu cảm thấy được thì có thể phong lưu một đêm.
Có những cô gái thân thể rất mềm mại, kinh nghiệm tình trường cũng phong phú, trong lúc làm tình có thể  tạo ra những thứ không thể tưởng tượng nổi. Thế nhưng càng như vậy, tôi lại càng cảm thấy buồn cười khó hiểu và không thể hòa hợp được. Giống như mình đang xem biểu diễn người đẹp khoe sắc vậy.

Sau một đêm có người thì đòi tiền tôi, cũng có người thì biến mất vào sáng hôm sau và để lại tiền cho tôi.

Tôi chẳng áy náy gì trong việc trả cũng như nhận tiền cả. Tiền và tình dục là hai thứ ngang giá nhau.

Cũng có một số người đàn ông tới bắt chuyện khi tôi ngồi uống rượu ở quầy bar.

Tôi lịch sự giải thích rằng mình không phải là gay.

Anh ta nói mình cũng không phải là gay, thậm chí còn có vợ và vợ là người mẫu.

“Tôi không thích”.

“Cứ thử đi, thử đi mới biết được”.

Tôi đẩy anh ta ra rồi rời khỏi hộp đêm.

Do không đề phòng tôi bị đẩy ngã xuống đất, quay đầu lại nhìn thì ra người ban nãy, bân cạnh hắn còn có đồng bọn nữa.
Tôi bị đánh hai cú rất mạnh vào mặt, trong miệng có mùi tanh. Không biết chảy máu ở chỗ nào nữa.

“Có khuôn mặt thư sinh thì coi mình là thần tiên hả? Mần ăn loạn lên rồi mà còn giả vờ là trai tân à?”

Dù sao thì hắn nói cũng đúng do vậy tôi chẳng có phản kháng gì.

Hắn trút giận xong liền bỏ đi.

Tôi lấy khăm mùi xoa ra lau vết máu trên mặt, bỗng chuông điện thoại reo lên khiến tay tôi run đến nỗi đánh rơi cả điện thoại xuống đất.

Tôi nhìn số gọi tới, là mã vùng của nước Pháp.

Là Kiều Phi, lúc này tim tôi đập thình thịch. Tôi bắt máy, chỉ nói được mỗi tiếng “a lô”, rồi cảm thấy giọng mình như nghẹn lại.

“Gia Dương”

“Anh đang nghe đây”

“Em sang bên này đã ổn định rồi, em vừa mua được sim điện thoại của bạn học do vậy tới giờ mới gọi điện được cho anh.”

“Không sao. Thấ nào rồi? Mọi việc thuận lợi cả chứ?”

“Rất tốt. Rất thuận lợi.”

“...”

“Em biết em được sang đây học là do anh sắp xếp. Có điều trước khi di quá cập rập, chẳng kịp gọi điện từ biệt anh nữa.”

“Khong sao đâu. Chuyện nhỏ thôi mà.”

Do khoảng cách về không gian quá lớn nên tốc độ truyền âm thanh trong điện thoại luôn bị chậm, hai bên nói chuyện với nhau mà cứ ấp a ấp úng, như muốn nói nhưng lại dừng lại.

Em có biết không, anh đã tới nhà em chỉ để mong được gặp em một lần. Em có biết không, trên máy bay anh còn mơ là cùng em bay tới Đại Liên. Em có biết không, một người đàn ông với nỗi uất hận trào dâng trong lòng, mỗi ngày đầu chờ đợi điện thoại của em tới tận khuya.

Nước mắt tôi trào ra, tôi khong muốn nói gì nữa, nếu không tôi sẽ khóc to lên mất.

Đầu dây bên kia cũng im lặng, hồi lâu sau, cô mới nói với tôi hai tiếng, cảm ơn.

Kiều Phi nói với tôi, cảm ơn.

Tôi cố kìm giọng hỏi: “Thế còn chuyện gì nữa không? Anh còn phải làm việc nữa”.

“...”

“Vậy thì thôi, tạm biệt anh”.

“Tạm biệt”

Tôi nhìn màn hình điện thoại mờ đi, tắt điện thoại rồi lên xe.

Một chiếc xe lao đi như điên dại trong đêm, giồng như một mũi tên đã bật khỏi cung.

Trước mặt tôi là con đường hỗn loạn, con đường đời bế tắc và tuyệt vọng.

Rồi xe của tôi đâm vào một cây cổ thụ bên lề đường...

Lúc tôi tỉnh dậy, xung quanh toàn một màu trắng tinh . Sau đó tôi nhìn thất gia Minh. Tôi cảm thấy dường như chỉ có mí mắt mình động đậy.

“Tỉnh rồi à, tự dậy mà ăn cơm đi”. Anh nói, “Nhà ăn trong bệnh viện bọn anh toàn món ngon thôi”.

Hóa ra tôi bị thương cũng chẳng nặng lắm, tôi ngồi dậy tự rót nước uống.

Gia Minh nhìn tôi chăm chú: “Chú bị sao vậy? Tự sát à?”

“Anh đùa gì vậy. Chỉ là tai nạn vớ vẩn thôi mà, là do em uống hơi nhiều một chút thôi”. Tôi nói tiếp, “Anh đã xin phép cơ quan cho em nghỉ chưa vậy?”.

“Hôm nay là thứ bảy”.

“Anh chưa nói với bố mẹ đấy chứ?”

“Chưa, anh cũng vừa tới thôi”

Tôi cởi quần áo bệnh nhân, rồi mặc quần áo của mình vào.

Lúc sắp đi, Gia Minh nói tiếp: “À, Minh Phương tới khám thai, anh vừa nhìn thấy cô ấy, sao em không ra chào một tiếng?”

“Anh đùa đấy à? Anh trông bộ dạng thảm hại của em lúc này đi. Trên đầu em còn có một miếng gạc và băng nữa này”.

Xe của tôi đã được kéo đi sửa chữa, tôi tìm thấy xe của Gia Minh trong bãi giữ xe. Lúc lái ra tới cổng phòng khám tôi gặp Minh phương vừa mới làm xét nghiệm xong. Đi cùng là Chu Nam- chồng của cô.

Lúc này bụng Minh Phương đã to lắm rồi. Đi lại cũng bắt đầu khó khăn, Chu Nam phải dìu cô lên xe. Tôi đi đằng sau họ. Thế nhưng xe của họ có gì đó không ổn, nhìn kỹ thì ra lốp đằng sau phía bên trái đã hết hơi.

Họ cũng đã phát hiện ra liền dừng xe lại. Tôi cũng xuống xe.

Nhìn thấy tôi, hai vợ chồng đều rất vui.

Tôi chỉ vào bụng của Minh phương trêu: “Sao mà to nhanh thế?”

“Sao lại không nhanh chứ? Khoảng hai tháng nữa là sanh rồi.” Chu Nam đáp lại.

Minh Phương nhìn đầu tôi hỏi: “Cậu bị sao vậy?”

“Bị ngã thôi mà”. Tôi đáp, “ Anh rể à, hay anh ở đây thay lốp, em sẽ đưa chị Minh Phương về nhà”.

“Không phiền cậu chứ?”

“Em cũng chẳng có chuyện gì cả”.

Trên đường về nhà Minh Phương, cô đưa tôi xem hình siêu âm đứa trẻ. Cô chỉ trên bức hình mờ mờ màu xám, đây là tim, đây là phổi, đây là lưng.

“Nhỏ như vậy mà đã có đầy đủ các bộ phận rồi ư?”

Tôi bật cười.

“Chị khiến ai cũng phải ngưỡng mộ đấy”.

“Ngưỡng mộ ư? Thế sao cậu không lập gia đình rồi sinh một đứa con đi”.

Tôi im lặng, tiếp tục lái xe.

Trong gương chiếu hậu, tôi thấy Minh Phương đang nhìn mình. Cô dịu dàng nói: “Có gia đình, rồi có con, cậu sẽ ổn định, sẽ rất vui đấy”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 4-3-2012 12:11:20 | Xem tất
Chương 34



Kiều Phi

Tôi bỏ máy xuống, ngồi bần thần suy nghĩ.

Gia Dương đang ở cách tôi nửa vòng trái đất, tôi nghĩ mãi nhưng vẫn không nhớ ra dáng hình của anh ấy.

Tôi ở kí túc xá của lưu học sinh trong làng sinh viên, mỗi người một phòng. Trong phòng có nhà vệ sinh và bếp cá nhân. Mỗi tầng có một phòng tắm chung.

Tôi mở tài khoản ở ngân hàng và đã nhận được học bổng tháng đầu tiên. Ở Montpellier không bán sim điện thoại Trung Quốc. Tôi có được sim này từ một bạn học Hoa kiều vừa từ Marseille về. Gia Dương là người đầu tiên tôi gọi điện, thế nhưng nói chưa được mười câu thì anh nói còn có việc phải làm rồi tạm biệt.

Điện thoại thông báo: Thời gian gọi của bạn là một phút hai mươi lăm giây.

Tôi nhìn vào chiếc thẻ điện thoại tám mươi lăm phút với hình con khỉ được vẽ trên đó, không hiểu thời gian còn lại tôi gọi cho ai bây giờ.

Tháng Bảy, thời tiết oi bức. Mọi người đã nghỉ hè, nhưng nhà trường vẫn xếp lịch học rất nặng cho chúng tôi.

Tôi đăng kí học tại Học viện phiên dịch, một lớp sở tại chuyên dạy giáo trình phiên dịch Pháp- Hán. Học sinh không đông lắm, hai người Hồng Kông, ba người Đài Loan, hai bạn nam người Bỉ, bốn bạn người Pháp và tôi- cô gái duy nhất tới từ Trung quốc đại lục. Tất cả mọi người đều đã có nền tảng ngôn ngữ cơ sở và kinh nghiệm làm việc nhất định. Đều tới lớp này để được rèn luyện nâng cao.

Thời gian buổi chiều do học viên tự sắp xếp, tôi hẹn với những bạn khác tới thư viện làm bài tập, sửa lỗi sai cho nhau.

Đôi khi chúng tôi đi mua hoa quả, hoặc ra bãi biển chơi, tán gẫu. Mỗi buổi chiều, chúng tôi quy định chỉ được dùng một loại ngôn ngữ, tiếng Pháp, tiếng Trung, thỉnh thoảng là tiếng Anh.

Một buổi sáng trước khi vào lớp, bạn học người Bỉ cầm một tờ báo từ bên ngoài chạy tới chỗ tôi: “Mình đã nói rồi mà, tối qua ở bờ biển mình đã nhìn thấy một người trông rất quen, quả nhiên là Ronaldo”.

Tôi nhìn tờ báo, trang tin tức chạy hàng tít lớn: Tối qua ngôi sao bóng đá Ronaldo tới nghỉ tại bãi biển nổi tiếng của nước Pháp.
“Sao lúc đó cậu lại không nói sớm chứ?” Tôi trách, “Nếu không mình có thể xin được chữ kí rồi”.

“Ôi, mình nhìn thấy bên cạnh anh ta còn có một cô gái rất xinh, cái đầu to và hai cái răng hô đấy, mình thấy rất quen nhưng không nhớ nổi là ai”.

“bây giờ cậu có nhớ ra cũng chẳng có giá trị tin tức gì nữa rồi”. Cậu bạn người Pháp chế giễu.

“Còn mình chính là Gia Cát Lượng”. Choate nói bằng tiếng Trung.
Mọi người đều bật cười.

Dung Dung tới từ Hồng Kông có biệt tài chơi violon cực hay, cô đang làm thêm tại quán bar trên quảng trường nhà hát trung tâm thành phố. Thỉnh thoảng, chúng tôi cũng đóng vai người hâm mộ tới nghe cô đàn.

Đám thanh niên nói tiếng trung chúng tôi đã gây sự chú ý với ông chủ quán bar. Ông ta đề nghị chúng tôi hay là tham gia hoạt động “Một ngày về Trung Quốc”. Bởi bây giờ đang là mùa du lịch, nếu làm vậy sẽ thu hút được nhiều du khách, thu nhập sẽ chia đôi.

Chúng tôi đều rất hứng thú liền nhận lời hợp tác với ông ta.

Chúng tôi dùng que trúc mà tôi mang từ TQ sang kết lại để trang trí cho quán bar. Cô bạn tới từ Đài Loan biết thư pháp liền viết một vài bài thơ Đường bằng cỡ chữ lớn dán trên tường, nghiễm nhiên đã có màu sắc cổ xưa. Chúng tôi còn thắp cả hương trầm mua tại một cửa hàng TQ, vậy là lại thêm phần cổ kính. Quán bar mang phong cách Châu Âu trong ngày này sẽ cung cấp rượu và một số món điểm tâm TQ theo yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi còn mời được một họa sĩ TQ tới Pháp du lịch thực hiện việc vẽ bằng cách vẩy mực.

Một tuần sau, mọi thứ dường như đã được chuẩn bị đâu ra đó rồi thì ông chủ quán bar lại bảo: “Dường như vẫn còn thiếu thứ gì đó. Trong số các bạn là ai biết hát?”.

Ai đó nhanh miệng đáp: “Tôi đã từng nghe thấy Phi hát khi đang  giặt quần áo, cô ấy hát rất hay”.

Tôi không phải quá nhút nhát trước đám đông, nhưng giá như tôi hát hay hơn thì tốt.

Tôi tải bài Hoa nhài và Năm tháng từ mạng xuống, dịch ca từ sang tiếng Pháp rồi đứng trước gương luyện hát. Mỗi lần hát tới đoạn: “Những năm tháng còn sống trên cõi đời, gặp nhau nơi đoạn đường hẹp, lòng vẫn vấn vương”, tôi lại ngẩn người ra.

Trong ngày TQ đó, khách ngồi kín trong quán bar, không khí rất sôi động, náo nhiệt. Cuối cùng, mọi người đều có thể nói được một vài từ như: xin chào, cảm ơn, chúc bạn phát tài... bằng tiếng Trung. Thậm chí một số người còn đọc được một đoạn, “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng. Cúi đầu nhớ cố hương”, trong bài thơ của Lý Bạch.

Đêm đó tôi đã gặp lại Audeux Ferrandi. Cô ấy chạy từ đằng xa tới ôm hôn tôi: “Kiều Phi, cậu còn nhớ mình chứ?”.

Tôi cũng ôm lấy cô: “Sao mình lại có thể quên cậu được chứ? Chính cậu đã dạy mình hút thuốc mà”.

“Cuối cùng cấu đã tới Montpellier. Cậu sống tốt chứ?”

Sau khi học xong Audeux trở về quê hương, hiện cô đang phụ trách công tác liên lạc với thành phố kết nghĩa Thành Đo trong văn phòng quốc tế tại sở thị chính. Cô ghi cho tôi địa chỉ nhà và số điện thoại, sau đó còn dặn: “Kiều Phi, nếu rảnh rỗi nhất định cậu phải tới nhà mình chơi đấy”.

Đây đúng là điểm thuận lợi của việc có bạn bè, bỗng nhiên lại có sự ấm áp bất ngờ ở nơi chân trời góc biển.

Trong tháng này, khóa học cơ sở của tôi sẽ kết thúc, điểm tối đa cho hai môn bắt buộc là hai mươi điểm, thầy giáo chấm cho tôi mười sáu điểm. Tôi gọi điện về nhà hàng xóm rồi nhờ bác ấy chuyển lời cho  bố mẹ tôi, vì bố mẹ chẳng có khái niệm gì về điểm số, nên tôi nói rất đơn giản: Con đã đạt điểm thi cao nhất lớp. Một tin tốt như thế này, còn phải kể cho ai nữa đây? Tôi gọi vào di động cho Trình Gia Dương, điện thoại bị chuyển tới tổng đài.

Tôi gọi diện cho Ferrandi hỏi về việc cuối tuần có thể tới thăm nhà cô ấy không?

Cô đáp lại: “Tất nhiên rồi Kiều Phi. Nếu cậu là người tốt cậu nhất định phải tới đấy”.

Nhà của Audeux nằm trong khu phố cổ của thành phố Montpellier.

Bên con đường trải đá xanh là những bức tường gạch trắng tinh với những tán lá cọ xòe bóng trên các ngôi nhà cổ.

Tôi bước chầm chậm trên con đường nhỏ, chợt băn khoăn không hiểu đã có bao nhiêu chiếc xe bánh gỗ đã đi trên con đường này, để mang những chai rượu nho thơm ngon tới đây. Và có bao nhiêu người đã đi qua nơi này, lặng lẽ đi trên lịch sử.

Tâm trạng lãng mạn như vậy hoàn toàn không thích hợp với tôi. Tôi cứ đi mãi rồi bỗng phát hiện ra không thấy biển tên đường nữa, cũng chẳng thấy những người bộ hành, không hiểu được đây có phải là con phố mình đang tìm không.

Trời đã chạng vạng tối, từ đằng xa tôi nhìn thấy biển hiệu của một cửa hàng nhỏ bật sáng. Tôi liền bước tới hỏi đường, tới gần mới thấy thì ra là một quán pizza.

Trong quán có một anh chàng trẻ trung, đang lấy những chiếc bánh nóng hổi trong lò nướng ra. Chiếc bánh pizza được nướng rất vừa lửa phủ một lớp phô mai dầy ở phía trên cùng với những miếng cà chua tươi ngon, nấm rơm giòn giòn và khoanh hành tây thì tròn cong lên. Anh ta có vẻ rất hài lòng, liền nhanh chóng cắt chiếc bánh thành những miếng đều nhau rồi cho vào tủ trưng bày. Tới lúc này anh ta mới nhìn thấy tôi.

Tôi cảm thấy người này nhìn rất quen nhưng không nhớ ra là đã gặp ở đâu.

Khuôn mặt trẻ trung, mái tóc và đôi mắt đen nhánh, anh ta cười với tôi: “Bánh pizza mới ra lò đây, cô có muốn thử một miếng không?”.

“Tôi muốn hỏi đường một chút”.

Tôi vừa mới nói xong, thì có một người từ phía trong bước ra, đó chính là cô bạn Audeux của tôi.

“Phi, mình đang chờ cậu đây. Cậu tự tìm được tới đây sao? Thật không tin nổi. Mau vào nhà đi”.

Audeux giới thiệu tôi với chàng trai: “Đây là cô bạn TQ của chị, Kiều Phi”.

Cô lại giới thiệu với tôi: “Đây là em trai mình, Zuzu Ferrandi”.

Thế giới thật nhỏ bé, cuối cùng tôi cũng nhớ ra mình đã gặp chàng trai này ở đâu rồi. Cùng lúc đó, cậu ấy cũng nói: “Đúng rồi, chúng ta đã từng gặp nhau ở Paris”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 5-3-2012 19:40:45 | Xem tất
Chương 35



Kiều Phi

ZuZu là em trai của Audeux, anh ta chính là chàng hiến binh mà tôi gặp ở Paris. Chị em nhà họ thật nhiệt tình, tốt bụng như nhau.
Anh chàng mới mười tám tuổi, cao ráo đẹp trai, cứ cười tủm tỉm, trông hơi ngượng ngùng. Cậu đang được nghỉ phép nên về quê giúp bố mẹ khi hô đang vắng nhà, chăm sóc hiệu bánh của gia đình.

Gia đình Ferrandi là người gốc Ý. Hiệu bánh của họ đã có lịch sử mấy chục năm, được sáng lập bởi ông nội của ZuZu và Audeux. Tuy mặt tiền của hiệu bánh không lớn lắm nhưng luôn nhận được sự chào đón của mọi người xung quanh nên hiệu bánh rất nổi tiếng ở khu vực này.

“Thế nhưng tới đời của chị em nhà mình thì hiệu bánh lại đang có nguy cơ phá sản”. Audeux tâm sự.

“Làm gì nghiêm trọng tới mức đấy? Rốt cuộc đã có chuyện gì vậy?” Tôi hỏi.

Audeux chỉ vào em trai nói: “Nghệ thuật làm bánh của gia đình mình chỉ truyền cho trai, không truyền cho con gái, bố mình muốn giao hiệu bánh cho ZuZu, thế nhưng nó hoàn toàn không muốn kế nghiệp chút nào”.

“Thế nó muốn làm gì?”

ZuZu đang lắp các tấm gỗ che cửa hiệu lại để chuẩn bị đóng cửa.

“Nó muốn đi châu Phi, đội mũ nồi xanh gìn giữ hòa bình”. Audeux cười ngặt nghẽo rồi nói tiếp: “Cậu thấy có buồn cười không chứ? Bây giờ cậu không tài nào hiểu nổi bọn trẻ chúng nó muốn gì đâu”.

“ZuZu không thích thì cậu có thể học nghề để kế nghiệp hiệu bánh”.

“Mình á?” Audeux đưa tay ra ngắm nghía, lắc đầu đáp: “Dùng đôi bàn tay đã ám mùi nicotin để làm bánh cho người ta ăn ư? Thôi đi, thực ra mình chẳng có ân oán gì với chính phủ, vả lại cũng chẳng muốn tự tìm lấy phiền phức”.

Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau. ZuZu đóng cửa tiệm xong thì cũng làm việc của mình. Một lát sau cậu mời chúng tôi vào ăn cơm.

“Ở TQ các cô có ăn pho mát không?” ZuZu hỏi.

“Không, không ăn” Tôi nghĩ một lát rồi nói tiếp , “cũng có nhưng không nhiều”.

Tôi nhớ lại lần đầu được Trình gia Dương dẫn đi ăn đồ Tây. Tôi đã được nếm pho mát chính cống của Pháp, khi đó thì chưa quen, nhưng sau này lại rất thích.

“Món ăn nổi tiếng nhất của TQ là sủi cảo”. Tôi giới thiệu.

“Chúng tôi cũng có”. ZuZu nói.

“Cái đó không giống đâu”. Audeux nói với em trai mình, “Nhân sủi cảo của TQ không phải pho mát, mà là rau và thịt”.

“Có ngon không?” Anh chàng nhìn tôi hỏi.

“Mấy ngày nữa tôi sẽ làm sủi cảo mời hai chị em tới chỗ tôi ăn. Có được không?”

Anh chàng cười: “Đừng nói là vài ngày nữa, nói chính xác lúc nào đi, tôi không được nghỉ phép lâu đâu”.

“Thế thì hai ngày nữa nhé. Tôi sẽ mời thêm một vài người bạn nữa. Chúng ta tụ họp một chút”.

Hai chị em đều rất vui, ZuZu nói: “Em sẽ trộm rượu của bố mang tới”.

Audeux nheo mắt nói: “Hì hì, thế thì tốt quá, chúc em thành công”.

Đúng lúc này, một con chó màu trắng rất to từ phía sau chạy tới, nó cứ cọ người vào chân tôi khiến tôi sợ hết hồn. Hai chân trước của nó gác lên người ZuZu, cậu vuốt ve phần lông trên trán, che cả mắt của nó rồi nói: “Đây là Ou Luoer, em trai của tôi”.
Chỉ có người Pháp mới yêu chó như vậy, coi chó như thành viên trong gia đình.

Cậu chàng lại quay ra giới thiệu với “cậu em trai” của mình: “Ou Luoer, đây là Phi, em xem cô ấy nói tiếng Pháp có giỏi không?”.
Chú chó sủa lên một tiếng như chào tôi.

Đúng là cũng ngoan ra trò.

Nói chuyện thêm một lúc nữa thì chũng hơi muộn, tôi xin phép ra về.

Audeux nói: “Biết làm sao bây giờ? Bố mẹ mình đã lái xe đi mất rồi”.

Zu Zu nói: “Để em tiễn cho”.

Audeux nói: “Thôi đi cậu, lại định đem chiếc xe máy cà tàng của mình ra khoe khoang đấy”.

“Em đi bộ tiễn cô ấy mà”.

“Vậy cũng được”. Audeux đáp, “Phi à, có ZuZu tiễn cậu về cậu cứ yên tâm đi, nói thật cậu em mình thân thủ phi phàm đấy”.

Buổi tối ở miền Nam nước Pháp khiến tôi có cảm giác dường như biển sâu hơn và bầu trời cũng cao hơn. Bầu trời hình vòng cung đen thẫm lấp lánh muôn ngàn ánh sao, gió biển thổi tới mang theo mùi mằn mặn của nước biển và tiếng hát của đàn hải âu khiến cây cối xào xạc. Những âm thanh này khiến ta nhớ về những âm thanh trong lòng của một thời niên thiếu.

Lúc này trông ZuZu chẳng giống chị gái mình chút nào. Chúng tôi cùng nhau đi tới bến xe điện trong thành phố, cậu ấy vẫn im lặng suốt.

Xe điện đã tới, lúc sắp lên xe tôi chúc cậu ta ngủ ngon rồi tạm biệt.

Cậu ta lại lên xe cùng tôi và nói: “Tôi sẽ tiễn cô tới làng sinh viên”.

Cảnh tượng lúc này giống hệt với ngày đầu tiên tôi tới Paris, khi cậu đưa tôi tới khách sạn Thanh Niên. Đây quả là một chàng hiến binh tận tụy hết lòng.

Cậu tiễn tôi vào tận khu kí túc xá, tôi chỉ vào cánh cửa sổ trước mặt rồi nói: “Cậu nhìn thấy chưa? Kia là phòng của tôi, hai ngày nữa tới đây, chắc cậu sẽ không đi lộn phòng chứ?”

“Không đâu”. Cậu cười đáp lại, “Có điều cô phải làm nhiều sủi cảo đấy nhé”.

“Không thành vấn đề”.

Tôi nhảy chân sáo lên gác, trở về phòng mình, thay quần áo, tắm rửa. Nhìn đồng hồ tôi giật mình, đã muộn rồi. Chắc lúc nãy tôi đã đi chuyến xe cuối cùng, không hiểu lúc này ZuZu về bằng gì nữa?

Trình Gia Dương

Minh Phương vừa sinh con gái, con bé có gương mặt tròn, tóc đen dày. Ngón tay tôi bị nó túm chặt.

Tôi mang quà mà mẹ đã chuẩn bị tới thăm cô ấy. Bất ngờ gặp lại Văn Tiểu Hoa ở đó.

Văn Tiểu Hoa bế đứa bé, nhưng tay nó lại túm lấy tay tôi.

Sau đó tôi tiễn Văn Tiểu Hoa về nhà. Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện về đứa bé, bố mẹ con bé vẫn chưa đặt tên cho con, Minh Phương kêu gọi chúng tôi hợp sức nghĩ tên giùm.

Tôi nói còn phải về nhà xem từ điển, Tiểu Hoa bảo: “Chữ Hán phổ thông là tốt nhất, tên càng phổ biến thì càng thành đạt”.
“Lại có lí luận như vậy sao?”

“Đúng thế mà. Anh thấy đấy, Gia Dương, Tiểu Hoa nhũng cái tên phổ biến bình thường biết bao, thế mà những người có tên như vậy lại rất tài giỏi”.

Tôi bật cười.

“Lát nữa anh có việc à?”

“Không có”. Tôi nói rồi nhìn cô ấy, cô ấy cũng nhìn tôi.

“Hay là chúng mình đi uống trà đi”. Tôi đề nghị.

“Được thôi, em biết một quán trà Đài Loan, có đủ loại hoa quả dầm đá bào”.

Văn Tiểu Hoa ăn một cốc xoài dầm, lại ăn thêm một cốc măng cụt, cô ấy thưởng thức rất say mê. Tôi cũng gọi một cốc đá bào, nhưng nó đã tan thành nước mà tôi mới ăn được một nửa. Cô ấy ăn mãi tới khi không ăn được nữa, mới ngẩng đầu lên cười với tôi: “Cảm ơn anh”.

“Cảm ơn cái gì cơ?” Tôi hỏi.

“Chờ một chút đi, chẳng kiên nhẫn chút nào. Chờ em ăn hết đã chứ”.

“Con người anh chẳng có thứ gì tốt cã, có mỗi lòng kiên nhẫn thôi”. Tôi nói thực lòng.

“Đôi khi em cảm thấy, anh là người lịch sự quá tới mức kiêu ngạo, ít nói, luôn xa cách người khác. Thực ra...”

“Ít nói chẳng qua là không biết ăn nói, còn lịch sự thì không cần biểu lộ vẻ mặt nào khác. Trên nguyên tắc, anh là người rất lười biếng”.

Cô nhìn tôi rồi lại nhìn ra ngoài cửa sổ.

“Từ nhỏ, em đã là người hiếu thắng. Thời học đại học, em luôn là người học giỏi nhất, đi tới những đất nước xa xôi nhất. Khi đi làm rồi cũng vậy, luôn làm những đề tài khoa học gian nan nhất, đi tới những nơi nguy hiểm, khó khăn nhất để phỏng vấn. Làm người thì nên cố gắng bởi em tin chắc rằng chỉ cần mình cố gắng là sẽ có thể hoàn thành được mục tiêu”.

Cô nhấp một ngụm nước, trên mặt vẫn là nụ cười lạnh lùng: “Mãi tới khi em gặp anh”.

“Trình gia Dương, anh có biết không, anh chính là kiểu người mà theo người nước ngoài nói, rất khó hiểu”.

“Em bắt đầu chỉ trích anh như vậy sao?”

“Em không biết anh nghĩ gì nữa. Cho dù cố gắng hết sức và tìm mọi cách để tiếp cận, nhưng sau mỗi lần gặp anh, em lại thấy anh giống như một người xa lạ. Lại trở về vạch xuất phát”.

“Bác trai bác gái khen em, anh cũng chỉ cười. Khi còn lại một mình em, đến nhìn anh cũng chẳng thèm nhìn, một câu cũng chẳng nói”.

“Đôi khi anh khiến em khủng hoảng. Khi tâm trạng tốt anh sẵn lòng cho em đi nhờ về nhà, em vui tới mức bỏ cả xe của mình lại bệnh viện. Khi rảnh rỗi lại có thể ngồi với em cả buổi chiều ăn hoa quả dầm”.

“Anh không biết em đi xe”.

“Bản thân em cũng quên mất”.

Cô cười to thừa nhận: “Cứ gặp anh là IQ của em lại về 0”.

tôi không biết nói gì nữa, vấn đề quá khó khiến người ta không biết nên trả lời như thế nào.

Cũng không thể nói xin lỗi, xin lỗi cái gì mới được chứ? Làm như vậy sẽ tồn thương cô ấy.

Tôi ngẩng đầu lên thì thấy cô đang nhìn mình đắm đuối.

Tôi cảm thấy cổ họng khô rang, không nói được gì.

Cuối cùng cô ấy thấy thất vọng, cầm lấy túi xách rồi bỏ đi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 5-3-2012 22:01:58 | Xem tất
Lối thành văn truyện này khiến tớ thấy rất ấn tượng.
Truyện này có thảy là bao nhiêu chương hả bạn :D
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 5-3-2012 22:15:41 | Xem tất
cococaca gửi lúc 5-3-2012 22:01
Lối thành văn truyện này khiến tớ thấy rất ấn tượng.
Truyện này có thảy là bao nhi ...

có tất cả 68 chương bạn à. mình sẽ cố gắng up truyện nhanh để các bạn đọc :)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 6-3-2012 19:31:03 | Xem tất
Chương 36



Kiều Phi


Muốn mời một vài người bạn thân tới ăn sủi cảo, kể ra cũng mệt lắm đây.

Cải thảo của nước ngoài rất cứng, do vậy tôi phải luộc qua rồi cắt nhỏ để làm nhân. Nhân thịt ở trong siêu thị đều đã trộn với gia vị của họ, tôi đành phải mua thịt tươi về tự làm. May mà bột mì của Pháp chất lượng rất tốt, trắng nhưng rất dai, sau khi luộc chín dường như trong suốt. Tôi cảm thấy không thể chỉ nấu mỗi món sủi cảo, liền cắt nhỏ dưa chuột, trộn thêm với muối và xì dầu mang từ TQ tới, thế là đã có món “sa lát TQ”. Đề phòng trường hợp có ai đó ăn không quen, tôi chuẩn bị thêm một ít sandwich và hai đĩa cơm rang trứng lớn lại còn mua một chút hoa quả và bia.

Bận rộn cả buổi chiều, mãi tới lúc trời chạng vạng tối thì sủi cảo được bày ra đĩa. Các bạn cũng lần lượt tới.

Món sủi cảo nhân cải thảo được mọi người đón nhận nồng nhiệt, những món ăn mang hương vị phương Bắc cũng khiến những bạn học tới từ Hồng Kông và Đài Loan cảm thấy mới lạ, khỏi phải nói nó ấn tượng như thế nào với các bạn nước ngoài. Mùi thơm còn hấp dẫn cả các lưu học sinh cùng tầng. Thế là chỉ một lát sau, những khuôn mặt trẻ trung với đủ mọi màu da tập trung trong căn phòng nhỏ bé của tôi. Tôi cảm thấy mình đã thành công, chỉ với mấy món ăn đơn giản mà đã khiến mọi người vô cùng vui vẻ.

Sau khi tan sở, một mình Audeux Ferrandi tới, cô ấy còn mang đến hai  quả dưa lưới. Sau khi thưởng thức món sủi cảo tôi làm, cô giơ ngón tay cái lên: “Ngon lắm! Ngon lắm!”.

Tôi hỏi bạn: “Tại sao em trai cậu không tới?”.

“Nó vẫn chưa tới à?” Cô đưa mắt nhìn quanh. “Ôi dào, ai mà biết được chứ”. Rồi cô đưa chiếc đĩa đã ăn hết cho tôi, “Cho mình ít cơm rang nữa”.

Ăn xong, chúng tôi cùng nhau uống trà, uống bia. Không biết có ai mang đài tới rồi bật nhạc Ả Rập lên, có người thì thầm nói chuyện, có người tiến tới giữa phòng lắc mình theo điệu nhạc.

Tôi ngồi trên tấm đệm sô pha đặt cạnh cửa, cầm điếu thuốc Audeux đưa, rít một hơi dài rồi nhả ra làn khói đậm, cảm thấy rất vui.

Điện thoại của tôi reo lên là Trình Gia Dương.

Tôi đứng dậy rời khỏi phòng, rồi chạy lên trên sân thượng.

Trên sân thượng lúc đó, trăng sáng vằng vặc, gió nhè nhẹ thổi, mơn man trên mặt và cổ tôi. Chẳng cần phải soi gương, tôi cũng bết mình đang cười. Tôi nói: “Bây giờ ở nhà đang là sáng sớm mà, sao anh lại gọi cho em vào lúc này?”.

“Em đã gọi cho anh phải không? Anh thấy số của em”.

“Đúng vậy, là mấy hôm trước. Em muốn kể cho anh nghe khóa học cơ sở của em đã kết thúc rồi, cả hai môn em được mười sáu điểm đấy”.

“Thế thì tốt quá. Chúc mừng em!”.

“Em đang làm gì đấy?”

“Em đang mở tiệc cùng các bạn”

“Có vui không em?”

“Rất vui anh ạ. Họ rất thích món sủi cảo mà em làm”.

“Đúng thôi, anh biết em nấu ăn rất ngon mà”.

Tôi cảm thấy mình có rất nhiều điều nuốn nói với Gia Dương, những lời đó cứ lởn vởn trong tâm trí tôi, khiến tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Tôi mong anh sẽ nói thật nhiều vì rất thích được nghe giọng của anh, lúc nào cũng rọ ràng không hề có tạp âm. Hôm nay giọng anh lại rất dịu dàng.

“Vậy em cứ chơi với các bạn đi, phải chơi cho thật vui đấy nhé”.

“Tạm biệt”.

Sao lại kết thúc nhanh vậy chứ?

Tôi cúp máy, ngẩng đầu lên nhìn bầu trời.

Làm thế nào để tôi có thể quên được hình bóng của Trình Gia Dương đây? Anh ấy đẹp như vậy. Cặp lông mày rậm, đôi mắt long lanh, cái miệng luôn khiến tâm trí tôi rối bời, khuôn mặt trắng như vỏ bánh sủi cảo mà tôi làm vậy.

Càng xa cách, tôi càng nhớ anh và khiến tôi quên hết những hiểu lầm, những điều không như ý trước kia. Trong lòng tôi lúc này chỉ cảm thấy anh là tốt nhất, đặc biệt là tình cảm ngọt ngào như sóng biển mùa hạ của anh nữa.

Tôi không biết là mình đã đứng trên sân thượng bao lâu dường như tôi quên cả các bạn. Lúc tôi xuống, mọi người đã cề hết. Họ dán mảnh giấy trên cửa: Phi, cảm ơn tình hữu nghị thơm phức như món cơm rang và sủi cảo của bạn. Bên dưới là chữ kí của từng người.

Tôi cười rồi lấy mảnh giấy xuống, đẩy cửa bước vào, phát hiện còn có một người nữa vẫn đang ngồi trong nhà. Cậu ta đang chăm chú nhìn tấm ảnh tôi dán trên bàn học. Khi cậu ta quay người lại tôi nhận ra đó là ZuZu. Nhìn thấy tôi cậu chàng nói to: “Tôi tới rồi, có điều hình như mọi người đã ăn hết rồi thì phải”.

“Ai bảo cậu tới muộn thế chứ?”

Tôi đưa mắt nhìn xung quanh tìm xem còn thứ gì có thể chế biến cho cậu ta không.

“Là vì cái này đấy”.

Cậu chàng đưa chú chó nhỏ vừa trắng vừa mũm mỉm từ trong lòng ra. Chú chó lăn từ trong lòng cậu lên giường tôi, cứ ngó ngó nghiêng nghiêng khắp nơi rồi sủa nhặng xị.

Tôi ôm chú chó vào lòng rồi ngồi trên đệm nói: “Thật là một sự ngạc nhiên thú vị”.

“Nuôi chó con sẽ khiến cô cảm thấy vui hơn đấy”.

“Cảm ơn cậu, tôi thích nhất là chó con”.

“Con chó này mới sinh đấy, tôi ôm về từ nhà một người bạn ở ngoại ô. Cô đặt cho nó tên gì đi”.

Tôi ngẫm nghĩ một lát, nhìn cậu chàng, mắt của chú chó nhỏ sáng như mắt của ZuZu vậy: “Z, có rồi”.

“Tên gì vậy?”

“Gọi nó là ZuZu đi, cậu thấy thế nào?”

Cậu chàng nghĩ rất nghiêm túc rồi trả lời: “Cũng được, bởi dù sao nó cũng là hậu duệ của người Ý mà”.
“Cậu đói chưa?” Tôi hỏi.

Cậu chàng gật đầu.

“Hất sủi cảo rồi. Tôi sẽ rang cơm cho cậu. Cơm rang Quảng Đông được không?”

“Thế thì tốt quá”

Tôi đem cơm nguội còn thừa cùng với trứng và hành hoa rang thành một đĩa lớn sau đó còn làm thêm cả dưa góp. Một lát sau cậu chàng đã ăn hết
.
“Ngon thật đấy. Cảm ơn, Phi”

“Không cần khách sáo”

Tôi ôm chú chó con rồi nói: “Tôi còn chưa cảm ơn cậu mà”.

“Tôi nghe Audeux nói, cậu muốn đi Châu Phi phải không? Đi làm lính giữ gìn hòa bình ư?”

“Đúng vậy. Tôi đã làm đơn rồi, mùa xuân năm sau mới biết kết quả”.

“Tại sao?”

“Thế còn cô? Tại sao cô học phiên dịch?”

“Để kiếm tiền cho bố mẹ tiêu”.

ZuZu gật đầu nói: “Lúc tôi còn nhỏ, tôi đã xem một bưc tranh, một bé gái Châu Phi gầy tới mức da bọc xương đang nằm trên đất, dường như cô bé sắp chết rồi, còn đằng sau là một co nchim kền kền đang chuẩn bị xơi cô bé.”

Tôi cũng đã nhìn thấy bức tranh này trên chương trình Ống kính đen rồi, lúc đó tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc vì được sinh ra ở TQ, chứ không phải Châu Phi.

Địa ngục trần gian đó có người muốn trốn mà không được, vậy mà chàng trai người Pháp sống trong điều kiện đủ đầy, không phải lo nghĩ gì này lại nói muốn tới nơi ấy làm việc.

“Cậu đi tới nơi đó, bản thân có thể làm được gì?”

“Nói chung cứ bắt tay vào làm, dù sao cũng hơn là không làm gì”.

Không ngờ anh chàng lại có nghĩa khí đến như vậy.

Cậu ta nhìn tôi, tôi cũng nhìn cậu ta, bỗng cậu ta đưa tay vuốt vuốt tóc tôi: “Tóc cô đẹp thật đấy!”

“Cũng chẳng có bí quyết gì đâu, mỗi buổi sáng khi vừa tỉnh dậy, tôi liền liếm liếm lên đó, dùng nước bọt để làm tóc bóng mượt”.
“Giống như ZuZu”. Tôi chỉ vào chú chó con trong lòng mình.

Đã muộn, cậu phải về.

Tôi nói: “Cậu đi bằng gì? Xe buýt đã hết rồi”.

“Không sao. Tôi chạy bộ về giống như tối hôm đó”.

“Xa thế kia mà”.

Từ làng sinh viên tới tiệm bánh nhà Ferrandi phải đi xuyên qua thành phố. Tuy thành phố không rộng lắm, thế nhưng cũng vẫn khá xa.

“Cậu đùa đấy à?”

Zu Zu thản nhiên đáp: “Năm ngoái tôi đại diện cho Montpellier tham gia cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp. Đoạn đường này bõ bèn gì chứ? Lần sau tôi sẽ cho cô xem bức ảnh tôi chụp trên đoạn đường núi”.

Cậu nói rồi liền đứng dậy: “Tôi vầ đây”.

ZuZu bất ngờ hôn lên má tôi rồi nói: “Chúc ngủ ngon. Tạm biệt”.

Xuống đến tầng dưới, cậu lại còn huýt sáo rất to, hô khẩu lệnh của hiến binh rồi mới chạy đi.

Tôi nghe thấy tiếng hét ré lên, không biết là của cô bạn ở phòng nào nữa: “Không hiểu là thằng quỷ đáng ghét nào thế? Mình mới uống thuốc, vừa chợp mắt được một chút”.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

 Tác giả| Đăng lúc 7-3-2012 19:36:55 | Xem tất
Chương 37


Trình Gia Dương

Lúc tôi gọi điện cho Phi, tôi đang ở nhà người khác.

Tôi vừa giúp cô ấy thay quần áo và uống nước ấm. Giờ cô đang nằm trên giường trông như cái xác không hồn, sắc mặt xanh xao.

Văn Tiểu Hoa vốn khỏe mạnh, kiên cường là vậy, thế mà dáng vẻ lúc này của cô khiến ai cũng phải động lòng trắc ẩn.

Bầu trời mùa hạ đã bắt đầu chuyển sang màu trắng như bụng cá, trước đó là cả một đêm dài hỗn loạn.

Buổi tối đầu tiên tôi hẹn Húc Đông tới quán bar uống rượu, kể từ sau đám cưới của anh ấy. Anh phàn nàn dạo này công việc làm ăn của mình không được thuận lợi lắm. Cuộc sống vẫn như cũ thiếu sự mới mẻ, cô vợ mới cưới làm trong lãnh vực bảo tồn và phục hồi các văn vật chẳng quan tâm chút nào tới anh cũng như gia đình anh. Khuôn mặt cô lúc nào cũng giống như Cố Cung- đáng giá ngàn vàng, rất đoan trang cao quý, có điều lại vô hồn như xác chết vậy.

Tôi bảo anh nói như vậy là hơi quá lời rồi. Anh kể cho tôi nghe rằng đã lâu họ không làm tình với nhau, nói trắng ra là không muốn, người đàn bà đó khiến anh mất hết cảm hứng.

Anh hỏi về Kiều Phi, tôi cũng bất ngờ là sao anh lại nhớ rõ tên của cô ấy như vậy.

Tôi nói, uống rượu đi.

Anh liền thở dài một tiếng, rồi không hỏi thêm gì nữa.

Lúc Văn Tiểu Hoa vào, bên cạnh cô ấy còn có hai, ba người đàn ông khác. Một nhóm người tuy rất bóng bẩy, nhưng lại hung hăng càn rỡ.

Chắc cô ấy nhìn thấy tôi nên liền chọn bàn cạnh bàn tôi và Húc Đông đang ngồi. Cô gọi rất nhiều rượu rồi cười nói vô tư.

Tôi bảo Húc Đông: “Về thôi”

Anh kéo tay tôi, chắc do đã uống khá nhiều nên giọng đã lè nhè: “Đừng ngại, chú em ngồi thêm với anh một lát nữa đi. Chú bảo anh phải về đâu bây giờ hả?”>

tôi đành phải tiếp tục ngồi lại, rượu cũng không uống được nữa, tôi hí hoáy tiêu khiển bằng điện thoại. Phát hiện thấy tin nhắn của tổng đài thông báo số điện thoại ở Pháp của Kiều Phi, tôi cứ xem đi xem lại số điện thoại đó.

Tôi nghe thấy tiếng của Văn Tiểu Hoa hỏi mấy người đàn ông quanh cô: “Anh vừa nói gì cơ? Anh tên gì vậy? Kiệt Sâm à?”

“Anh ta không phải là Kiệt Sâm, anh mới là Kiệt Sâm. Phạt em phải uống rượu.”

“Được, được, được”.

Tiểu Hoa phấn khích khen: “Rượu ngon!”

Húc Đông bỗng nổi hứng hát một đoạn: “Hãy để đôi ta cùng khua mái chèo, con thuyền nhỏ rẽ sóng lướt đi...”

Tôi bỗng cảm thấy đau đầu, khó chịu.

Cuối cùng cũng có người quyết định rời khỏi quán bar, Văn Tiểu Hoa dẫn đám đàn ông kia tới chỗ khác uống tiếp. Một lúc lâu sau thì cô ấy vội vàng quay lại, hóa ra cô quên túi xách ở đây.

Chúng tôi lại vô tình giáp mặt nhau lần nữa, cô cười rồi chỉ vào tôi hỏi: “Là Kiệt Sâm hả?”.

Tôi nhìn cô ấy.

Một người đàn ông trong nhóm quay lại dìu cô ra ngoài: “Tới đâu cũng gọi Kiệt Sâm, Kiệt Sâm ở đây”.

Tôi vỗ vai Húc Đông hỏi: “Anh à, anh đỡ chút nào chưa? Em đưa anh về nhà nhé!”.

“Không cần cậu đưa về”. Bỗng dưng, anh đứng bật dậy, giọng rất rõ ràng. Thế nhưng nói chưa hết lời, anh lại ngồi phịch xuống ghế, mắt nhắm nghiền, miệng lẩm bẩm: “Đưa về ư, đừng đưa về nhà”.

Có những người uống rượu say tới mức hồ đồ, không biết mình đang ở đâu và cũng chẳng biết đêm nay là đêm nào nữa.

Đúng lúc tôi dìu Húc Đông tới cửa quán bar thì một cô gái xinh đẹp đẩy cửa bước vào. Cô gái đó lại chính là người đã lâu không gặp- Ngô Gia Nghi. Cô ấy nhìn tôi, rồi lại nhìn Húc Đông, anh lúng túng cố đứng thẳng lên.

Ngô Gia Nghi chào: “Hi!”.

Tôi đáp lại: “Hi!”.

Húc Đông nói: “Gia Nghi!”.

Sau đó thì bật khóc.

Tôi về một mình, đi lang thang vòng quanh con đường nhỏ bên ngoài quán bar để hít thở không khí, sau đó mới quay lại lấy xe. Tôi nghĩ thầm, cô gái này tới cứu Húc Đông đúng lúc, rồi đưa anh đi, chắc chắn là không phải về nhà.

Đúng lúc tôi đang định tiến vào bãi đỗ xe, thì bất ngờ một chiếc xe lắc lư lao tới, phanh “kít” một tiếng chiếc xe dừng lại cách mũi chân tôi chỉ ba xen ti mét.

Lái xe ngó đầu ra từ vô lăng, đó là Văn Tiểu Hoa, cô đã say mèm.

Đã uống say tới mức này rồi vậy mà vẫn lái xe lụa đến vậy, có dịp tôi nhất định sẽ nhờ cô dạy cho mới được.

Cô cứ ngồi trong xe nhìn tôi.

Ai có thể nói cho tôi biết nên xử trí tình huống này như thế nào đây?

Cô bắt đầu nôn thốc nôn tháo trong xe.

Tôi đành phải tiến tới, mở cửa xe ra rồi kéo cô ra ngoài. Không ngờ cô gái quý tộc này cũng có lúc trở nên thảm hại như vậy.
Tôi đưa Văn Tiểu Hoa về nhà. Trên đường, cô cứ mông lung, mãi mới nói ra được địa chỉ nhà mình.

Về tới nhà, tôi giúp cô thay đồ sạch sẽ, rồi cho cô uống nước, cuối cùng cũng dỗ được cô ngủ.

Sau đó tôi lên sân thượng nhà cô hút thuốc và gọi điện cho Phi.

Nghe giọng cô ấy rất vui, thành tích học tập lại tốt, chắc hẳn cô rất thích cuộc sống ở Pháp. Từ trước tới giờ cô luôn biết cách tự chăm sóc bản thân, luôn tìm được niềm vui bất tận trong cuộc sống giản đơn. Điều này khiến tôi vừa yên tâm lại vừa ghen tỵ.

Lúc tôi trở về phòng của Văn Tiểu Hoa thì cô đã tỉnh. Cô lặng lẽ nhìn tôi, khuôn mặt như phờ phạc thật đáng thương.

“Anh phải đi làm đây”. Tôi nói.

Cô cúi đầu, chậm rãi nói: “Xin lỗi”.

Tôi tiến về phía cô, nắm chặt tay cô khuyên nhủ: “Cảm thấy buồn trong người thì không nên đem bản thân mình ra trút giận. Đó là hành động rất ấu trĩ”.

Nước mắt cô lã chã tuôn rơi.

Rất lâu sau đó, tôi không còn thấy chương trình của Văn Tiểu Hoa trên trên truyền hình nữa. Tôi gọi điện cho đồng nghiệp của cô thì được biết lý do là đang điều chỉnh lại chương trình. Sau khi tôi nói mình là bạn của Văn Tiểu Hoa, họ mới nói thật rằng biên tập viên kiêm dẫn chương trình Tiểu Hoa đang nghỉ dưỡng bệnh.

Như vậy sự việc đã nghiêm trọng hơn rất nhiều rồi.

Tôi biết cô là người rất giống tôi, cọ thể bỏ lỡ việc gì chứ không thể để lỡ công việc. Tôi gọi di động cho cô, rồi lại gọi tới nhà nhưng đều không liên lạc được.

Sau khi đi công tác Quảng Châu về, tôi liền gọi lại cho cô một lần nữa.

Cuối cùng đã tìm được cô, lúc này cô đang ở nhà.

“Em đã đi đâu vậy?” Tôi hỏi, “Làm anh lo quá, cứ tưởng em bị mất tích”.

“Chuyện đâu tới mức nghiêm trọng đến thế?” Cô phân bua, “Em đi du lịch, nếu không lại không được nghỉ”.

Trong giây lát, chúng tôi cùng không nói gì.

“Gia Dương à, anh có rảnh không vậy? Bây giờ qua chỗ em một lát được không?”

Tôi ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời: “Được”.

Lúc tôi tới nơi, Tiểu Hoa đang mặc một chiếc váy dài màu xanh da trời trông rất kì lạ. Quả thực lúc này tôi thấy thần sắc của cô rất tốt, dường như trông cô xinh đẹp hơn.

Trong phòng cô bày biện rất nhiều bình vại, có cái cao cổ, có cái miệng tròn lại có cái cong cong, chúng đều có hoa  văn cổ trên bề mặt. Trên tường treo một tấm thảm, trên tấm thảm là hình một cô gái che mạng cưỡi lạc đà.

“Em đi du lịch ở đâu vậy? Sao thần thái thay đổi nhanh thế?” Tôi hỏi.

“Thổ Nhỗ Kì”.

“Một nơi đẹp đấy”

“Anh ăn cái này đi”

Tôi nếm thử thứ cô đưa cho, đó là một bát chè dầu thơm phưng phức.

Tôi cười cười hỏi: “Chắc em cảm thấy rất thích thú cới chuyến du lịch này. Em thậm chí còn vứt bỏ cả khán giả của mình nữa”.
Cô đang ngồi trên tấm nệm gần tôi, nhìn tôi đắm đuối, ánh mắt long lanh: “Vui lắm anh ạ. Ngày nào em cũng đi cầu nguyện cùng người dân bản địa năm lần. Bởi họ nói với em rằng, chúa trời biết hết mọi việc. Em thường ngồi trong đền hỏi thánh Ala rằng: “Thánh Ala, ngài biết hết mọi chuyện phải không? Vậy ngài có biết con rất thích Trình gia Dương không? Ngài có biết anh ấy nghĩ gì về con không?”.

Tôi không biết phải nói gì nữa, ánh mắt tôi vô tình chìm đắm trong ánh mắt cô.

Môi của Tiểu Hoa in lên môi tôi, thật mất và cũng thật mềm.

Chúng tôi tách nhau ra một chút, khuôn mặt kề bên nhau, tôi nhìn thấy vẻ mãn nguyện hiện rõ trong mắt cô.

Tôi lắp bắp nói: “Tiểu Hoa à, em sẽ hối hận đấy, bởi anh không xứng với em đâu”.

“Nói linh tinh”.

Cô ôm lấy tôi rồi tiếp tục hôn.

Kiều Phi


Chú chó ZuZu nằm trong chiếc vali gỗ nhỏ đặt dưới giường tôi. Tôi ăn bất cứ cái gì cũng đều cho nó một ít. Lúc học bài, mặc dù rất nóng nhưng tôi vẫn đặt nó lên chân mình. Ngày nào tôi cũng tắm cho nó, sau đó còn ôm nó lên giường chơi một lúc. Sáng hôm sau lúc tỉnh dậy, thấy áo phông của mình dính đầy lông chó.

Thỉnh thoảng tôi dắt nó ra quảng trường chơi. Tôi mua ba chiếc sandwich rồi chia cho nó một nửa. Ăn no xong, cu cậu liền chạy cuống cuồng cùng những con chó khác. Con chó này thường ngày ở nhà rất ngoan, không hay làm ồn. Thế mà lúc này nó đang sủa ầm lên trong quảng trường, thậm chí sủa to tới mức khiến những con chó khác phải sợ.

Cuối cùng cũng có người đi tới nhắc nhở: “Con chó của cô sủa to quá, ảnh hưởng tới giao thông”.

Tôi đang ngồi đọc báo trên ghế, nghe thấy vậy liền ngẩng đầu lên, nở nụ cười thân thiện với họ, thì ra người đó chính là ZuZu Ferrandi. Nụ cười trên môi tắt ngúm, tôi nghiêm mặt nói: “Người có nhân quyền, chó có chó quyền. Tôi không đồng ý với mỗi tiếng sủa của nó, nhưng tôi sẽ thề chết để bảo vệ quyền được sủa của nó”.

ZuZu ngồi xuống bên cạnh tôi chăm chú nhìn rồi nói: “Thật không thể tưởng tượng nổi, chắc chỉ một thời gian ngắn nữa thôi là cô sẽ nói tiếng Pháp giỏi hơn tôi đấy”.

Tôi cười hì hì nói: “Cậu quá khen rồi, cậu xem này, vừa hay tôi đọc tới đoạn này”.

Trong sách là đoạn nhân vật Voltare chau mày nói: Tôi không đồng ý với từng chữ anh nói, nhưng tôi thề chết bảo vệ quyền được nói của anh.

“Tôi phải về rồi”. Tôi nói với ZuZu.

ZuZu ở đằng sau nói với theo: “Phi à, cuối tuần này chúng ta đi Avignon chơi nhé. Đó là thành phố cổ, chắc chắn cô sẽ rất thích”.

Tôi ngẫm nghĩ một lát, trước khi bắt đầu học kì mới, tôi còn một tuần nghỉ ngơi. Avignon là thành phố cổ nổi tiếng mà tôi ngưỡng mộ từ lâu. Tôi quay lại nói: “Được thôi. Chúng ta cùng đi nhé”.

“Thế thì hay quá! Chờ điện thoại của tôi nhé”.


NHỮNG CHƯƠNG TỚI LÀ THỜI GIAN TRÌNH GIA DƯƠNG QUEN VĂN TIỂU HOA, MÌNH TYPE MÀ CŨNG THẤY OẢI, KHÔNG THÍCH NHỮNG CHƯƠNG TỚI :)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách