Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: nangriva
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Người Lớn Cô Đơn | Phan Ý Yên

[Lấy địa chỉ]
21#
Đăng lúc 27-7-2016 07:21:11 | Chỉ xem của tác giả
KHÔNG THỂ LẤY CHỒNG TA


Những cô gái theo phong trào Tây hóa thường nói tiếng Anh lưu loát và nhìn thấy rõ tương lai của đời mình.

Chuyện phiếm cho A và Z.

Bây giờ đã là ba giờ sáng, giờ Paris. Nàng vẫn còn chong mắt không tài nào ngủ được. Từ căn biệt thự trên đại lộ Franklin Rosevelt, nàng nhìn rõ thành phố hoa lệ vẫn còn sáng choang kiều diễm. Không như nửa vòng trái đất kia, tầm giờ này, họa chăng chỉ có những tấm lưng gồng gánh miệt mài, thỉnh thoảng bị đêm nuốt chửng lấy rồi lại thở dài nhả ra, những đám loi choi lâu lâu khuấy động khoảng yên bằng những trận rú rít, và nàng của những năm trước hay thích trườn tấm thân trắng nõn vào đêm, hít lấy hít để mùi hoa nhài nhà bên cạnh.

Ngày mai, ngày kia nữa là tết, hai năm rồi nàng đón tết xa quê. Chồng nàng sống tại quận Mười ba, buổi sáng mọi người thường thưởng thức tô phở to như cái thau rửa mặt, đĩa banh cuốn làm từ thứ bột bán đầy siêu thị. Rồi chồng nàng, anh chàng người Pháp cao hơn mét tám, giám đốc tài chính ở Total Elf, ôm hôn nàng và nói câu: "Chúc mừng năm mới" bằng thứ giọng mũi lơ lớ. Thế là tết xong, đi qua hờ hững và chóng vánh. Nàng tưởng mình đã thích nghi với bất kì loại hình chúc tụng lẫn chia sẻ nào. Nàng tưởng bản thân sinh ra đã là "con tắc kè hoa" giỏi thay áo, giỏi làm quen, giỏi biến cái khó ưa thành cái đỡ khó ưa có thể kiểm soát. Vậyà bây giờ nàng lại nằm co quắp trong đống chăn nệm xa xỉ, trong căn phòng sực nức mùi hoa nhài... dán nhãn L'Occidental, và nhớ...

Và khao khát đến nứt da nứt thịt mùi ngai ngái lá dong trải đầy sân gạch, buổi sáng đi làm, nàng cứ phải rón rén lách qua trên đôi guốc nhọn 7 phân kiều diễm.

Đột nhiên nàng cảm thấy oán hờn ghê gớm. Oán hờn ai, tức thời nàng không thể nào biết rõ. Oán cái nguyên do đẩy nàng xa xứ lấy chồng Tây đi vậy. Nhưng rồi nàng tự hỏi. Nguyên do đó là gì? Là cái chương trình: "Chúng tôi là phụ nữ" nàng phụ trách ngày xưa? Hay tại anh A, anh Z nàng đã từng phải lòng mà trao trọn nguyện ước tuổi xanh?

Nàng khóc rưng rức.

Bốn giờ sáng. Giờ Paris.

Nàng bảo vệ luận văn thạc sĩ báo chí tại pháp năm nàng hai mươi tư tuổi. Nàng ào ào về nước. Nàng đẹp. Nàng khéo léo. Nàng cá tính. Nàng rất "cool", nói theo ngôn ngữ của những người trẻ giỏi giang, hội nhập như nàng. Nàng trúng tuyển vào đài truyền hình, với năng lực và ngoại hình hiếm có, chả khó khăn gì nàng đã thuyết phục nhà đài cho làm hẳn một chương trình mới lấy tên "Chúng tôi là phụ nữ".

Chương trình của nàng chỉ sau 2 lần phát sóng đã nhận được sự ủng hộ hết sức nhiệt tình của khán giả. Nàng đem lên màn ảnh chân dung những người phụ nữ thành đạt bắt đầu lập nghiệp từ con số O tròn trĩnh, những người dũng cảm đương đầu với bệnh tật, thậm chí là cả những pa và đời tư của họ. Đấy, nàng thông minh đến thế là cùng. Chả ai chê trách được chương trình của nàng vì nó bao quát từ cái nghèo hèn đến sự cao sang quyền quý, từ những sự phù phiếm rẻ tiền cho đến những giá trị sâu sắc cao siêu. Có hết, có đủ, thậm chí là có dư. Nàng nổi tiếng như cồn, đi đến đâu người ta trầm trồ đến đấy. Người ta ngưỡng mộ nàng, người ta mê đắm nàng, người đàn bà giỏi giang, thành đạt. Và cũng chính lúc ấy, nàng cảm thấy hình như nàng không cần phải dựa dẫm vào bất kì người đàn ông nào. Nàng ăn tối với A, shopping với B, khiêu vũ với C, và thăng hoa với Z. Cũng có lúc nàng đốt đèn trong đêm, cố nhớ lại những rung cảm bé li ti khi nàng mười bảy, mười tám để định hình xem tình yêu như thế nào mà còn lấy chồng cho hợp nhẽ, hợp lòng thiên hạ. Nhưng rồi nàng không thể. Nàng e sợ thứ danh phận "người vợ - người mẹ - người con dâu." Nàng e sợ thứ cảm giác cuộc đời mình vô tình gắn vào một cái họ nào đấy. Thế rồi, nàng ngủ thiếp đi.

"Xin chào tất cả các bạn" Y Ly lại được gặp mặt các bạn trong chương trình "Chúng tôi là phụ nữ" Chắc hẳn các bạn đang thắc mắc không biết khách mời nào sẽ đến với chúng ta ngày hôm nay. Y Ly đã suy nghĩ rất lâu và quyết định tuần này sẽ tạo một không khí mới mẻ hơn. Chúng ta sẽ không chỉ có một vị khách mời như thường lệ mà là đến ba vị khách thú vị. Họ sẽ cùng chia sẻ với chúng ta một quan niệm mới về những người phụ nữ được xem là thành đạt. Như thế nào là thành đạt? Họ là những người phụ nữ của thế kỉ mới, độc lập, mạnh mẽ, giỏi chuyên môn, nhạy bén và kinh tế vững chắc. Ngỡ tưởng những người như các chị sẽ là người dễ dàng tìm kiếm một mái ấm mãn nguyện nhất, thế nhưng trên thực tế lại không phải như vậy. Và bây giờ, chúng ta cùng chào mừng chị Bảo A, trưởng phòng marketing tập đoàn P. tại Việt Nam; chị Thanh T, kế toán trưởng khách sạn H và chị Minh V, giám đốc chi nhánh M. tại Hà Nội đến với trường quay để tham gia cùng chúng ta trong chương trình "Chúng tôi là phụ nữ", chủ đề "Không thể lấy chồng ta" hôm nay."

Đó là chương trình nhiệt tâm cuối cùng của nàng. Nàng đã đối diện với những người đàn bà có thừa mứa tiền tài và danh vọng, nghe họ bộc bạch những trăn trở có thể coi là phiến diện nhưng chúng lại chính là tâm tư tình cảm của nàng.

Chị Bảo A quả quyết:

- Đàn ông Việt sĩ diện nhất hành tinh!

Nàng tròn mắt. Chị đặt tách cà phê xuống bàn, mỉm cười nói tiếp:

- Chị chẳng nói đùa đâu. Em cứ thử yêu một chàng đi, rồi đi làm kiếm nhiều tiền hơn anh ta xem. Cái sự tưởng như là cỏn con ấy, dễ thông cảm ấy nhưng thực chất lại là nguồn cơn của hàng chục, hàng trăm cuộc cãi vã để dẫn đến chia tay.

- Thế thì chọn anh nào kiếm tiền giỏi vậy!

- Kiếm tiền giỏi thì thường chả lấy em làm vợ đâu!

Nàng bắt đầu có triệu chứng hoang mang.

- Kiếm tiền giỏi thì chỉ muốn lấy vợ theo tiêu chuẩn "không xấu - không đần độn - không tham vọng" thôi em ạ!

Triệu chứng hoang mang đang gia tăng.

- Em thấy lớp thanh niên tầm tuổi em đi du học, tiếp cận những luồng văn hóa mới, họ cũng suy nghĩ thoáng hơn lớp cha chú rất nhiều đấy chứ.

- Bọn ấy lại càng mệt. - Chị Thanh T xen vào.

- Tại sao ạ?

- Đàn ông du học còn rắc rối hơn, nửa mạc nửa mỡ, dở dở ương ương. Lúc cần "sướng lên" thì tự kỷ ám thị ta đây tân tiến,

cởi mở. Lúc qua rồi thì lôi giáo điều ra rao giảng. Trước mặt thiên hạ toàn tuyên ngôn như đinh đóng cột ta đây tư tưởng thoải mái, không đánh giá chị em bằng mớ quan điểm cổ lỗ, nhưng đến lúc tình huống thực tế với bản thân thì chột dạ ngay. Dằn vặt rồi vặn vẹo đủ cả. Chả biết đâu mà lần, các anh đi học càng cao càng rộng lại càng mệt. Ngỡ là lớp thanh niên rộng rãi, phóng khoáng nhất nhưng hóa ra còn âm lịch không ra âm lịch, dương lịch cũng chẳng đến luôn.

Chị Bảo A đặt ly nước xuống bàn tiếp lời:

- Phải rồi. Họ chỉ tân tiến, cởi mở lúc còn trẻ, còn muốn chơi bời trải nghiệm, muốn thể hiện với đám loi choi cùng cỡ rằng mình có suy nghĩ chững chạc và khoáng đạt. Đến lúc trưởng thành hơn một chút, sống và bao quanh bởi cuộc sống xã hội Việt Nam, họ tính đến chuyện lập gia đình tử tế, những anh chàng này sẽ trở thành kẻ gia trưởng và bảo thủ số một.

Nàng cặm cụi ghi chép. Đầu óc mông lung, bao quanh bởi hàng loạt luồng suy nghĩ xoay chiều ngang dọc.

Buổi nói chuyện lan man sang một số chuyện linh tinh không đầu không cuối một lúc. Nàng thấy nắng rẽ đôi trên chóp vòm phố Nhà Thờ.

- Nói tưởng đùa chứ Ly có tin không? Phụ nữ mà béo thì khó lòng mà kiếm được anh chồng ta tử tế.- Chị Minh V chuyển sang câu chuyện khác.

- Tại sao ạ?

- Tỉ dụ nhé. Em cao 1m60, nặng năm mươi lăm cân. Theo tiêu chuẩn đo quốc tế, em là người vừa phải. Theo quy ước Việt Nam, đàn bà thế là béo. Mà cứ ú na ú nần trong mắt các chàng trai Việt thì cho dù em có khéo, có chăm, có thông minh có tài giỏi thì cũng sẽ là hạn mục sát ngạch sau cùng. Đừng tin chuyện "cái nết đánh chết cái đẹp".

- Có hơi cực đoan quá không ạ?

- Hiển nhiên là không phải mười chị béo thì ế hết cả mười, nhưng mà cứ phải mò kim đáy hồ, tát cá lội ̣a hoằn may phúc mấy đời tu dưỡng gia thân, mới có chị gặp được anh chồng ta yêu thương mình vì cái nết na.

Không gian loãng ra. Tháng Bảy đổ trận gió to rối bung cả tóc. Nàng gọi điện cho Quân. Nàng bảo:

- Em vừa làm phỏng vấn chương trình xong Quân ạ! Lảo đảo quá!

Quân cười:

- Túm tóc xé váy với khách mời à?

Nàng rủ Quân đi uống bia hơi. Để nghe Quân cớt nhả. Mấy năm rồi vẫn thế, Quân với nàng vẫn nói chuyện với nhau bằng thái độ bông lơn, bỡn cợt như hồi hai đứa còn học đại học ở Pháp. Có lần nàng tỏ tình:

- Em yêu anh, Quân ạ!

Quân đáp trả luôn:

- Nếu Ly muốn thì chúng ta yêu nhau, chứ Quân sẽ không đám cưới với Ly!

Nàng tự ái, đấm bộp vào bụng Quân rồi bỏ đi một mạch. Tuần sau lại hòa, lại đi lang thang cùng, mua cà phê cùng, đi chợ cùng.

Quân đến, búng tách vào trán nàng, cười nhăn nhở:

- Ả làm sao? Nói ra để chàng giải quyết!

- Tại sao Quân không muốn lấy Ly?

Quân sững người một lát.

- Ly giỏi giang quá, sắc sảo quá. Quân muốn một người vợ bình thường thôi, đơn giản và an phận. Và ít ra cũng để Quân mở một lời cầu hôn cho phải nhẽ.
Họ là hai kẻ âm thầm duy nhất trong quán nhậu. Xung quanh nàng, những người đàn ông. Không phải của nàng.

Nàng không muốn kiếm tìm. Không thể kiếm tìm.

Nàng mệt mỏi. Buông tay.

Các cô gái khi bị bỏ rơi sẽ cố gắng sống tốt hơn, xinh đẹp hơn.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

22#
Đăng lúc 27-7-2016 07:40:12 | Chỉ xem của tác giả
ĐÙNG MỘT CÁI... EM YÊU ANH


Chou ngồi cạnh Ichi bên cửa sổ. Gió lùa vù vù tung cả tóc. Chou quay lưng lại, hét thật to vào cái quạt điện màu hồng chi chít hình dán mèo đeo nơ: "AAAA, cậu là đồ tệ bạc! Cậu là đồ tệ bạc!" giọng Chou méo mó cả đi như vẻ mặt cô lúc này. Thút thít rồi đấy.

Năm nay Chou mười tám tuổi.

Ichi chỉ là một con mèo bằng đất nung hai tuổi rưỡi. Không phải loại mèo thông thường. Là loại đặc biệt xinh đẹp đeo lục lạc ở cổ và có một cái rãnh nhỏ ở lưng. Giống như bọn heo đất "ăn tiền" thì Ichi lại "ăn nỗi buồn" của Chou. Vào một ngày mùa xuân hoa phi tiên bay đầy trong gió, Gia Bách bê Ichi đến gõ cửa nhà Chou và bảo: "Này, cậu bớt khóc nhè đi và nuôi con mèo này lớn bằng nỗi buồn của mình nhé!" Vậy là đã hai năm rưỡi trôi qua.

Gia Bách và Chou cùng lớn lên trên đảo Bách Hoa. Sáu tuổi, Gia Bách đã biết nắm tay dắt Chou băng qua đường. Mười tuổi, Gia Bách kết một chuỗi hoa chuông đeo vào cổ tay Chou và nghiêm mặt nói "sau này tớ sẽ lấy cậu!" Mười bốn tuổi, Chou bắt đầu lớn, cao hơn Gia Bách một ngón tay út và không thích đi cùng nhau nữa. Mười sáu tuổi, Chou tóc dài ngang vai màu hạt dẻ, ngồi vắt vẻo ở trên đồi đọc thư tình của không biết bao nhiêu người giấu tên giấu mặt. Gia Bách lênh khênh, tóc đinh lởm chởm, áo đồng phục tà trong tà ngoài, chiều nào trên đường về cũng tạt ngang qua vứt cho Chou một thỏi kẹo phúc bồn tử phủ đường lấp lánh.

Mười sáu tuổi, Chou đứng chống nạnh dưới cây táo phủ trắng hoa, nhíu mày với Gia Bách khẳng định.

- Tớ không thể nào yêu người bằng tuổi.

- Tại sao? - Gia Bách ngạc nhiên, lo lắng.

- Thật là không ra gì. Những lời đường mật này này thậm chí còn sai cả chính tả!

Vừa nói Chou vừa phẩy phẩy đám thư tình trong tay. Gia Bách gật gù nhìn Chou.

- Tớ chả bao giờ viết sai chính tả cả!

Chou không để ý gì đến lời Gia Bách.

- Cậu biết chúng nó viết gì không?

- Viết gì?

- Cậu đả khiến tớ biết đến một thứ tình cảm rất mảnh liệt. Đấy xem đi, tình yêu có phải là thứ trẻ con viết sai be bét thế này đâu!

Gia Bách vòng tay nhìn Chou.

- Thế cậu biết tình yêu là gì à? - Đương nhiên. - Chou cong môi.

- Như nào?

- Là như tớ với anh Khải Minh... - Chou bất giác đưa tay lên bịt miệng mình.

- Hả? Anh Khải Minh á?

Gia Bách trợn ngược mắt nhìn Chou giận dữ, nạt một câu rồi xách cặp bỏ đi.

Không thể nào!

Đảo Bách Hoa nằm ở tầng thứ mây thứ chín, xung quanh bao bọc bởi những làn khói hồng xốp như bông. Mỗi năm trên đảo chỉ có mùa đông lạnh vào tháng Mười Hai, hơi nước đóng thành băng tụ thành những đốm thủy tinh trong suốt dưới tàn cây lá kim xanh mượt. Mọi người gọi đó là tháng hạnh phúc vì bất kể ai cũng được quay về nhà vào tuần cuối cùng của tháng, nghỉ lễ Giáng sinh vào rừng nhặt thông và nướng bánh trên quy gừng có mứt anh đào ở giữa.

Khải Minh là anh trai của Gia Bách, lớn hơn Gia Bách tám tuổi và rời khỏi đảo Bách Hoa để đi bộ xuống trái đất từ năm hai mươi tuổi. Cứ mỗi mùa phi tiên đi qua là đảo Bách Hoa lại chứng kiến sự ra đi của biết bao người trẻ, họ băng qua cổng cây tùng, xuyên qua những ngả mây màu ngọc bích và hướng về phía dải nâu đầu tiên của trái đất. Có một đôi người trên đường đi đã dừng lại ở tầng mây thứ hai hoặc thứ ba vì không đủ sức đi tiếp hoặc vì họ sợ nếu đi hết con đường thì vĩnh viễn sẽ không còn nhìn thấy một dải nâu hồng nào nữa trong đời.

Khải Minh trở về nhà vào tháng Mười hai. Như hầu hết tất cả mọi người, trở về nhà vào điểm cuối cùng của bất kỳ điều gì: cuối năm, kiệt sức, tận cùng của thất vọng, tận cùng của đổ vỡ. Thế nên, ngày Hai mốt tháng Mười hai năm nào cũng vậy người ta cũng thấy cậu ở cổng, đứng cạnh cây tùng, đi về phía ngôi nhà số ba hai phố Anh Túc. Và đúng lúc vào ngày tháng Mười hai năm Chou mười sáu tuổi, Khải Minh va vào Chou ở ngã tư đó. Đó là một ngày gió lớn, quăng quật mọi thứ lên không trung rồi lạnh lùng thả rơi vội vã. Chiếc khăn quàng cổ màu thiên thanh của Chou xổ bung, bay tuột khỏi cô, chấp chới hạ cánh trùm kín mặt Khải Minh. Chou luống cuống chạy đến, miệng không ngừng xin lỗi.

Nếu bạn đã từng hy vọng gặp được hoàng tử của mình một lần trong đời, nếu bạn đã từng tưởng tượng về thứ ánh sáng diệu kỳ băng qua không trung và xuyên thẳng vào tim, khiến cả một vùng trời trước mắt đột nhiên lấp lánh, nếu bạn đã từng miên man dọc sống lưng cảm giác râm ran như kim chích, nếu bạn đã từng thấy hơi thở của mình bối rối... thì bạn sẽ hiểu Chou, thực sự hiểu Chou khi cô ấy nhìn thấy Khải Minh. Cũng không có gì quá lớn lao. Chỉ là Khải Minh mỉm cười hiền lành, gỡ chiếc khăn ra khỏi mặt và từ từ quàng nó cẩn thận lên cổ cho Chou. Cậu khẽ xoa đầu Chou và bảo: "Chou đã thành thiếu nữ rồi đấy!" Ừ, đã là thiếu nữ rồi cơ mà, có phải trẻ con nữa đâu!Thế nhưng, Khải Minh là người đầu tiên trên thế giới này công nhận điều đó. Người đầu tiên bao giờ cũng có vị trí và ý nghĩa thật đặc biệt.

Cái người đặc biệt ấy lại còn dong dỏng cao, cười lộ răng khểnh và giọng nói thì ấm áp vô cùng. Cái người đặc biệt ấy Chou đã gặp không ít lần trước đây nhưng chưa bao giờ biết rằng người ta lại có thể khiến trái tim Chou loạn nhịp đến thế. Ngồi vắt vẻo trên chạc cây rêu, véo von hát, trong lòng ngập tràn hoa như thể tháng Ba đã ở rất gần, mùa xuân dịu dàng gõ cửa. Gia Bách đi bộ lên đồi, cậu vứt uỵch túi xách xuống gốc cây rêu, ngẩng mặt nhìn Chou.

- Cậu thích anh Khải Minh thật à?

Câu hỏi của Gia Bách khiến cho Chou im bặt, mặt đỏ bừng bừng như vừa vô tình uống nhầm ly rượu táo. Gia Bách thở dài nhìn thái độ lúng túng của Chou:

- Chỉ là thích vớ vẩn thôi chứ gì!

- Không...phải mà... - Chou lý nhí.

- Sao cậu biết là không? Cậu có bao giờ nói chuyện với anh Khải Minh đâu cơ chứ? Cậu biết gì về anh Khải Minh hử?

- Tớ có... nói hai lần rồi.

- Lúc nào?

- Một lần khi anh ấy vừa về và một lần trong buổi nhặt thông ở rừng Lâm ấy. Tớ biết mà. Nó khác lắm. Tớ nghĩ đến anh ấy suốt cả ngày, ngay cả khi đang đánh
răng tớ cũng nghĩ. Trước khi đi ngủ tớ cũng nghĩ đến thì mới ngủ ngon được. Và chỉ nghĩ thôi mà tớ đã có thể mỉm cười. Cái kiểu cười có thể khiến cậu ấm trong tim, rộn rã toàn là nhạc điệu. Thích lắm!

Gia Bách im lặng. Ừ, cái kiểu nhạc điệu trong tim đó cậu cũng biết rõ nó ngân nga nhường nào mỗi lần nhìn thấy Chou. Da diết và bám riết lấy tâm trí như một kiểu hạnh phúc gây nghiện. Thực sự gây nghiện. Nhưng đến lúc này, khi ngồi dưới gốc cây rêu, nghe Chou kể về bản nhạc trong tim cô. Gia Bách mới nhận ra rằng bản nhạc của mình cũng có khả năng đổi tông và chùng xuống. Gia Bách hít một hơi dài rồi đứng lên, trong lòng thầm nghĩ: "Không sao, mình là đàn ông cơ mà!"

- Tớ sẽ giúp cậu. Kế hoạch của cậu là gì?

Bằng một giọng cương quyết và mạnh mẽ. Gia Bách nhìn thẳng vào Chou và nói những lời như vậy. Lúc đó, cậu nhìn rõ niềm lấp lánh hân hoan trong mắt cô. Chou hào hứng.

- Thật à? Cậu sẽ giúp tớ thật nhé! Cơ mà, tớ lại chẳng có kế hoạch nào cả.

- Anh Khải Minh sẽ lại đi mất đấy!

- Tớ biết. Hay là năm mười tám tuổi tớ cũng sẽ đi xuống trái đất với anh ấy. Cậu thấy được không? Lời Chou rất đau. Gia Bách hiểu hẳn là Chou phải thích anh Khải
Minh lắm mới có thể từ bỏ mọi thứ ở đảo Bách Hoa mà đi như vậy.

- Nhưng cậu cũng phải để cho anh ấy biết là cậu chờ chứ!

- Ừ nhỉ! Hay là tớ vẽ cho anh Khải Minh một bức tranh.

- Vớ vẩn! Anh Khải Minh không thích tranh đâu và bọn con t sẽ chẳng hiểu gì khi nhìn một bức tranh từ con gái cả.

- Thế tớ phải làm thế nào?

- Hay cậu viết thư đi!

Vậy là Chou viết một bức thư that. Viết trên giấy có in hình màu hồng và phảng phất mùi bạch trà. Trong thư Chou bảo rằng Chou định sẽ đi xuống trái đất với anh Khải Minh năm Chou mười tám tuổi, Chou có thể dựa vào sự giúp đỡ của anh Khải Minh được hay không. Rồi Chou vẽ những trái tim bé xíu xiu bay đầy trên giấy. Buổi sáng trước ngày Khải Minh đi, Chou bước thẳng lưng, chìa bức thư ra trước mặt Khải Minh rồi dõng dạc bảo:

- Anh hãy đọc nó đi nhé!

Khải Minh mỉm cười, tiến đến xoa đầu Chou bảo:

- Con bé ngốc này!

Mùa phi tiên năm sau, Khải Minh dắt một cô gái tóc dài về nhà. Chou đợi anh ở cổng cây tùng. Lúc nhìn thấy cô ấy, tay trong tay, đầu thỉnh thoảng lại nghiêng lên vai Khải Minh hạnh phúc, Chou vội vã trốn mình, một giọt nước mắt trong veo, óng ánh buông mình xuống vạt cỏ xanh ươm. Cái mầm cây bé xíu trong trái tim Chou đột ngột buông mình. Rơi mãi. Đúng lúc ấy, Gia Bách đột nhiên xuất hiện, nắm lấy tay Chou và kéo đi mải miết. Băng qua rừng Lâm, băng qua cánh đồng cỏ du mục, băng qua suối An Lạc, đi mãi đi mãi đến khi bầu trời sập tối. Cả hai mệt nhoài nằm lăn ra bãi đất trống.

- Cậu là đồ ngốc! - Gia Bách mắng.

Chou vẫn tiếp tục thút thít.

- Sao cậu cứ phải như thế? Tớ đây này, tớ có khổ sở thế đâu.

- Vì cậu đâu có yêu.

- Ai bảo cậu. Cậu có là tớ đâu mà cậu biết.

- Vì cậu có bao giờ nói đâu mà tớ biết được. Và trông cậu chả giống là đang yêu ai cả.

- Hừ! Tớ thích cậu. Tớ thích cậu từ lâu lắm rồi. Và tớ phải im lặng như thế, đứng một mình nhìn cậu bảo cậu thích anh Khải Minh như thế! Cậu hiểu được gì chứ?

Gia Bách mặt mũi đỏ gay, đứng bật d và (lại) bỏ đi trong ánh mắt sửng sốt đến tột cùng của Chou. Buổi sáng mùa xuân năm ấy, Gia Bách bê Ichi đến cho Chou và chào tạm biệt. Cậu phải đi cùng gia đình rời khỏi đảo Bách Hoa. Chou chết lặng ở bậc thềm gỗ trắng, ôm Ichi trong tay không nói nên lời. Cho đến khi cái bóng dong dỏng cao của Gia Bách khuất hẳn ở cuối đường, Chou mới buột miệng: "Gia Bách ơi, cậu sẽ không hát cho tớ nghe nữa à..."

o O o

Đảo Bách Hoa nằm ở tầng thứ chín, an lành và trong trẻo, hiền hòa và dịu dàng quanh năm như một bản tình ca bất tận. Chou ngồi cạnh Ichi bên bệ cửa sổ. Gió lùa tung cả tóc. Mùa phi tiên thứ hai không Gia Bách. Không có những bài hát réo rắt ở trên đồi, không có những buổi chiều tà nhặt thông trong rừng Lâm, Chou níu tay Gia Bách những khi giật mình sợ hãi, không có ai nghe Chou than thở, không có ai nghe tiếng Chou cười.

Chou ông Ichi trong tay. Ichi béo tốt, nặng ù, mang đầy trong mình những nỗi niềm có tên Gia Bách. Chou bước xuống lầu, mở tung cửa.

Năm nay Chou mười tám tuổi. Ở đảo Bách Hoa, người ta nói với nhau rằng. Phải có trong mình trái tim dũng cảm nhất định thì mới can đảm bước qua cổng cây tùng.

Và Chou biết. Vào lúc này đây. Lòng dũng cảm của Chou ấy mà. Đã được khắc tên Gia Bách trên đó.

Gặp gỡ và nảy sinh cảm xúc có thể là định mệnh. Nhưng ở lại hay ra đi lại hoàn toàn là sự lựa chọn của mỗi người.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

23#
Đăng lúc 27-7-2016 07:46:37 | Chỉ xem của tác giả
CHỊ GÁI


Nhiều khi tôi thấy mình kiếm được cớ để viết đơn giản ghê lắm! Kiểu như là, hôm rồi trời mưa. Nấu canh cải dưa chua với thịt bò. Mà lâu ngày rồi mới nấu. Quên mất dưa cải sẵn mặn, sẵn chua. Thành ra bát canh mặn thấy ớn. Chua thấy rầu. Rồi ruột da tự nhiên lênh láng cả. Vây, là được cái cớ mà rền rĩ, rền rĩ gõ.

Mà ai lỡ đọc tiếp rồi. Làm ơn đừng trách sao truyện gì mà cứ ỉ ê. Không phải tại tôi. Tại bát canh dưa cải chua nấu thịt bò. Chỉ mà mặn! Chỉ mà chua! Nghen!

Chị ngồi trên phản, quần đùi thiệt ngắn, húp canh sồn sột. Canh dưa cải thịt bò, món mẹ nấu mà chị thích nhất. Chị nói với về phía tôi, lúc ấy đang cúi đầu vào quyển giáo khoa lớp tám.

"Con Dinh sau này học vừa thôi nhé! Kiểu gì mày cũng xinh hơn chị. Cố học cách mà chọn chồng. Đàn bà chỉ cần có thế!"

Ừ, học cách mà chọn chồng. Đó là tất cả những gì tôi còn nhớ về chị. Nghĩa là rõ nét nhất. Chân thật nhất. Chị đi Tây, lấy chồng Tây năm tôi học lớp mười. Kể từ đó, hình ảnh của chị bị thời gian xóa dần đi như kiểu người ta xóa mực bút dạ trên bảng mica. Chỉ mờ chứ không bao giờ sạch được, lâu ngày thành những vệt kéo dài loang lổ. Một năm chị gọi về nhà một lần. Lần nào cũng vào ngày mùng Bảy tháng Bảy âm lịch.

Có lần mẹ mắng, bảo: "Tao với mày có phải Ngưu Lang Chức Nữ đâu mà mày năm nào cũng gọi về ngày này hả con?" Rồi khóc rưng rức lên. Đêm nằm tôi hay vắt tay lên trán. Thấy mình sao kỳ lạ, đã bao lâu rồi, tôi quên mất mình còn một người chị gái.

Lúc tôi vào đại học, chị gửi quà về. Một cái vòng tay khắc tên tôi trên đó. Đến lớp lũ bạn xuýt xoa khen đẹp, hỏi mua đâu, bao nhiêu tiền... Tôi kể chị tôi cho. "Dinh có chị gái à?" Ừ nhỉ, tôi có chị gái à? "Lấy chồng Tây, đi rồi!" "Sướng nhé!" Ai sướng? Sướng thế nào?

Tôi gọi điện hỏi chị: "Có sướng không?"

Chị cười to trong điện thoại. Lảnh lót. Ngân dài. Mẹ bảo tiếng chị cười như tiếng khánh rung. Chắc tại mẹ đặt chị tên là Khánh.

"Mày lớn rồi Dinh ạ!"

"Bao nhiêu năm có gặp đâu mà chị biết em lớn?"

"Biết quan tâm đến chuyện sướng khổ là có lớn lên rồi!"

"Thế chị sống thế nào?"

"Người ta có hàng trăm nỗi lo hàng ngày. Tao thì chỉ có một. Năm giờ chiều mua cho được ổ bánh mì dài cho buổi tối vì thằng chồng nó thích cửa hàng ấy. Và chỉ đúng năm giờ chiều, chúng nó mới nướng mẻ mới, không đến ngay thì hết. Nếu cuộc sống như thế được gọi là sướng. Thì chị mày cũng sướng Dinh ạ!"

Hôm đấy tôi gác máy. Thấy lòng lộn xộn, rối rắm.

Mùa hè ở miền Trung hanh hao dữ dội. Rừng rực như đứa con gái lúc nào cũng khát khao. Có đợt gió nào là được vuốt ve mơn trớn đợt ấy. Sướng râm ran, mê mẩn. Hết quãng rồi lại càng rừng rực hơn, khát khao hơn. Mẹ xin ở đâu về được cái giường gấp vải dù bộ đội bạc thếch, nhìn là biết nặng trĩu gió sương. Không biết có đỡ thêm được nổi chút ân tình nào nữa không. Tôi gối đầu lên đùi mẹ. Đợi cò về. Mà chỉ đợi có thế thôi chứ có cò nào về trên mấy cái cột nhà bê tông nữa. Mẹ thì thầm thủ thỉ. Như kiểu người ta kể chuyện cổ tích.

"Tóc con Dinh hoe hoe nhỉ! Không như tóc chị Khánh mày."

"Hôm trước xin mẹ mày làm xoăn phải không? Mai nhắc mẹ đưa tiền nhé!"

"Đi học có cần gì không?"

"Có để ý thằng nào chưa?"

"Mẹ thấy thằng Vinh hay kiếm cớ sang tìm Dinh lắm đấy!"

...

Tiếng mẹ lúc xa lúc gần. Miên man bất tận. Cứ ủ ê như nỗi nhớ không vượt được khỏi bờ môi. Tôi thấy nước mắt mình đột nhiên rịn ra vô cớ.

"Mẹ ơi, sao chị Khánh không về?"

Câu hỏi đập vào khoảng không, vỡ òa. Những mảnh vụn găm mỗi nơi một ít, nên cứ đau ri rỉ, ri rỉ không thôi.

Chiều tà, mẹ lại nấu canh cải chua với thịt. Tôi ôm mẹ từ sau lưng, hít hà: "Mai mốt con chọn chồng giỏi hơn chị Khánh mẹ hén!" Vai mẹ gầy, khô cong đột nhiên nhũn ra, lềnh lệch. Hôm đó chắc có giọt nước mắt nào rơi lẫn vào nên bát canh dưa cải mặn đến thê lương.

Tháng Mười một, trời miền Trung lênh láng nước. Gió mùa đông bắc oằn oại mãi cũng vượt qua được đèo Hải Vân, vậy mà vẫn còn lạnh ghê lạnh gớm. Chị về. Áo dạ tím, bốt cao, gõ lên vỉa hè đường lộc cộc, cả ngõ chìa đầu ra xem đứa nào chơi trội, guốc dập hơn cả tiếng mưa. Chị chỉ nhoẻn miệng cười. Nhìn hiền thấy lạ.
Cả tuần ăn canh rau dưa cải chua, hôm thì thịt bò. Hôm lại với cá rô đồng, phần chiên giòn, phần nấu canh. Mẹ ngồi vuốt tóc chị, bảo: "Sao tóc mày ngày càng đen thế hả Khánh?", rồi thở dài thườn thượt. Chị cũng chỉ nhoẻn miệng cười. Nhìn hiền thấy lạ.

Hàng xóm sang chơi, hỏi han tíu tít. Bảo: "Cô Khánh giờ nói tiếng Tây chắc còn giỏi hơn tiếng Việt." Bảo: "Bánh mì, bít tết có khác, cô Khánh trắng ra nhiều, nhìn cứ như Tây." Rồi: "Cô Khánh có anh bạn Tây nào giới thiệu cho con gái nhà bác với!"

"Phen này nhà bà được nhờ nhé!" Bảo... Bảo... Chị chỉ nhoẻn miệng cười. Nhìn hiền thấy lạ.

Chị Khánh của Dinh, mặc quần đùi húp canh sồn sột. Chị Khánh của Dinh ăn to nói lớn, mắng ai thì như hất cả bát nước vào mặt đừng hòng ngóc đầu lên. Chị Khánh của Dinh đâu biết cười nhoẻn. Đâu có biết hiền. Chị Khánh của Dinh...

Chủ nhật, chị bảo Dinh: "Cà phê không?" Dinh ừ. Vào một quán nhè nhẹ, có trúc, có tre, có bồn phun nước, bật nhạc giao hưởng nghe chừng cũng du dương lắm. Chị hỏi Dinh học hành thế nào, đã có người yêu chưa? Có định đi du học không, chị thấy bây giờ Việt Nam người ta đi nhiều lắm, mở mắt ra. Nếu muốn thì chị tính, rồi chị giúp. Rồi chị lại hỏi mẹ có khỏe không? Có bệnh gì mà giấu không cho chị biết không? Nhà cửa có cần mua sắm gì không? Dinh bảo: "Mẹ chỉ cần chị ở nhà!" Thế là ngắt hết hàng loạt câu hỏi.

Chị uống nước cam. Dinh uống Coca, quán chuyển sang phần nhạc trẻ. Quán càng lúc càng có thêm khách tầm độ mười tám, hai mươi. Chị cười: "Chắc lúc này chúng nó chê chị già!" Dinh lại ngắt: "Chồng chị thế nào?" Mẹ đã dạy đàn bà may mắn, nhắc đến chồng mắt tự nhiên sáng rực lên. Mẹ bảo đó là hạnh phúc. Đàn bà bất hạnh, nhắc đến chồng tự nhiên lồng ngực siết lại, mắt mờ đi chao đảo. Dinh dò thử, thấy chị ngồi yên.

Chị xin thêm ấm trà. Dinh gọi đĩa hạt dưa. Quán vẫn nhạc trẻ, ì ầm ở một góc xa. Chị hỏi Dinh có biết đánh bạc không? Dinh bảo chị mua vé số. Chị cười bảo đánh bạc mất nhiều. Đàn bà chỉ mong ước ở một người đàn ông ống như đánh bạc. Chỉ là thua sớm hay thua muộn mà thôi. Nhưng rốt cuộc cũng là mất hết. Chị thì thích thua sớm. Gọn và nhẹ. Nỗi đau tụ lại như đá đông. Chứ mà thua muộn, thì đau lắm. Vì nỗi đau cứ pha lẫn hy vọng, rồi thỏa hiệp, rồi ám ảnh... Cả đời này cũng không thể dứt.

Trời muộn. Gió táp vào mặt. Chị ngồi sau xe máy, hai tay vòng qua người Dinh, mặt úp vào lưng Dinh thở khẽ. Chị thầm thì: "Ngày xưa trời lạnh, cũng có người hay thổi vào lưng chị như thế." Dinh ngạc nhiên: "Tiểu tiết thế mà chị cũng nhớ nhỉ!" Ừ, đàn bà si mê vì tiểu tiết mà Dinh. Một chút hà hơi vào gáy lúc mùa đông đủ để bắt đầu "canh bạc". Sau này, ráng mà làm người đàn bà độc lập nghen Dinh!

Chị đi rồi, miền Trung cũng thôi mưa. Mẹ ngồi gấp áo ngoài sân, mân mê vuốt cho hai tà phẳng lì, chiếc áo chị để quên ở nhà. Hàng xóm thở dài: "Sao mà phải đìu hiu đến thế!" Mùng Bảy tháng Bảy. Chị không gọi điện về. Rằm tháng Bảy. Chị cũng không gọi điện về. Sinh nhật. Chị không gọi điện về. Mẹ bảo Dinh gọi điện sang hỏi. Không ai nhấc máy trả lời, xì xồ một tràng tiếng Pháp, Dinh không hiểu. Noel, chị không gọi điện về. Tết. Chị không gọi điện về. Đêm nào mẹ cũng nằm nghiêng. Gió ràn rạt qua ô cửa.

Dinh cũng nằm nghiêng. Không biết canh bạc của chị có phải đã thua sạch sành sanh. Mẹ bảo Dinh viết thư sang. Nói chị Khánh thôi, vứt hết mà về nhà với mẹ. Có canh dưa cải chua nấu thịt bò, nấu cá rô đồng. Vứt hết vứt hết. Mùng Bảy tháng Bảy, chị gọi điện về. Mẹ chửi um lên trong điện thoại. Chị cười, khoe vừa ngoại tình xong. Thằng chồng giận lắm. Nhưng chẳng chịu ly dị. Sợ chị đòi chia tài sản. Chị cười khan trong điện thoại. Tay mẹ run, bấu vội lấy thành tủ. Dinh giật vội ống nghe, mắng: "Chị điên đấy à?"... Chưa hết câu đã nghe tiếng nấc đầu bên kia.

"Dinh à, chị vẫn còn chưa được thua hết... Ráng mà làm người đàn bà độc lập nghen Dinh!"

"Ráng mà làm người đàn bà độc lập nghen Dinh!"

Không hẳn cứ để ý đến bạn là si mê bạn. Không hẳn cứ châm chọc bạn là ghét bạn. Không hẳn cứ khen ngợi bạn là yêu bạn. Và không hẳn cứ ruồng bỏ bạn là nhẫn tâm với bạn.>Mùa đông

Tôi viết những dòng này bằng cả một mùa đông.

Mùa đông rù rì.

Mocha nhiều đường. Trà bạc hà. Bánh rán nhân mứt quả bồ anh tử.

Mùa đông rù rì đến sớm.

Don lái xe dọc miền Nam, bảo sẽ mang về cho tôi chút gió? Sao lại gió? Vì gió thì miễn phí. Đồ keo kiệt. Thế thì nắng nhé! Ừ, thì nắng vậy.
Mùa đông rù rì.

M kéo cổ áo tôi cao lên. Anh bảo phong phanh thế có ngày không còn tiếng mà cãi nhau với người ta. M mặc áo dạ màu ghi xám. Quần âu kẻ sọc mờ màu đen. Hai tay đút túi quần. M đi thẳng lưng, đầu luôn hướng về phía trước, vuông với mặt đất một góc chín mươi độ. Tôi nhớ M đến miên man lên được. Cái cảm giác tê buốt đầu lưỡi khi M nhìn tôi. Khi M ôm chầm lấy tôi. Khi M vuốt dọc sống lưng tôi trần trụi. Cái cảm giác tê buốt đầu lưỡi khi mùa đông ràn rạt không thể lọt nổi qua khe hở bé tẹo lúc chúng tôi ôm nhau.

Mùa đông rù rì, thủ thỉ.

Don rủ đến Barca đi. Ở đấy có nhiều nắng miễn phí lắm. Don sẽ mua tapas cho tôi. Tuy không miễn phí nhưng cũng không đắt là mấy. Đồ keo kiệt! Tapas mà chê à? Về nhà đi Don! Không. Trẻ con cần có bố. Ở Barca cũng có mùa đông.

Mùa đông rù rì.

Sơn móng tay đỏ. Áo vàng. M bảo tôi đang sưởi ấm mùa đông. Tôi rúc đầu vào ngực M. Mình lấy nhau đi. M cười. Ừ lấy đi! Lấy luôn bây giờ! Tự nhiên thấy M bị cuốn phăng đi. Bay chới với trong không gian với nụ cười còn chưa kịp tắt trên khóe môi. Lưng M vẫn thẳng. Mắt M vẫn nhìn tôi. Đầu lưỡi vẫn còn tê buốt. M!

Mùa đông rù rì. Lẩn thẩn.

Don kể vừa gọi điện về hỏi thăm trẻ con. Đồ vô trách nhiệm! Don im lặng. Don bảo hôm qua sinh nhật Breana tròn 6 tuổi. Lúc Don gọi về, Karen nghe máy nhất quyết không cho nói chuyện với trẻ con. Đáng đời đồ hèn! àm ơn đừng mắng! Cứ mắng! Don trầm giọng đi hẳn. Làm thế nào để nói với Karen? Nói gì?

Mùa đông rù rì.

M dắt tôi đi siêu thị. M chỉ biết mua cà chua và thịt bò viên băm nhỏ. Di chứng Bắc Âu. Tôi cười M. Sao mà cười? Mua thêm cả phô mai nhé! Thế mới đủ chất để chống chọi với mùa đông. Ừ. Chống chọi với mùa đông. Chống chọi, chống chọi. M rủ rê tôi đi chống chọi, với nỗi sợ hãi. Với nỗi cô đơn. Với những cao hứng nhất thời bộc phát. Buổi tối hôm ấy nằm bên cạnh M, tôi mơ thấy mình nằm cạnh một nồi thịt bò viên hầm cà chua, à cả phô mai nữa, to như cái vại. M đứng sau lưng tôi. Khăn buộc trên đầu hét lớn: "Cố lên, cố lên!" Tôi chóng tỉnh dậy. Ôm chặt lấy M, nước mắt rịn ra. Ôi M!

Mùa đông rù rì. Lãng đãng.

Tình yêu đã hết. Như thế nào là hết! Nghĩa là không còn thấy đam mê. Trẻ con cần có bố! Ừ! Nhưng trẻ con cần bố và mẹ chúng nó yêu nhau. Đồ ích kỉ. Ở Việt Nam không thế. Thế ở Việt Nam không sống thực lòng à? Ở Việt Nam người ta nghĩ đến những thứ khác còn quan trọng hơn lòng. Thứ gì? Trẻ con. Không tin.
Trên tivi, trẻ con Việt Nam đi ăn xin đầy ra. Tivi nói láo. Ok, còn thứ gì nữa? Dư luận, xã hội, mặt mũi. Phù phiếm!

Mùa đông rù rì.

M bắt đầu đi làm. Công việc của một nhân viên có trách nhiệm. M mặc áo sơ mi, quần âu là thẳng mượt, li nào ra li nấy, xách túi da màu nâu. Rất là có trách nhiệm. M là một người đàn ông chân chính. Chân chính vì hạnh phúc khi biết mình đang sống với một trách nhiệm trên vai. Buổi sáng M đi làm, tôi pha cà phê thêm vào một nửa thìa mật ong vàng sánh. Loại mật tiết từ hoa cây keo, màu tím rất hiếm. Đấy là trên vỏ chai người ta quảng cáo như thế, chắc để cho tương đương với cái giá tám euros. Tôi thắt cà vạt cho M. Sửa cổ áo cho M. Lắng nghe M thở nhè nhẹ vào không gian lạnh quánh. Tôi nhìn M mang giày. Mở cửa. Gió ngoài đùn đẩy ùa vào, thi nhau chích lên đầu những ngón chân trần.

Mùa đông rù rì. Lẩn quất.

Don đã về đến Philadelphia. Ở sân bay Don gọi điện. Bảo trời mưa ghê quá. Chắc chưa về nhà vội. Đừng có kiếm cớ! Chắc từ nay không gọi điện nữa. Tại sao? Mĩ với Châu âu, phí cao lắm! Về nhà cài cái MSN cho miễn phí. Tôi im lặng. Don im lặng. Không có chiến tranh. Không c ly tử biệt. Không có vũ khí hóa học, quái vật ngoài hành tinh. Vậy mà đôi khi có thể giết chết người. Thôi đi về đi! Karen có thể sẽ hiểu, có thể sẽ không hiểu. Nhưng không còn trò rượt bắt nào nữa.

Mùa đông rù rì.

Những con đường lát gạch trong khu phố cổ phủ đầy khói lúc mùa đông. M bảo là do sương không tan được. Những con đường đó làm tôi thấy mình đang sống trong ảo ảnh, và M là một phần của nó. M mua cho tôi một cốc vang đỏ nóng, bên cạnh một cửa hàng bán đủ thứ đồ lưu niêm thập cẩm. Từ những cái hộp nhạc lò xo rè rè những bài tình ca cũ kĩ cho đến những chai rượu mùi sôcôla gói gém lòe loẹt. M nhận xét cũ mèm thế rồi còn lôi ra bán. Tôi cười, nghĩ chắc vì đây là phố cũ. M lại nhận xét cũ thế có khi thành mốt, thành nghệ thuật, thành lãng mạn! Khói ở những con đường cũ tan dạt ra, bay về hai, ba, bốn, năm hướng, để lộ những ngôi nhà mòn vẹt vì thời gian, vì hành ngàn hang vạn điều rủ rỉ không thành lời.

Mùa đông rù rì. Bỡ ngỡ.

Karen dọn đi. Trẻ con rất ngoan. Don bận tối mắt tối mũi. John chỉ lên hai. Breana lên 6 tuổi, học lớp một. Buổi sáng Don dậy lúc năm giờ, cho trẻ con đánh răng, ăn sáng, đến lớp. Buổi chiều đón chúng về, nấu cơm tắm rửa. Don bảo cuộc sống thật hạnh phúc. Chúng là những thiên thần, tự nhiên hai bàn tay tôi siết chặt.
Tôi buột miêng hỏi có cần tôi đến giúp? Đến đâu? Đến Philadelphia. Phía Tây Bắc. Ngôi nhà màu trắng, cửa mở trông ra con đường gọn ghẽ như được vẽ ra từ trong giấc mơ. Tôi biết làm pancake buổi sáng. Biết trẻ con cần phải ăn rau củ đầy đủ. Biết trẻ con cần sự kiên nhẫn vô cùng từ người lớn... Don chúc tôi ngủ ngon bằng một nụ hôn nhẹ như hơi thở qua điên thoại. Philadelphia, sáu múi giờ.

Mùa đông rù rì.

M đang thao thao về một tổ chức xã hội đang nổi lên ở... một thành phố lớn nào đó của Trung Đông. Sức ảnh hưởng của nó lan đến cả bữa cơm tối lãng mạn. Dạt cả nến, cả hoa. Tôi nắm tay M. Tôi nhìn thẳng vào mắt M. Tôi để mặc cho đám tin tức về cái tổ chức xã hội của M bay vò vè quanh tai. Đầu tôi lắc khẽ, cố để xua đi. Một hành động vô hình. Chắc M chẳng bao giờ để ý đến. Đột nhiên M im bặt. M hỏi tôi có thích đi du lịch vào mùa hè không. Đi đâu? Đi đến nơi nào em muốn. Philadelphia. Ngôi nhà trắng. Con đường gọn ghẽ. Hai tờ báo sáng cuộn tròn quăng trước cửa. John và Breana. Don. Những hình ảnh đó tới tấp bay vội vã ra khỏi nơi ẩn náu tận sâu trong đầu óc tôi như thể nếu không trốn thoát ra khỏi lúc này thì đến một vạn năm sau chúng vẫn phải ở nguyên chỗ ấy. M hắng ging. Rượu vang đỏ hết. Chúng tôi nắm tay nhau, bước đi trên con đường lát gạch lởm chởm, gập gềnh. Đã từ rất lâu, chúng tôi đã không còn đặt tên cho nỗi buồn nữa. Phải, đã từ rất lâu, từ khi M thủ thỉ với tôi: "Anh không đủ để lấp hết những nỗi buồn của em ư?"

Mùa đông rủ rì. Ẩm ướt.

Trẻ con sẽ không hiểu. Don mở đầu email như thế. Philadelphia trở lạnh. John ốm. Don ốm. Mọi thứ rối tung như thứ gì thập cẩm ở quận Mười ba Paris. Tôi bật cười. Don nhớ Paris. Có tôi tóc dài "không có mùi hóa chất", hay thở dài để kiếm cớ hát những bài hát tiếng Anh kinh khủng. Những cuộc bỏ trốn bao giờ cũng thú vị. Vì những sợ hãi, lo lắng rất thật sẽ khiến trái tim kích thích khôn cùng. Cho đến trước khi tôi ba mươi tuổi, hãy cố mà bỏ trốn một lần. Đến một nơi xa lạ. Gặp một người xa lạ. Xao động với hắn ta. Mơ mộng với hắn ta về New Zealand, về những con cừu, về xe ngựa leng keng ngày cưới. Bất kể là thứ gì. Miễn phí mà, phải không? Đừng nắm trái tim mình bằng cả hai bàn tay siết chặt. Tôi thấy Don như thế, đang đứng phía bên kia cánh cửa. Mỉm cười. M mà biết chắc đánh Don tím người, M nhỉ!

Mùa đông rù rì.

M bảo tôi đưa hộ chiếu để M làm giấy tờ cho tôi đi Mỹ vào mùa hè. Lúc M nói tôi đã nhìn chăm chú vào mắt anh. Tôi tìm kiếm sự nghi kị, do hỏi, ghen tuông hay bất kỳ một dấu chấm hỏi nào đấy cũng được. Tôi nghiêng đầu sang trái, quay mình sang phải, nắm lấy tay M... Chỉ có tiếng lè rè phát ra từ lò sưởi gắn tường. M vừa soạn giấy tờ vừa quảng cáo về Philadelphia một cách nhiệt tình. Nào là Liberty Bell, Cheesteak (bánh mì kẹp thịt bò và phô mai đun chảy), cả những trung tâm thương mại nữa... M vẻ như đã tìm hiểu rất kỹ và rất nhiều. "Anh không thắc mắc tại sao em muốn đi Philadelphia à?" Tay M vẫn tiếp tục soạn giấy: "Anh nghĩ là em thích." Mắt M vẫn chưa ngước lên. "Nhưng tại sao lại thích thành phố đấy, mà không phải là New York hay Cali?" Tay M vẫn tiếp tục soạn giấy: "Có bao giờ em thích gì mà cần lí do đâu nào."

Mùa đông rù rì. Lất phất.

Tôi nghe gió về sàn sạt. Cuối tháng Mườ một. Trời đã bắt đầu có tuyết. Nhẹ nhàng, chóng vánh. Lúc ra đường cứ phải ghì chặt lấy cổ áo, mặt mũi phải cúi gằm vì buốt. Những ngày cuối năm cận kề, M búi bụi với những báo cáo tổng kết. Tối nào cũng gọi điện hỏi tôi có ăn đủ bữa không. Tôi thấy tháng Mười hai hối hả ngoài cửa số, vậy là vội vã quay mình, giấu đầu trong lớp chăn bọc vải hoa tím ngắt. Don ngày nào cũng kể chuyện trẻ con. Nào là hôm Halloween trẻ con đi xin kẹo, khắc bí ngô. Breana khéo tay nhất nhà. Lễ Tạ ơn lại còn bận hơn cả. Suýt nữa thì làm cháy con gà. John đã nằng nặc đòi mang cây thông về trang trí. John lí luận rằng nhà nào có cây thông sớm, ông già Noel sẽ đến sớm hơn. Don hỏi tôi đã viết thư gửi ông già Noel chưa mà sao Don chưa nhận được. Ăn ngoan ngủ ngoan,
Don sẽ để dành cho tôi một nụ hôn giao thừa thật lớn...

Tôi nhìn thấy tháng Mười một giãy dụa. Vậy là tôi khóc. Oà lên. Nấc lên. Tôi đổ thừa tại tháng Mười một đã bỏ đi quá vội. Tôi đổ thừa tháng Mười hai, người ta rủ nhau hân hoan, rủ nhau hạnh phúc. Tôi đổ thừa gió, đổ thừa mùa đông, đổ thừa cả cái lò sưởi lè rè không dứt...

Ấy vậy mà không thể đổ thừa Don.

Mùa đông rù rì.

M bảo dạo này tôi hay nói mê trong giấc ngủ nhưng nói gì thì M không nghe rõ. Tôi lại hay giật mình hơn trước. Đừng sợ vì đã có M ở bên. M sẽ chống cả bầu trời cho tôi được an giấc. Thỉnh thoảng tôi thích chống cằm ngắm M, nhìn bản năng đàn ông đầy trách nhiệm và che chở như một vầng hào quang bao phủ lấy anh. Tuần nào M cũng gọi điện về Việt Nam cho gia đình, cho cả mẹ tôi. Bất kì cuộc gọi nào cũng kết thúc bằng câu: "Cô cứ yên tâm giữ gìn sức khỏe, con sẽ lo lắng đầy đủ cho em." Tôi biết mình không phải là đứa con gái ngoan nhưng đủ hiểu chuyện để cảm thấy biết ơn M những lúc như thế. Mà lòng tốt ấy đôi khi như tấm vải vuông che ngang trước mắt.

Mùa đông rù rì. Lỡ cỡ.

Don viết một email rất dài. Không rõ đâu là đầu đâu là cuối. Chỉ có những dư âm vảng vất cứ chạy dài từ dòng chữ này sang dòng chữ khác. Don thôi không kể chuyện trẻ con. Về thời tiết hôm nay ở Philadelphia. Về nhiệt độ ở những công trường mà Don hay phải tới. Email cua Don đầy những chữ cái cụt ngủn. Đầy những dấu chấm cảm và chấm xuống dòng. Email của Don là lời tạm biệt vĩnh viễn.

Giống như một buổi sớm mai thức dậy. Don mở cửa và ra đi.

Lúc tôi mười sáu tuổi, cậu bé nhà hàng xóm gửi tặng một bưu thiếp vẽ đầy hoa. Trong bưu thiếp viết: "T à đừng bao giờ buồn lúc mùa đông nhé, trời lạnh lắm, chúng không tan ra được đâu!" Ừ phải, tri lạnh lắm! Làm thế nào để những nỗi buồn của tôi có thể tan ra được chứ?

Mùa đông rù rì.

Tôi sinh vào cuối tháng Hai. Khoảng thời gian mà mùa xuân và những ngày nắng ấm đã bắt đầu nhen nhóm thèm khát trong lòng người. Giống như thể một điều hiển nhiên trên đời, con người, và những thèm khát dục vọng để sống. Vào lúc mười ba giờ hằng ngày, tôi ngồi uống trà trong một tiệm nhỏ ngay trong trung tâm thương mại. Phải đến tuần thứ ba, tôi mới nhận ra rằng, mình là kẻ duy nhất lạc lõng ở đây. Ở phía cửa sổ là người đàn ông chỉnh tề, cắm cúi vào máy tính xách tay, tập trung đến độ không thể ngẩng đầu lên nhìn người phục vụ để nói lời cảm ơn khi anh ta đặt ly cà phê xuống bàn. Ngay bên cạnh tôi, ba người phụ nữ trung niên văn phòng, hăm hở khoe mình giảm cân, mua tivi màn hình phẳng Sony, chồng tặng váy lụa Maje đến tận mấy trăm euro, mùa hè này cả nhà sẽ đi đảo Martinique...

Một đám thanh niên tầm mười sáu, mười bảy tuổi ồn ào nói chuyện ở góc quán. Tôi. Đôi khi cảm thấy ganh tị với họ. Tôi gọi điện cho M. M bảo ai cũng có những chuyện khổ sở của riêng mình. M bận. Tôi thôi đừng nghĩ vớ vẩn nữa. Thôi đừng ngồi quán lúc nghỉ trưa, mua cà phê về văn phòng mà uống. Những chuyện nói cười, khát khao của thiên hạ hà cớ gì mà tôi phải ganh? Cuối tuần M sẽ dẫn tôi đi mua một loạt váy mùa xuân, không đi Mỹ nữa, đi Nouvelle Calédonie nhé?

Mùa đông rù rì.

Mùa đông rù rì.

Mùa đông rù rì.

Tôi thấy trái tim mình vội vã. Vội vã lắm!

Một người đàn ông cho dù có nói lời yêu bạn đến thế nào đi chăng nữa, đối xử tử tế với bạn thế nào đi chăng nữa mà lại thuộc về một người đàn bà khác thì đều nằm ngoài quỹ đạo đời sống của bạn. Vì thế, bạn rất cần lòng dũng cảm và sự tự trọng để quên.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

24#
Đăng lúc 27-7-2016 08:23:09 | Chỉ xem của tác giả
ĐÀN BÀ HỌ VŨ

Yêu toàn nhắm mắt. Nhắm tịt. Có hồi định ti hí chút thôi để coi thần sắc cái thằng mình yêu ra sao, nhưng ma xui quỷ khiến thế nào, lại đưa hai tay lên mà bịt lại. Vậy đó rồi thôi!

Vinh họ Vũ. Giống ba. Má thì mười mấy năm, chuyện gì cũng thích cho vừa ý ba, dù ba là một từ không hợp pháp nếu phát ra từ miệng Vinh. Chắc trong từng đó năm trời dài đằng đẵng chỉ có chuyện má sinh Vinh là phật lòng ba nhất. Nên một hai đặt tên Vinh là Vinh, bắt con nhỏ cắt tóc con trai tém rẹm như thằng Huân nhà bên và không bao giờ mua váy cho nó.

Vinh ghét má từ hồi lên mười, hiểu chuyện như ranh. Ghét má sao mà tin lời ông đó quá mà sinh ra Vinh, mà đành đọa mang tiếng chửa hoang, nhân tình, vợ bé suốt chục năm trời. Ghét má, dù đêm nào Vinh cũng thấy dáng má liêu xiêu, chập chờn bên bàn cắt. Có lần Vinh đứng vòng tay xem má khóc, ngoài trời mưa giông ầm ĩ. "Ổng bỏ đi thiệt rồi, khóc lóc gì nữa?" Má nhìn Vinh, biểu Vinh cho má ôm một chút. Vinh quay gót bỏ lên phòng, lẩm bẩm "đàn bà gì ngu quá", mà sao thấy nước mắt mình cũng tuôn ra như ai đó vừa rút vội tấm kè. Vậy nên mười tám tuổi, Vinh quăng phịch tờ đơn trước mặt má biểu là Vinh đổi tên. Đổi tên gì? Tên gì cũng được, miễn là không phải họ Vũ và tên Vinh. Đổi thành Lộng Ngọc đi, cho người ta biết Vinh là con gái, con gái trăm phần trăm, không phải giả làm thằng con trai cho vừa lòng ai hết. Má ừ, biểu Vinh lớn rồi, thích sao thì làm. Rồi gạt nước mắt cắm cúi cắt đồ, nuôi Vinh ăn học. Đổi tên rồi đó, nhưng có người gọi "Ngọc ơi", Vinh chửi thầm đứa nào để réo hoài mà không trả lời. Thiệt lạ hết sức! Cái tên đáng ghét mà ăn cùng ăn tận vào phận, đâu dễ gì thay đi như thay áo.

Từ hồi biết lớn như con gái nhà người khác. Đêm nào Vinh cũng khóc. Chẳng biết vì cớ gì mà khóc, trong đầu trống không nhưng nước mắt cứ tuôn xối tuôn xả. Thế nên mới hai mươi mà mắt quầng thâm dù má nuôi Vinh đầy đủ lắm! Cho Vinh học trường xịn, ăn trắng mặc trơn, tiền tiêu rủng rỉnh. Vậy mà đêm nào cũng khóc. Có lần má bắt gặp, hết hồn không biết mình mắc lỗi gì với nó"

- Sao mà khóc dữ vậy con?

- Không gì

- Không gì sao khóc?

- Tập khóc mai mốt còn biết đường ăn vạ.

Má thở dài, không biết nó học ai mà ăn nói độc địa từ nhỏ.

Có lần má dẫn Vinh đi coi bói chỗ dì Phi. Dì nắm tay Vinh lâu lắm, nắn nắn, soi soi rồi thở dài đánh thượt một cái.

- Đàn bà họ Vũ yêu nhắm mắt y hệt má nó. Cẩn thận không mai mốt không chồng mà gồng gánh con nha con. Vinh đập bàn cái rầm:

- Bà chửi khéo ai đó? Nói như thánh vậy sao bà lấy chồng chỉ biết nốc rượu rồi đêm nhảy chồm chồm trên bụng vợ?

Má tát Vinh tóe lửa. Trước giờ má chẳng bao giờ đánh Vinh. Mà đánh Vinh rồi, Vinh không khóc, má lại khóc. Dì Phi không nói gì cả. Dì cười cười, kéo tay má an ủi:

- Tại dì cũng không biết mở mắt con à.

Hai mươi hai tuổi, Vinh yêu. Tình đầu. Chắc cũng không được gọi là yêu. Phải là si mê mới đúng. Mà si mê ai, chứ si mê cái thằng công tử nhà giàu, phất phơ, chỉ biết nấp sau lưng mẹ ngửa tay xin tiền. Được cái đẹp trai ghê lắm! Mắt lúc nào cũng ươn ướt như con gái, nói chuyện thỉnh thoảng chớp nhẹ, nhìn muốn thương.

Má không thích thằng Đức. Má kêu thằng đó không chút đàn ông nào, biểu Vinh đừng dính vô nó mà khổ. Trời, Vinh mà chịu nghe lời sao? Nhất là khi má cũng đâu có khá khẩm gì, tốt đẹp gì chuyện đàn ông.

- Bữa nào dắt nó về nhà ăn cơm, má coi nghen Vinh!

- Chi vậy?

- Chứ con tính yêu nó đến độ nào?

- Không chửa hoang với nó là được.

Vậy mà Vinh có thai đó. Đeo cái kính to càng, tưởng là hợp thời trang che gần hết mặt, Vinh mới dám vô hiệu thuốc mua que thử rồi cuống cuồng tất tả đi ra, bỏ rớt phía sau lời bâng quơ của ông dược sĩ "bọn trẻ bây giờ thiệt là!" Mà ai biểu luống cuống làm chi cho người ta biết, cứ đàng hoàng đi vô, ai hay được là Vinh còn chưa biết dùng nó thế nào.

- Anh yêu tui không?

- Sao hỏi vô duyện vậy?

- Tui có thai rồi đó. Tính sao?

- Để... anh về hỏi má.

Vinh ngó trân trân. Đứng dậy phóng xe thẳng đến bệnh viện Từ Dũ. Xếp hàng chung chờ đợi với một đống lố nhố các bà bụng vượt quá mặt, một đám con gái guốc cao áo xốc xếch trẻ cỡ như Vinh, một ông chồng đang liên tay quạt cho vợ. Y tá gọi, Vinh lững thững đi vào. Thấy đằng sau Vinh như có lốc xoáy.

Bác sĩ biểu Vinh cởi quần ra, nằm lên đó. Vinh tỉnh bơ làm theo. Không tỏ chút e dè, nao núng nào, mắt mở to ngắm cái mạng nhện phất phơ nơi góc tường. Có cái gì lạnh ngắt, băng qua vòm cửa sổ tầng năm, băng qua mái nhà có cây dâu gia nở trắng.

- Hai tháng rồi. Thai nhi khỏe, em cần phải cẩn thận, nhất là giày cao gót thế kia thì cất tủ đi! - Tui tính bỏ nó.

Bà bác sĩ sửa lại gọng kính. Khẽ khụt khịt:

- Làm bây giờ luôn không?

Vinh thấy bà ta không nhìn Vinh nữa. Giọng nói sắc đanh, miệt thị như chỉ vừa mới có mấy giây thôi, Vinh đã ngay ở dưới gót giày bà ta rồi vậy. Vinh đẩy ghế, đi ra.
"Anh hỏi má đi, tui chờ." Vinh nhắn tin cho thằng Đức. Rốt cuộc thì phải chờ thôi, phải như Vinh vẫn hay thế. Chờ Đức ăn trưa xong với nhà, chờ Đức gặp bạn xong, chờ Đức mua quần áo xong... tóm lại là chờ trong bực dọc, trong ấm ức, trong tự tin và kiêu hãnh, sẵn sàng cấu xé và mắng chửi bằng những lời cay độc nhất khi Đức đến, nhưng trăm lần là vậy, một nụ hôn, một cái vuốt ve rất nhẹ ở vành tai, Vinh quên sạch mình đã cao ngạo đến thế nào.

- Má biểu anh đưa tiền cho em đi bỏ nó.

Tự nhiên Vinh thấy đau, cái vật lạnh ngắt, cứng queo sục sạo trong mình hôm trước mãi tận bây giờ mới thấy nó có thực? Vinh đi dọc, đi ngang, đi chéo qua biết bao ngã tư, ngã ba, phố lớn, phố bé mà vẫn không hiểu sao Sài Gòn nắng là thế nhưng chưa bao giờ đủ sưởi ấm ánh mắt Vinh, s cứ để Vinh thấy xung quanh mình tối sầm, heo hút vậy nè?

Vinh sinh đứa nhỏ. Mang về cho má. Má đâu có trách móc gì, nựng nó như nựng tất cả yêu thương có được. Buổi đêm nó khóc, Vinh nhét bông gòn vô tai. Ban ngày nó khóc, Vinh bật nhạc ầm ĩ, thản nhiên ngồi ăn ổi, chấm muối ớt cắn cái rụp gọn ơ. Má hớt hải chạy lên hét ầm lên:

- Mày điên hả Vinh, không thấy con khóc sao?

Vinh không trả lời, chắc trong bụng đang nghĩ thầm "nó đâu phải con tui".

- Mày đã quyết đẻ nó ra thì phải thương nó! Là mày chọn nó làm con, sao giờ hắt hủi nó hả Vinh?

Ờ há, là Vinh chọn nó mà. Là Vinh quyết sinh ra nó vì dám sỉ nhục Vinh, dám xem thường Vinh như con điếm. Vinh có hồi cũng tính thương nó rồi, thấy nó khóc, trong dạ cứ cồn cào như ai cấu, đau còn hơn cả lúc trở dạ sinh nó. Nhưng mà nhìn thấy thằng nhỏ, là Vinh lại nghĩ đến ba nó, nghĩ đến cái cặp mắt ướt át cứ nhìn Vinh đắm đuối. Vinh chịu không nổi. Rồi Vinh tự hỏi, hồi xưa, lúc má sinh Vinh ra đời, không biết má có vậy không? Chắc là không, tại má nuôi Vinh lớn đến chừng này mà.

Đêm, Vinh đứng lặng thinh nhìn thằng nhỏ ngủ. Vinh khe khẽ vuốt bầu má mềm mại như tơ của nó. Vinh khóc. Lần đầu tiên khóc từ lúc còn sống cùng nó trên đời. Lần đầu tiên Vinh thấy mình không hoàn toàn đơn độc, không hoàn toàn bất hạnh. Vinh thấy nguôi ngoai được những hận thù, căm ghét dù thằng nhỏ không hề hôn Vinh hay vuốt ve vào gáy Vinh như cha nó đã từng làm. Chắc chỉ đơn giản, tại nó đã cùng chia sẻ chung nhịp thở với Vinh từ lâu lắm đến giờ.

Thằng Minh năm tuổi thì má mất. Má mất lúc còn trẻ mà. Tại ung thư dạ dày. Đau lắm! Má cứ xin Vinh hoài để má đi thanh thản, không phải chăm, phải thuốc men gì cả. Để tiền mà nuôi thằng Minh nên người. Vinh gàn ra biểu má tính để thiên hạ nó chửi Vinh bất hiếu sao mà nói vậy. Rồi má đi. Sau đợt cấp cứu lần thứ mấy Vinh không còn đủ sức nhớ nữa. Chỉ biết lúc đó, bờ vai người đàn bà hai bảy chao đảo, nghiêng ngả không cùng. Thằng Minh gào khóc ầm ĩ gọi bà. Vinh lẳng lặng đốt giấy ngoài nghĩa trang, và lẳng lặng ngắm tia nắng cuối cùng còn sót lại. Chưa bao giờ Vinh thấy má đẹp như thế. Mà Vinh quên mất, má cũng là đàn bà họ Vũ.
Như mưa. Như giông bão. Như sương giá. Tầm tã. Cuộn tràn.

Gia đình Đức gửi thư bảo muốn thỏa thuận nuôi thăng Minh. Vinh tức ói. Họ hắt hủi nó, giờ đòi nó về là sao. Tưởng Vinh với con Vinh là rác rến chắc? Họ hứa trả cho Vinh một số tiền, nếu Vinh không chịu thì sẽ ra tòa. Trời, vác tiền ra chọi. Vinh biết Đức bị tai nạn nên giờ không thể có con, mà nhà Đức thì cần một thằng cháu đích tôn lắm! (Thời buổi nào rồi mà còn có cái chuyện này?) Đương nhiên là Vinh không chịu. Vinh có còn gì trên đời này nữa đâu ngoài thằng Minh. Vinh hất nguyên ly nước vô mặt Đức, biểu đi chết đi chứ đừng có xuất hiện ở đây nữa.

Nhưng mà Đức đâu có đi chết như Vinh rủa dễ vậy được. Đức có tiền, có địa vị, có danh vọng và luật pháp anh minh lắm phải bảo vệ cho Đức và ưu tiên phát triển toàn diện đứa nhỏ nữa chứ. Vinh thì có gì, hai bảy tuổi, sống bằng cái nhà may của má. Vậy đó, ai mà dám trao thằng nhỏ cho một người đàn bà bấp bênh trong khi cha của nó đã nhiệt tâm nuôi dưỡng nó đến vậy.

Trời lại giông. Vinh cầm tờ giấy của tòa án khuỵa ngã giữa sân gạch. Ai đưa tay xé rạch bầu trời liền mấy nhát rồi mới đổ mưa tới tấp. Vinh cứ ngồi chết trân ở đó, ngẩng mặt lên khẽ gọi: "Má ơi!" Nhưng mà má ở xa lắm, xa lắm Vinh à! Má đâu còn bên cạnh mà đưa đôi bàn tay gầy gò cho Vinh níu nữa.

Hai bảy tuổi. Như đứa trẻ. Ngã rồi ai sẽ nâng đây?

Những người đàn bà họ Vũ. Yêu nhắm mắt. Sống cuộc đời trong mưa. Họ có gì ngoài những giọt mưa không?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

25#
Đăng lúc 27-7-2016 08:35:57 | Chỉ xem của tác giả
CÔ ĐƠN... CŨNG KHÔNG KHÓC

Chợt nhớ những ngày mà tuổi trẻ như thứ tiên dược thần kỳ. Niềm kiêu hãnh bước qua mặt trời trên mỗi chuyến đi...

K bảo với tôi hãy ở lại. Năm đó tôi mười tám tuổi, kiên quyết kéo chiếc va li đầy từ điển, nồi cơm điện, áo dạ bông chần, tiến vào phòng cách li không một chút do dự, chần chừ. Sân bay Nội Bài, sảnh quốc tế, người la liệt, túi xách, hành lý la liệt. Tôi đi thẳng mình, sự dũng cảm ánh lên trong đáy mắt. K ở lại phía sau, yên lặng, bàn tay từ từ tuột khỏi tay tôi. K dặn: "Hãy cẩn thận. Cô đơn cũng không được khóc!" Tôi gật đầu, mỉm cười. Những lời yêu thương đột nhiên không nói được. Cứ tắc nghẹn nơi lồng ngực. Thành một nỗi buồn lấn cấn kéo dài đến suốt nhiều năm tháng sau này. Ba mười phút sau, trong phòng chờ. Trước mắt mình, tôi thực sự nhìn rõ một vùng trời từ nay khuyết mất hình bóng K. Máy bay chuẩn bị cất cánh. Trái tim tôi chao đảo.

Paris. Mùa thu.

Căn hộ áp mái hình chữ nhật mười hai mét vuông, có một ô cửa sổ nhỏ vừa lọt thân hình bốn mươi bốn kí, một mét sáu mươi của tôi. Tám giờ sáng bắt đầu vào học. Nhà ở tận vùng ngoại vi số năm, ngồi Rer mất gần một giờ đồng hồ, đổi tàu hai lần nữa thì đến trường. Buổi trưa hâm nóng hộp cơm mang theo, ngồi ở giữa một rừng lá vàng, nghĩ giờ này chắc K vừa ngủ dậy. Hà Nội còn nóng lắm. Ở đây đã phải mặc áo len nhẹ, quàng khăn, đi ủng. Không có lấy một chút bụi nào. Đi học thật vất vả. Vì không thể ghi bài kịp lời thầy giảng, cuối buổi học nào cũng phải mượn bài bạn để chép lại cho đủ. Bảy giờ tối, đeo tạp dề, bắt đầu giờ phục vụ ở nhà hàng Việt Nam. Nghe người phụ nữ gốc Hoa nói tiếng Việt giọng dè bỉu, chê bai. Tất cả những quá trình này, mỗi lần K hỏi, tôi đều bảo: "Paris rất vui. Đi học rất thích. Đi làm rất tốt." Những lời yêu thương vẫn tắc nghẹn trong lòng. K lại dặn. Cô độc cũng không được khóc.

Tôi không khóc. Thật lòng, mùa đông đầu tiên tuyết trắng xóa Paris chỉ sau một đêm tháng Mười một. Sáu giờ sáng, mà trời vẫn tối om, hóa ra tuyết đã phủ kín cái ô cửa kính duy nhất trong nhà. Tôi lót một cái xô ngay bên dưới, khe khẽ mở chốt. Tuyết đổ phịch xuống, rơi vãi xung quanh, lấp lánh. Những ngón tay rón rén chạm vào thứ bông xốp lạnh. Giật mình nhớ đến hơi ấm từ bàn tay K. Nước mắt rịn ra. Muốn nói một lời yêu thương quá đỗi. Gọi điện cho K, ở đầu dây bên kia, giọng K ấm áp: "Ấy đang nghẹt mũi đấy à?"

Không được. Cô đơn cũng không được khóc phải không?

Lyon. Mùa xuân

Cái chồi non bé tí ở bệ cửa nhà Ella rất đẹp. Nó được phủ một lớp nhung tơ ở bên ngoài, thuần khiết và ấp ôm nhiều hy vọng. Tôi nghĩ thế. Ella nói ở Lyon lúc mùa xuân, kể cả những con sông cũng hát. Ừ, có thể lắm, hai con sông ấy ôm lấy thung lũng này miệt mài. Đứng trên Passarelle Paul Couturier mà cứ ngỡ là đang ở Hà Nội, một ngày đẹp trời vòi vĩnh K dắt đi xem con rùa ở đền Ngọc Sơn, quả quyết đó là một khúc gỗ mục xấu xí bị đánh véc ni. Lang thang trong kí túc xá Insa giờ nghỉ trưa thể nào cũng gặp học sinh Việt Nam nói giọng Hà Nội ngồi đầy các dãy bàn ăn.

Ra đến Guillotiere thì tôi va vào Nguyên. Thời khắc ấy cứ bỡ ngỡ trong lòng. Nhắm mắt mở mắt, đột nhiên nhìn thấy nhau mới nhận thức rõ, chín năm trôi qua như nắm cát dù có cố giữ chặt cũng luồn qua kẽ tay mà rơi hết cả. Nguyên cao lớn, vững chãi, không còn là cậu nhóc tóc đinh mỗi ngày đều để kẹo trong hộc bàn tôi. Chúng tôi cứ nhìn nhau. Mối tình đầu của mình. Vào một sớm mùa xuân, đột nhiên xuất hiện. Diệu kỳ cũng được mà định mệnh cũng được. Nguyên tiến đến gần đỡ lấy đống túi xách đi chợ nặng trĩu trên tay tôi. Mối tình đầu của mình. Đã trưởng thành. Đã là một người đàn ông thực thụ. Dù nụ cười răng khểnh kia vẫn không hề thay đổi. Mối tình đầu của mình. Trong veo.

Hà Nội. Tết.

Mưa phùn lất phất. Đêm Hai mươi tám tết, tôi đi bộ cùng K nhiều vòng trong phố cổ. K mua cho tôi một xiên thịt nướng thơm lừng. Thỉnh thoảng dừng lại ở góc đường, ánh đèn vàng âm ấm, K sửa lại khăn cho tôi: "Paris về nên chê Hà Nội không đủ lạnh hả?" Tôi ôm chầm lấy K. giữa phố. Đầu dụi vào ngực K hít hà. Những lời yêu thương vẫn tắc nghẹn nơi lồng ngực. Cho đến nhiều năm tháng sau này vẫn không tài nào hiểu được. Lý do gì mà chẳng bao giờ nói một lời ngọt ngào với nhau trọn vẹn. Không yêu. Không nhớ. Không thương. Và cũng không khi nào hỏi nhau tại sao lại vậy. Có lẽ đối diện với những thứ chênh chao không rõ tương lai. Chúng tôi đã sợ hãidám tạo nên kỷ niệm cho nhau. Bằng lời.

Sáng mùng Một, Hà Nội vắng hoe. Tôi ngồi trước cổng nhà cắn hạt dưa tí tách. K cứ gom lại một đống tôi lại tung rải rác khắp khoảng sân trước mặt. Phải làm thế để biết đang tết. K chẳng phàn nàn gì, lại miệt mài cắn thả đầy lòng bàn tay tôi. Tôi vươn vai uể oải: "Rồi mọi người cũng sẽ bỏ Hà Nội mà đi hết!" K mỉm cười lặng lẽ. Nụ cười buồn đến nỗi tôi thấy mình cần phải ngả đầu lên vai K. "Cơ mà chỉ có ấy là ở lại thôi K nhỉ!" Lời nói buông rơi rồi mới biết mình dại dột. Yêu thương vốn dĩ mắc kẹt nơi lồng ngực nay càng không thể tìm lối thoát ra.

Về Hà Nội, thỉnh thoảng đi gội đầu với mẹ. Buổi trưa đi chợ chọn một ít rau mồng tơi nấu canh tôm. Buổi chiều, ngồi vắt vẻo ở ban công cạnh chậu ngọc lan với bát chè sen âm ấm. Hà Nội mới thật là nhà. Không phải lo lắng gì, không gì phải sợ hãi. Hà Nội không vội vã. Hà Nội hiền. Đi bộ loanh quanh lần nào cũng ngỡ mình đi lạc, tìm cớ ngồi phịch xuống chiếc ghế gỗ con con, xin một cốc nước chè âm ấm. Đôi khi cứ tự hỏi, thế này mà cũng bỏ đi được hay sao?
Helsinki. Giáng sinh Nguyên đi chương trình trao đổi một năm ở Phần Lan. Ngày Hai mươi ba tháng Mười một đã gửi thư bảo đảm đến nhà tôi một cặp vé khứ hồi Paris - Helsinki đi kèm tấm bưu thiếp nhỏ viết ngắn gọn: "Em sang đây với anh! Anh nhớ em! P/S: Mang nhiều quần áo ấm nhé!" Thế là đi. Gói ghém mấy cái áo bông to xù, mặc vào cứ lặc lè như gấu. Ngồi máy bay ba giờ đồng hồ thì hạ cánh xuống sân bay Vantaa, Nguyên đã đứng đợi sẵn với vòng tay mở rộng. Tôi chạy ù đến, cảm thấy âm áp và gần gũi vô cùng.

Helsinki dễ khiến người ta muốn tự tử. Tôi bảo với Nguyên như thế. Tuyết dày phủ khắp nơi. Trong thành phố thì lẹp nhẹp ẩm ướt đến nỗi có cảm tưởng cứ phải đi lội sình. Ngồi xe từ buýt từ trung tâm về nhà Nguyên mất tầm hai mươi phút, và đó là khoảng thời gian ngắn ngủi đến diệu kỳ. Trên xe lúc nào cũng chỉ có bốn hoặc năm người ngồi rải rác, yên lặng và cô độc. Những con đường đi qua hầu như không có lấy một bóng người, nhà nào cũng là nhà gỗ sơn trắng, co cụm ba bốn cái rồi lại tách xa nhau ra nhiều quãng. Và Nguyên chưa bao giờ quên nắm chặt lấy tay tôi. Ngày lễ Giáng sinh, chúng tôi ắt tàu đến Rovaniemi, quê hương của ông già Noel. Nguyên bảo vì không muốn tôi tự tử nên nhất định phải đưa tôi đến ngôi làng kỳ diệu này. Những ngôi nhà gỗ với cây thông rực rỡ, bánh quy gừng hay món tráng miệng đầy bột quế. Buổi sáng tỉnh dậy đã thấy Nguyên chống cằm ngồi nhìn tôi trìu mến, khẽ khẽ vuốt mày lọn tóc mai lòe xòe trước trán: "Anh nhớ em quá!"

Tôi quàng tay qua người Nguyên. Vẫn chưa thể tin rằng mình đã gặp lại mối tình đầu bé dại. Kiểu tình yêu mà trẻ con tin tưởng rằng sau này nhất định mình sẽ lấy cậu ta. Kiểu tình yêu mà em thú bông xinh đẹp nhất ở nhà sẽ được âu yếm gọi bằng tên cậu ấy. Kiểu tình yêu mà đi tham quan thì nhất định phải nắm tay nhau khi xếp hàng. Ừ, tôi vẫn chưa thể nào tin được.

Log in vào gmail từ một ngôi làng Bắc Âu phủ trắng xóa, tôi nhận được email của K.

Ấy ơi, Giáng sinh hạnh phúc nhé! Hà Nội cũng se se lạnh rồi...!

Praha. Mùa hạ.

Năm đầu tiên, tôi phải thi lại hai môn: "Lịch sử Hiến pháp của Pháp và Lịch sử Châu Âu. Đi học bao nhiêu năm, hai chữ thi lại khiến lòng tự ái bị tổn thương ghê gớm. Nghỉ hè, nhất định không về, vùi đầu vào học. Thi xong nhận luôn công việc lên núi cùng với Ella thu hoạch trái cây suốt hai tuần. Đứng ở trên đỉnh đồi, gió phần phật thổi băng qua cánh đồng đầy những ụ rơm khổng lồ trông như ổ bánh cuộn phết mật. Buổi sáng dậy từ năm giờ ba mười, ăn sáng với ngũ cốc và sữa tươi, uể oải vươn vai ngái ngủ chui ra khỏi lều và giật mình vì lạnh. Đến trưa, mặt trời đã rực rỡ ngay trên đỉnh đầu, mồ hôi túa ra như tắm. Ngày đầu tiên trong đời thu hoạch phúc bồn tử. Cảm giác mình cứ như là nông dân thực thụ. Đến lúc nghỉ, ra bồn rửa tay, nước lan đến đâu vết xước lộ ra đến đấy, chi chít ngang dọc, đau thì ít mà tủi thân thì nhiều. Thế là đột nhiên nước mắt trào ra, gọi điện cho Nguyên khóc ngon lành. Nguyên cứ luôn miệng: "anh thương, anh thương" trên điện thoại.

Mùa hè năm đầu tiên, tôi không về Hà Nội. Tháng Tám, K theo mẹ đi thăm chị gái ở Cộng hòa Séc, nghỉ lại ở Praha hai tuần. K nhắn tin bảo K sẽ đến Paris thăm tôi. Tôi một mực gạt đi, tôi muốn sang Praha vì cũng chưa được đến đó bao giờ. Chúng tôi gặp nhau trên cầu Charles. K cầm tay tôi, nhìn thấy đám vết xước đã lành, dịu dàng hỏi:

Tay ấy làm sao thế này?"

"Tớ đi hái trái cây trên núi... vui lắm!"

"Thế có đau lắm không?"

Nhìn ánh mắt K đầy thương cảm, tôi cứng cỏi gồng mình. "Có tí vết thôi ấy mà! Tớ có sao đâu!"

Lúc chia tay nhau ở sân bay, K đeo vào cổ tôi một viên đá pha lê màu ngọc bích hình ngôi nhà bé xíu. K dặn dò: "Đừng khóc nhé!" Ừ, sẽ không bao giờ khóc. Đứng trước K, tôi luôn là cô gái hai mươi tuổi dũng cảm. Lòng kiêu hãnh trong tim chỉ cần nhìn thấy K là vươn thẳng lưng mạnh mẽ.

Aix - en - Provence. Tháng Sáu.

Người ta bảo nếu đã một lần trong đời đặt chân đến nước Pháp với người mình yêu, hãy đừng quên những cánh đồng hoa oải hương tháng Sáu. Tôi thích đi tàu vòng quanh nước Pháp, Nguyên cũng vậy. Những chuyến đi không quá dài, trầm mặc băng qua rừng, qua đồi, qua cánh đồng, mỗi lần đều mang theo biết bao niềm lưu luyến bé nhỏ. Cứ nghĩ đến là lại khát khao đi, bỏ quên tất cả, mà đi. Trong hạnh phúc.

Thành thật mà nói, tôi không thích hoa oải hương vì bản thân không thể hiểu được sự vô vị của chúng. Nhưng đứng trước một cánh đồng tím ngắt, ngả rạp vào nhau dưới ánh nắng vàng mượt mà như mật, bàn tay nằm trọn trong tay Nguyên. Khoảnh khắc ấy, suốt cuộc đời sẽ vĩnh viễn ghi tạc lại, chú thích ngắn gọn trong năm từ "Tuổi thanh xuân tươi đẹp!". Vậy là đủ. Nguyên mùa hè ấy đã hỏi tôi về K bằng một thái độ rất từ tốn và ân cần. Nhưng tôi muốn Nguyên đừng hỏi. Dù rằng đó là sự ích kỷ hết sức vô lý, nhưng tôi muốn Nguyên đừng hỏi. Bởi vì trong lòng mình, tất cả những gì dành cho K cũng đã được ghi tạc lại cùng Hà Nội, cũng được chú thích rằng: "Tuổi thanh xuân mãi mãi."

Hà Nội. 2010

Tôi về Hà Nội cùng Nguyên, lần đầu tiên. Tháng Hai, Hà Nội mưa phùn lạnh tê tái. Buổi tối hẹn gặp K ở một quán vỉa hè ăn chân gà nướng, uống vodka Hà Nội. Tôi đi với Nguyên, K đi cùng bạn gái mình. Bốn người ngồi sát nhau vào trong đêm, hít hà, suýt xoa. Tôi chống cằm, mỉm cười nhìn K ủ tay gái trong tay mình, thi thoảng lại thổi nhè nhẹ cho ấm. K ngẩng đầu lên nhìn tôi pha chút ngại ngùng. Chúng tôi không nói gì nhiều, không nói gì quá sâu sắc, quá to tát. Đến tầm mười một giờ chào tạm biệt nhau, đi ngược về hai hướng.

Nguyên ôm vai tôi hỏi: "Em có buồn không đấy?"

Ừ, tôi có buồn không nhỉ? Có thể buồn không khi bấy nhiêu thời gian đã đi qua như một trận mưa rào mùa hạ. Có thể nào buồn không khi bản thân mình là người đã quyết định không ngoảnh đầu lại một lần nào, tiến vào phòng cách ly sân bay một ngày xưa cũ ấy? Có thể buồn không khi đứng trước người đàn ông mà mình đã có nhiều tình cảm, sự kiêu hãnh luôn dẫn lối trái tim?

Tôi nắm chặt lấy tay Nguyên: "Không, em không buồn anh ạ!"

Nhưng mà. Tôi biết mình đã luôn hối tiếc một điều duy nhất.

Những ngày tháng ấy. Khi tuổi trẻ là thứ tiên dược thần kỳ. Nhẽ ra tôi nên một lần nói với K.

"Đôi lúc cô đơn... hãy để em được khóc!"


HOÀN


Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách