Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: sabina
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Tra | Ngải Mễ

[Lấy địa chỉ]
61#
Đăng lúc 19-6-2013 09:33:29 | Chỉ xem của tác giả

Chương 45





MỘT DỊP NGẪU NHIÊN, Thu phát hiện “kể đầu sỏ” trả lại thư. Hôm ấy Thu được hai lớp mười một đang lao động ở nông trường mời tham gia đệm đàn cho buổi biểu diễn ở Phó Gia Xung. Nông trường của trường số Tám liên hệ với một nông trường của đám thanh niên trí thức, nông trường ấy cũng ở Phó Gia Xung. Vì là cuối tuần, Thu nhận lời không chút do dự, nông trường của trường sô Tám còn cử một cậu về cõng cây đàn accordéon cho Thu.

Thu đến nông trường, tập luyện với học sinh, cùng học sinh lớp mười một đến nông trường của đám thanh niên trí thức, trở thành nhân vật được chú ý, vì Thu kéo accordéon, lại là nữ. Thanh niên trí thức của nông trường cùng mời Thu đệm đàn, đệm mấy bài rất quen thuộc, vậy là Thu đệm đàn cho cả hai bên.

Buổi biểu diễn kết thúc, rất nhiều người vây lấy Thu, có người yêu cầu Thu biểu diễn một bài, có người nâng cây đàn lên kéo thử, bảo rất nặng, kéo không nổi.

Một cậu thanh niên trí thức tên là Ngưu Phúc Sinh nghe đến tên Tĩnh Thu, cậu ta đến, nói với Thu:

- Bạn họ Tĩnh à? Có người họ Tĩnh thật sao?

Thấy Thu gật đầu, liền nói:

- Cách đây ít lâu, bọn này nhận được một lá thư có thể là của bạn.

Hồi ấy, nông trường của trường số Tám mới xây dựng, người đưa thư chưa biết, chỉ thấy mấy chữ “Nông trường trường Trung học số Tám thành phố K”, nên đưa đến nông trường này, vì nông trường này gọi là “Nông trường đội công trình số Tám của thành phố K”. Đội công trình số tám trước kia thuộc biên chế quân đội, về sau chuyển đi nơi khác, nông trường này dành cho con em của họ tốt nghiệp trung học phổ thông về đây rèn luyện, coi như lên rừng về đồng ruộng, sau đấy rút về thành phố K, phần lớn được vào đội công trình số Tám.

Người nhận thư của nông trường không biết ai tên là Tĩnh Thu, hỏi mọi người nhưng không ai biết, vậy là họ trả lại thư cho người gửi. Cậu học sinh kia thấy cái họ ít gặp, thư lại từ Nghiêm Gia Hà gửi đến, tỏ ra kỳ lạ, hai nơi cách nhau mấy cây số mà thư với từ? Cậu ta nhớ cái tên “Tĩnh Thu”, bây giờ được gặp chủ nhân của cái tên ấy chợt nhớ lại chuyện cũ.

Thu cảm ơn cậu ta, đồng thời nhớ từ nay về sau có thư của “Tĩnh Thu” thì nhận giúp, có dịp Thu sẽ về lấy. Phúc Sinh hỏi địa chỉ của Thu ở thành phố K, hứa nếu có thư của Thu sẽ nhận giúp, bao giờ cậu ta về thành phố K sẽ đem về cho Thu.

Phát hiện ấy đã xóa sạch nghi ngờ đối với thày Trịnh, mà cũng xóa mọi nghi ngờ đối với Ba, ít ra xóa sạch nghi ngờ về anh trong chuyện viết thư, chứng tỏ đúng anh là người viết thư. Nhưng sau đấy Ba gặp Thu tại sao lại không đưa những lá thư đó cho Thu xem? Thu đoán đấy là những lá thư tuyệt giao, cho nên anh không đưa cho Thu xem sợ làm vỡ kế hoạch của mình.

Bây giờ Thu đã có phòng riêng do nhà trường cấp. Đó là một căn phòng chừng mười mét vuông, ở chung với cô giáo Lưu. Trong phòng có một cái bàn hai ngăn kéo, mỗi người một ngăn, tự khóa lại. Thu đã có nửa bầu trời cất giấu mọi bí mật của mình.

Nhà của cô giáo Lưu ở bên kia sông, cứ cuối tuần cô lại về, cho nên cuối tuần căn phòng này là khoảng trời của riêng Thu. Những lúc ấy Thu chốt cửa, đem thư và ảnh của Ba ra xem, tưởng tượng đấy là những lá thư của bác sĩ Thành gửi cho Thu. Những lúc nghĩ như thế Thu cảm thấy hạnh phúc vô cùng, rất say sưa vì những lời lẽ trong thư chỉ có thể từ miệng những người như bác sĩ Thành nói ra mới có ý nghĩa, bằng không sẽ là những lời đáng khinh. Không biết ma sai quỷ khiến thế nào, Thu ghi mấy bài thơ lên giấy, định một dịp nào đấy sẽ cho bác sĩ Thành xem. Thu cũng không biết cho bác sĩ Thành xem có ý nghĩa gì, Thu chỉ muốn cho anh xem vậy thôi.

Một hôm, nhân lúc bác sĩ Thành đón đứa con trên tay Thu, Thu lén nhét mấy bài thơ đã chép từ mấy hôm nay vào túi áo bác sĩ Thành. Hai ba ngày sau đấy, Thu không dám đến nhà bác sĩ Thành, Thu không có cảm giác có lỗi với cô giáo Giang, vì chưa bao giờ Thu có ý nghĩ giành bác sĩ Thành về cho mình, Thu chỉ sùng bái bác sĩ Thành, yêu anh, những bài thơ ấy viết cho anh, cho nên muốn để anh xem. Thu không dám đến là bởi sợ bác sĩ Thành cười chê văn chương, cười chê tình cảm của Thu.

Một buổi tối cuối tuần, bác sĩ Thành tìm đến căn hộ của Thu. Anh trả lại những bài thơ cho Thu, mỉm cười, nói:

- Cháu Thu, cháu rất có tài văn chương, có thể trở thành nhà thơ lớn, có thể gặp được “anh” trong thơ của cháu, hãy giữ lấy, giữ lấy để gửi cho “anh”.

Thu bối rối, vội thanh minh:

- Xin lỗi, cháu không biết mình đã viết nhũng gì, cũng không biết tại sao lại bỏ những thứ đó vào túi chú, chắc cháu điên mất rồi.

Bác sĩ Thành nói:

- Cháu có tâm sự gì thì nói với cô Giang, cô là người từng trải, rất hiểu cháu, cũng sẽ giữ bí mật cho cháu.

Thu khẩn khoản:

- Xin chú đừng nói gì với cô, chắc chắn cô sẽ mắng cháu, chú cũng đừng nói gì với ai.

- Tôi không nói gì đâu, cháu đừng sợ, cháu không làm điều gì, chỉ viết mấy bài thơ, rồi nhờ một người không hiểu gì về thơ làm tham mưu. Về thơ, tôi khồng theerddua ra ý kiến gì, nhưng trong cuộc sống có gì khó khăn tôi có thể giúp.

Giọng nói của bác sĩ Thành rất dịu dàng, rất thành khẩn, Thu không biết vì mình tin tưởng ở anh hay là muốn thanh minh chỉ vì sùng bái anh mà không có ý gì khác. Thu nói chuyện Ba cho anh nghe, nhưng không nói chi tiết về cái đêm hôm ấy.

Bác sĩ Thành nghe xong, phỏng đoán:

- Có thể cậu ấy bị bệnh máu trắng, nếu không, thật sự khó giải thích tại sao cậu ấy lại lẩn tránh cháu. Cậu ấy nằm bệnh viện huyện cũng có thể vì bị cảm. Vì người bị bệnh máu trắng sức đề kháng rất kém, dễ bị các chứng bệnh thông thường. Hiện tại chưa có cách chữa bệnh máu trắng, chỉ có thể bị cảm trị cảm, bị trúng gió trị trúng gió, cố gắng kéo dài sự sống. Bệnh viện huyện không biết, có thể quân y viện kia đã phát hiện ra bệnh máu trắng của cậu ấy.

- Nhưng chú nói… quân y viện kia bảo anh ấy bị suy giảm tiểu cầu cơ mà?

- Nếu cậu ấy không muốn cho cháu biết, tất nhiên cậu ấy yêu cầu bác sĩ giữ bí mật. – Bác sĩ Thành nói thêm – Tôi cũng chỉ phỏng đoán, phỏng đoán chưa chắc đã chính xác. Nếu đúng như lời tôi nói, rất có thể như thế, vì cháu nói sẽ đi với cậu ấy, liệu cậu ấy còn lựa chọn nào khác? Không thể để cháu đi theo. Hơn nữa, để cháu thấy cậu ấy mỗi ngày một gầy, một tiều tụy, từng bước đi đến cái chết, liệu cậu ấy có thể chịu đựng nổi không? Nếu là cháu, cháu có muốn để cậu ấy thấy mình từng bước đi đến cái chết không?

- Theo ý chú… lúc này anh ấy ở tỉnh A… chờ chết sao?

- Bác sĩ Thành suy nghĩ giây lát rồi nói:

- Không hẳn, cậu ấy cũng có thể ở ngay thành phố này. Nếu là tô sẽ ở thành phố K, cuối cùng… được gần nhau hơn.

Thu khẩn thiết nói:

- Chú giúp cháu hỏi thăm các bệnh viện được không ạ?

- Tôi sẵn sàng, nhưng cháu phải bảo đảm không làm những chuyện ngu ngốc.

Thu vội bảo đảm:

- Vâng, cháu sẽ không, không… không… nói những điều ấy nữa.

- Không những không nói mà cũng không làm những chuyện đó. Cậu ấy lo lắng cho cháu, vô hình trung cháu làm gia tăng gánh nặng tư tưởng cho cậu ấy. Có thể cậu ấy đã chuẩn bị tư tưởng cho số mệnh, lặng lẽ dối diện với cái chết, nhưng cậu ấy nghĩ nếu cậu ấy đi và phải đem theo cháu đi, chắc chắn cậu ấy bực mình lắm.

Bác sĩ Thành kể cho Thu nghe về thân thế con trai lớn của anh. Con trai lớn của anh không phải là con đẻ, mà là con của một bệnh nhân. Bệnh nhân ấy chết, chồng của chị ta cũng tự tử theo, để lại một đứa con, bác sĩ Thành nhận nuôi, đưa từ thành phố J về thành phố K để mọi người không nói với đứa trẻ về chuyện bố mẹ nó chết thê thảm thế nào.

Bác sĩ Thành nói:

- Hàng ngày tôi làm việc trong bệnh viện, rất thường xuyên thấy người chết, thấy người nhà bệnh nhân đau đớn tuyệt vọng. Mấy năm gần đây trông thấy cảnh sinh li từ biệt, cảm nhận lớn nhất là cuộc sống của mỗi con người đều không thuộc về họ, không thể muốn thế nào được như thế. Nếu cháu đi với cậu ấy, mẹ cháu sẽ đau khổ biết chừng nào? Anh trai, em gái của cháu đau khổ biết chừng nào? Mọi người đều buồn, những điều đó không có lợi cho bất cứ ai, Trong khi cậu ấy đang sống chỉ có thêm gánh nặng tư tưởng, sau khi cậu ấy chết, chắc chắn cháu biết sẽ không tai sinh, cũng không có thể giới khác, cho dù hai người cùng chết cũng không thể đến với nhau. Cậu ấy nói đúng, cháu sống, cậu ấy sẽ không chết.

- Cháu chỉ sợ… anh ấy đã… chú giúp cháu hỏi thăm được không?

Bác sĩ Thành hỏi thăm các nơi cho Thu, nhưng không bệnh viện nào có bệnh nhân tên là Tôn Kiến Tân, kể cả quân y viện kia. Bác sĩ Thành nói:

- Tôi đã trổ hết tài, có thể tôi đã đoán nhầm, cậu ấy không ở K này.

Thu cũng trổ hết tài, điều duy nhất an ủi Thu là có thể bác sĩ Thành đã đoán nhầm, anh nói “nếu tôi nhầm”, nhưng Ba không phải bác sĩ Thành, cả hai khác nhau ở một điểm quan trọng, nhưng Thu không nói ra diểm quan trọng kia, cho nên có thể bác sĩ Thành đã nhầm.

Giữa tháng Tư năm 1976, Ngụy Linh đang học ở trường sư phạm khu đến tìm Thu, bảo có một chuyện quan trọng muốn bàn với Thu. Ngụy Linh từ nông thôn được gọi về trường sư phạm, cuối tuần nào cũng về nhà bố ở trường trung học sô Tám thành phố K, rất hay đến chơi với Thu.

Ngụy Linh vừa gặp thu đã nói:

- Tớ gặp tai họa rồi, chỉ có đằng ấy mới cứu được tớ.

Thu giật mình, hỏi có chuyện gì.

Ngụy Linh ấp úng:

- Tớ… có thể… mang thai, nhưng bạn trai tớ không cho cái ấy vào, làm sao có mang được?

Thu không hiểu:

- Cái gì không cho vào đâu?>

- Tất nhiên là cái sinh con, tinh dịch của đàn ông.

Thu không muốn hỏi tỉ mỉ chuyện ấy, giúp đỡ thì giúp đỡ, Thu không muốn vì giúp đỡ mà buộc Linh phải nói ra “quy trình gây án”, nhưng chi tiết ấy với Thu là vô cùng quan trọng. Không kiềm chế nổi, Thu hỏi:

- Cho cái sinh con vào đâu?

Linh nói:

- Ôi, đằng ấy chưa yêu, chưa làm những chuyện ấy, nói ra đằng ấy cũng không hiểu, tức là cho cái sinh con vào bên trong chỗ “bạn thân” của đằng ấy vẫn ra.

Linh bực mình:

- Anh ấy không cho vào trong, nhưng ở ngoài… chắc chắn có một ít lọt vào trong, nếu không thì tại sao tớ lại mang thai được? Đúng là tai vạ trên trời rơi xuống! Tớ rất hiểu, tớ chưa ở cùng phòng với bất cứ anh nào.

Thu tròn xoe mắt, cho cái bầy nhầy ấy vào đâu? Đến là buồn nôn. Thu nhớ lại một câu chuyện nghe thật sợ hãi, bảo có một người con gái phơi trái lót sát tường, bị một con nhện bám vào, người con gái kia mặc cái quần lót liền bị mang thai, đẻ ra một ổ nhện. Cho nên Thu không dám lộn trái quần lót để phơi, cũng không dám phơi quần lót ở những nơi sát tường hoặc những nơi có nhện. Nhưng trước đây Thu không hiểu tại sao nhện bò vào quần lót con gái lại có mang? Bây giờ Thu mới hiểu, là vì nhện để dính cái sinh con vào quần lót, con gái mặc vào, cái sinh con lọt vào trong ấy của con gái, cho nên mới có mang.

Bỗng Thu hiểu, đúng như Ba nói, không làm gì, vì anh không cho cái sinh con vào trong, chứng tỏ anh chưa “được”. Anh chưa “được” tức là mọi phỏng đoán trước đây của mình là sai. Nhất định anh bị bệnh máu trắng, anh sợ sau khi anh chết Thu sẽ đi theo, cho nên anh nói dối anh không bị bệnh máu trắng. Nhưng nếu anh còn ở huyện K, thu sẽ sớm biết anh bị bệnh máu trắng, cho nên anh trốn về tỉnh A. Anh làm như vậy có thể Thu hận anh, nhưng giữ được sinh mệnh Thu.

Nghĩ đến đây lòng Thu như dao cắt, không biết phải bằng cách nào để tìm thấy anh, cũng không biết đến lúc này anh còn sống hay không?

Lần Thu gặp Ba trong bệnh viện, Thu chuẩn bị làm tất cả mọi việc có thể làm trước khi chết, cho nên Thu rất dũng cảm cởi áo lông, cuối cùng còn tắt đèn.

Lần ấy Ba nói không dám đụng đến người Thu, sợ không chịu nổi phải làm chuyện vợ chồng. Thu bảo anh đừng sợ, bảo anh làm, không làm hai người sẽ chết không nhắm mắt. Sau đấy Ba nằm phủ lên người Thu, Thu cho rằng sự việc sau ấy là chuyện vợ chồng. Thu nhớ, đêm hôm ấy vì không hiểu biết và hiếu kỳ nói những chuyện không hay, nhất định làm Ba buồn, lúc này rất muốn cắt lưỡi mình. Đêm hôm ấy, hai người “bay” xong, anh dùng khăn lau cái lầy nhầy trên bụng Thu, Thu hỏi:

- Tại sao anh biết đấy không phải nước giải?

Hnh như anh rất khó xử, nói:

- Không phải.

- Nhưng nước giải cũng ở đấy ra à?

Thấy anh gật đầu thừa nhận, Thu truy hỏi:

- Anh biết lúc nào buồn đi giải, lúc nào không cơ mà? Anh có nhầm không?

Hình như anh không thể nói rõ, chỉ hàm hồ:

- Bản thân có cảm giác. Em đừng sợ, không phải… nước giải đâu.

Anh dậy, đổ ít nước nóng ra chậu, nhúng cái khăn mặt vào nước rồi vắt khô, giúp Thu lau tay, lau trên bụng, nói:

- Thế này yên tâm chưa?

Thu thanh minh:

- Em không nói anh bẩn, chỉ sợ cái lầy nhầy ấy thôi. – Suy nghĩ một lúc rồi Thu nói tiếp: – Lạ nhỉ, tại sao con trai dùng một cái để làm hai việc?

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

62#
Đăng lúc 19-6-2013 09:34:35 | Chỉ xem của tác giả

Chương 46





THU KHÔNG NGỜ mình ngớ ngẩn như vậy, thế nào gọi là cùng phòng mà không biết. Nếu không gặp Ngụy Linh, có thể Thu vẫn trách oan Ba, cho rằng anh đã “được” rồi. Lúc đầu thu nghĩ ngủ với nhau trên giường là cùng phòng, nhưng lần ấy Á Dân nói “rất may hai người chưa cởi áo bông, chưa tắt đèn”, Thu cho rằng cởi áo bông và tắt đèn mới quan trọng.

Lần Thu gặp Ba trong bệnh viện, Thu chuẩn bị làm tất cả mọi việc có thể làm trước khi chết, cho nên Thu rất dũng cảm cởi áo bông, cuối cũng còn tắt đèn.

Lần ấy Ba nói không dám đụng đến người Thu, sợ không chịu nổi phải làm chuyện vợ chồng. Thu bảo anh đừng sợ, bảo anh làm, không làm hai người sẽ chết không nhắm mắt. Sau đấy Ba nằm phủ lên người Thu, Thu cho rằng sự việc sau ấy là chuyện vợ chồng. Thu nhớ, đêm hôm ấy vì không hiểu biết và hiếu kỳ nói những chuyện không hay, nhất định làm Ba buồn, lúc ấy rất muốn cắt lưỡi mình. Đêm hôm ấy hai người “bay” xong, anh dùng khăn lau cái lầy nhầy trên bụng Thu, Thu hỏi:

- Tại sao anh biết đấy không phải là nước giải?

Hnh như anh rất khó xử, nói:

- Không phải.

- Nhưng nước giải cũng ở đấy ra à?

Thấy anh gật đầu thừa nhận, Thu truy hỏi:

- Anh biết lúc nào buồn đi giải, lúc nào không cơ mà? Anh có nhầm không?

Hình như anh không thể nói rõ, chỉ hàm hồ:

- Bản thân có cảm giác. Em đừng sợ, không phải… nước giải đâu.

Anh dậy, đổ ít nước nóng ra chậu, nhúng cái khăn mặt vào nước rồi vắt khô, giúp Thu lau tay, lau trên bụng, nói:

- Thế này yên tâm chưa?

Thu thanh minh:

- Em không nói anh bẩn, chỉ ghê sợ cái lầy nhầy ấy thôi. – Suy nghĩ một lúc rồi Thu nói tiếp: – Lạ nhỉ, tại sao con trai dùng một cái để làm hai việc?

Anh không thể giải thích nổi, chỉ ôm Thu, cười không thành tiếng:

- Ý của em là, con trai phải có hai cái ống, mỗi cái làm một việc? Em hỏi chuyện này thật phức tạp, anh không trả lời nổi. Anh không tự làm, điều này phải hỏi tạo hóa.

Về sau anh kể lại cho Thu nghe chuyện lần đầu tiên anh làm. Hồi ấy anh mới học lớp sáu, có lần thi, một đề thi rất khó, anh cảm thấy mình không làm nổi, rất căng thẳng, lại cảm thấy như mình tè ra quần, nhưng có cảm giác khoan khoái kỳ lạ, về sau mới biết đấy là di tinh.

Thu hết sức ngạc nhiên:

- Lớp sáu mà anh đã… hư đốn như vậy rồi à?

Anh giải thích:

- Đấy chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Con trai bước vào thời thanh xuân, bắt đầu phát dục sẽ gặp hin tượng ấy. Có lúc nằm cũng bị. Giống như con gái, đến một lúc nhất định sẽ có “bạn thân”.

Thu bừng tỉnh, vậy là con trai cũng có “bạn thân”, nhưng tại sao bạn thân của con gái đến lại khó chịu, còn con trai “bạn thân” đến lại có cảm giác “khoái kỳ lạ”, rất không công bằng.

Thu cũng kể cho anh nghe lần đầu tiên của mình. Hồi ấy, giữa lúc mẹ phải nằm bệnh viện, bệnh viện cách nhà khoảng chục cây số, em gái còn nhỏ, không thể đi xa như thế, đêm phải ở lại bệnh viện ngủ chung giường với mẹ. Thu ban ngày đến bệnh viện chăm sóc mẹ, buổi tối về nhà ngủ với Tả Hồng.

Một hôm vào lúc nửa đêm, hai cô gái ra ngoài đi giải, Hồng nói:

- Nhất định “bạn thân” của đằng ấy đến, trên giường có màu đỏ, nhưng “bạn thân” của tớ vẫn chưa đến.

Tả Hồng giúp Thu tìm giấy vệ sinh, dùng một sợi dây khẩu trang rất dài quấn lại, buộc lên người Thu. Thu vừa sợ vừa xấu hổ, không biết phải làm thế nào. Hồng nói với Thu:

- Người con gái nào cũng phải có “bạn thân”, nhất định bạn học của đằng ấy có nhiều đứa có từ rất sớm. Đằng ấy đến bệnh viện nói với mẹ, mẹ đằng ấy sẽ bảo cách xử lí.

Hôm ấy Thu đến bệnh viện nhưng không sao nói ra nổi, Thu chần chừ hồi lâu mới nói với mẹ. Mẹ vui mừng nói:

- Thật khéo, mẹ vừa mổ cắt bỏ tử cung, bỏ tử cung rồi sẽ không có “bạn thân” nữa, đúng lúc này thì con có, cuộc sống truyền đời.

Ba nghe chuyện của Thu, anh nói:

- Mong sau này em lấy chồng, sinh con trai, sinh con gái, con gái lại sinh con gái, chúng sẽ giống em để em truyền đời.

Thu cảm thấy câu nói ấy của anh là mong muốn Thu lấy người khác và sinh con. Thu không muốn nghe anh nói những điều ấy, liền lấy tay bịt miệng anh, nói:

- Em không lấy ai, chỉ lấy anh thôi, sẽ sinh con của anh.

Anh ôm Thu, miệng lầm rầm:

- Tại sao em tốt với anh như thế? Anh cũng muốn lấy em, nhưng…

Thu nhìn anh rất buồn, liền chuyển sang chuyện khác. Thu nói:

- Người em bên phải lớn hơn bên trái. – Thu ghép hai ngón tay cái rồi khép hai cánh tay lại cho anh thấy, bên phải lớn hơn bên trái một chút.

Anh nhìn một lúc rồi nần hai bầu vú của Thu, hỏi:

- Cái này của em cũng một bên to một bên nhỏ à?

Thu gật đầu:

- Khác nhau một chút, bên phải lớn hơn, cho nên em may áo nịt ngực, bên phải lớn hơn một vài phân.

Anh chui vào chăn xem hồi lâu, rồi nhô đầu ra, nói:

- Em nằm anh không thấy gì, em ngồi lên cho anh xem.

Thu ngồi dậy cho anh thấy, anh nói cóơn một ít, rồi hỏi:

- Để anh vẽ em, được không? Anh đã từng học vẽ. Chờ trời sáng, anh về phòng bệnh lấy bút giấy.

- Vẽ để làm gì?

- Để ngày ngày ngắm nhìn. – Anh thanh minh. – Nếu em không thích thì thôi.

- Không phải em không thích, nhưng anh đừng vẽ, em có thể cho anh xem hàng ngày.

- Anh vẫn muốn vẽ.

Hôm sau anh về phòng bệnh lấy bút giấy, để Thu nằm nghiêng quàng cái chăn, anh ngắm nhìn, sau đấy vẽ một lúc, anh vẽ ngắm nhìn, lại vẽ. Rất nhanh chóng vẽ xong bức tranh. Thu xem, tuy bức tranh chỉ mấy nét đại khái, nhưng rất giống.

Thu dặn lại:

- Anh đừng cho ai thấy, người ta thấy sẽ cho anh là đồi trụy. Lưu manh bắt anh đấy.

Anh cười:

- Anh làm sao cho ai xem được?

Hôm ấy anh bảo Thu không mặc áo quần, nằm trong chăn. Anh ra ngoài đổ bô rồi vào lấy chậu rửa mặt, cốc đánh răng để Thu rửa mặt, đánh răng, sau đấy đến nhà ăn bệnh viện lấy cơm về. Thu khoác cái áo ngồi trong chăn an cơm, ăn xong lại chui vào chăn. Anh cũng cởi áo quần lên giường, hai người âu yếm nhau hồi lâu. Cho đến khi chỉ còn nửa tiếng đồng hồ nữa là hết xe về Nghiêm Gia Hà hai người mới vội vã mặc quần áo, chạy ra bến xe.

Thu nhớ lại cái ngày hôm ấy, biết anh lúc bấy giờ chuẩn bị xa Thu, để Thu chuẩn bị sống tiếp, nhưng Thu lại trách nhầm anh, quả thật anh đã không làm gì.

Thu rất lấy làm c, rất ân hận, nếu sớm biết, nhất định Thu sẽ đi tìm anh. Đến nay đã cách xa ngày ấy gần nửa năm, nếu biết anh bị bệnh máu trắng kể từ hôm anh cứa tay đến nay đã tám chín tháng, có thể anh đã chết từ cuối năm ngoái.

Nhưng anh đã nói, nó như vậy chứng tỏ anh chưa thể chết được. Thu nhớ lại, hình như “nó” thường xuyên như thế, chẳng phải đã chứng minh anh vẫn sống? Thu lại hi vọng, có thể anh khỏe hơn mọi người, có thể anh vẫn sống?

Thu phải tìm được anh, cho dù anh đã chết. Thu cũng muốn biết anh được chôn ở đâu. Nếu anh không bị bệnh chắc chắn anh về chăm sóc bố, cho dù anh đã lấy người khác Thu cũng phải đi thăm anh. Cho dù vì lí do gì để anh xa Thu, nhất định Thu phải biết rõ, bằng không Thu sẽ không bao giờ yên tâm.

Đầu mối đầu tiên Thu có thể nghĩ đến là Phương, vì lúc bấy giờ Phương biết bệnh tình của Ba, có thể Phương biết địa chỉ của anh ở tỉnh A. Hồi ấy Phương nói không biết, có thể Ba dặn Phương. Bây giờ Thu đảm bảo với Phương rằng sẽ không tự tử, nhất định Phương sẽ nói địa chỉ của Ba.

Chủ nhật, Thu về Tây Thôn Bình đến thẳng nhà Phương. Bà Trương và cả nhà thấy Thu đề rất ngạc nhiên, rất nhiệt tình. Lâm đã lấy vợ, cô vợ quê tận một bản miền núi xa, rất xinh xắn, hai vợ chồng ở chung với bà Trương, nghe nói chuẩn bị làm nhà mới.

Sau khi chào hỏi chuyện trò với mọi người, Thu liền vào phòng Phương nói chuyện.

Nghe Thu hỏi đến Ba, Phương thở dài, nói:

- Phương không biết địa chỉ của anh ấy ở tỉnh A, nếu biết Phương dâu đợi đến hôm nay mà đã đi thăm anh ấy từ lâu rồi.

Thu không tin, khẩn khoản:

- Hồi ấy anh Ba không nói với ai về bệnh tình, chỉ nói với Phương, chắc chắn anh ấy cho Phương biết địa chỉ>

- Anh ấy không nói với Phương về bệnh máu trắng, ấy là lúc anh ấy gọi điện thoại ở bưu điện Nghiêm Gia Hà, anh Cả của Phương nghe thấy. Anh Ba là người thứ hai của đội thăm dò thứ Hai bị bệnh máu trắng, cho nên anh ấy yêu cầu tổng đội của người điều tra, xem có liên quan gì đến môi trường công tác của đội.

- Vậy sau ngày anh ấy đi, Thu đến tìm Phương ở trường, tại sao Phương không nói với Thu?

- Chị Thu nói lại với anh ấy Phương cho chị biết anh bị bệnh máu trắng, anh ấy hỏi Phương tại sao biết? Anh ấy dặn Phương không được nói với chị Thu, để anh ấy tự nói. Anh ấy bảo, rất may viết cho chị nhiều thư nhưng thư không đến tay chị, vì trong thư anh ấy nói, sợ thủy thổ vùng này có vấn đề, muốn nhắc nhở chị.

Thu tỏ ra bất lực:

- Chả trách gì, sau đấy anh ấy không đưa thư cho Thu xem. Cuối cùng có phải thủy thổ vùng này có vấn đề không?

- Có thể không phải, hai người bị bệnh đều là người của đội thăm dò, sau đấy đội thăm dò rút đi, không biết đã xong việc hay là vì nguyên nhân khác?

- Anh Ba đi cùng đội thăm dò hay là…

- Cuối năm anh ấy đi, bảo vệ tỉnh A, sau đấy không có tin tức gì.

Thu quyết định nhân dịp nghỉ Quốc tế lao động (1 – 5) đến tỉnh A thăm Ba, những mong được gặp anh một lần. Cho dù không gặp, Thu cũng mong đến thăm một anh. Thu biết mẹ sẽ không cho Thu một mình đến tỉnh A xa xôi, lạ người lạ đất, Thu cũng chưa bao giờ đi xa như thế. Thu muốn rủ Ngụy Linh cùng đi, nhưng Linh bảo, mồng Một tháng Năm Tiêu Hội sẽ nghĩ về, nhất định không để Linh đi tỉnh A. Hơn nữa, tiền tàu xe đến tỉnh A khá cao, hai cô gái đi với nhau cũng không an toàn.

Không còn cách nào khác, Thu quyết định ba bảy hai mươi mốt, đi một mình.

Thu chỉ biết nhà Ba ở thành phố B thuộc tỉnh A, nhưng không biết cụ thể ở đâu. Thu nghĩ, bố anh là tư lệnh quân khu, chỉ cần tìm đến quân khu tỉnh A sẽ có cách tìm được ông tư lệnh. Tìm được ông tư lệnh rất có thể tìm thấy con ông Tư lệnh.

Thu suy nghĩ rồi đến nhờ cô giáo Giang mua hộ vé tàu đi tỉnh A trong thời gian nghỉ mồng Một tháng Năm. Thu biết, một sinh viên như cô có người nhà làm ở ga, có thể mua được vé. Nghỉ lễ mồng Một tháng Năm tàu rất đông, không có thời gian ra ga xếp hàng mua vé, thứ nữa có thể không mua được.

Cô giáo Giang đồng ý giúp Thu nhưng cô rất lo, nói:

- Em chuẩn bị một mình đi du lịch ở tỉnh A à? Rất không an toàn em ạ.

Thu nói với cô giáo Giang mình đi tỉnh A để tìm Ba, nhờ cô bằng mọi cách mua giúp vé tàu, nếu trong dịp nghỉ lễ này mà không đi, sẽ pgair chờ đến nghỉ hè, như vậy không có hy vọng được gặp lại Ba.

Mấy hôm sau, cô giáo Giang giúp Thu mua được vé, cô mua hai vé, sẽ cùng đi với Thu, không để Thu đi một mình, không an toàn. Cô giáo Giang nói với mẹ Thu, bảo cô đưa đứa bé thứ hai đến thành phố B chơi với một người bạn, một mình không tiện chăm sóc thằng nhỏ, muốn mời Thu cùng đi, giúp chăm sóc đứa nhỏ. Mẹ thấy đi cũng cô giáo Giang nên không có ý kiến gì, đồng ý để Thu đi.

Đứa nhỏ của cô giáo Giang gọi là Đệ Đệ, mới hai tuổi. Thu và cô giáo Giang đưa nó lên tàu, đến thành phố B ở nhờ nhà cô giáo Hồ, bạn của cô Giang.

Hôm sau, Thu và cô giáo Giang đưa thằng nhỏ chuyển mấy lần xe mới tìm được đến đại bản doanh của quân khu ở một nơi gọi là đồi Hoa Đào, bên ngoài có tường cao, đứng ngoài có thể thấy cây cối trên sườn đồi trong khuôn viên, hoa nở rực rỡ, giống như tiên cảnh giữa chốn trần gian. Thu thấy Ba về một nơi đẹp như thế này là đúng, thoải mái hơn ở một gian nhà chật hẹp. Thu chỉ mong anh vẫn còn ở đây.

Ở cổng có lính bồng súng đứng gác, hai người bảo đến tìm ông tư lệnh họ Tôn. Vệ binh không cho vào, bảo tư lệnh không phải họ Tôn, có phải hai người đã nhầm? Cô giáo Giang nói:

- Vậy có vị phó tư lệnh hoặc có vị thủ trưởng nào họ Tôn không?

Vệ binh tìm và trả lời không có ai họ Tôn. Thu hỏi:

- Ông Tư lệnh họ gì?

Vệ binh không trả lời. Cô giáo Giang nói:

- Dù tư lệnh họ gì thì cũng cho chúng tôi gặp.

Vệ binh bảo phải gọi điện về xin ý kiến, một lúc sau ra nói với hai người, ông tư lệnh không có nhà.

Thu nói, nhà ông tư lệnh có ai nữa không, tôi muốn hỏi thăm con trai ông ấy.

Vệ binh lại gọi điện vào. Mỗi lần gọi điện như thế rất lâu, cô giáo Giang lấy làm lạ, hỏi:

- Tại sao anh gọi điện mất nhiều thì giờ như thế?

Vệ binh giải thích: điện thoại không được gọi trực tiếp vào nhà riêng tư lệnh, phải gọi đến văn phòng nào đấy, điện sẽ do văn phòng ấy chuyển, cho nên rất mất thời gian.

Sau một hồi loanh quanh đi lại, cuối cùng không biết được tin tức gì, chỉ biết cả nhà thủ trưởng đi vắng, có thể là đi du lịch. Hỏi thủ trưởng đi chơi đâu, vệ binh có bị đánh chết cũng không chịu nói, tưởng như hai người sẽ mai phục trên con đường thủ trưởng đi qua để đánh bom sát hại cả gia đình thủ trưởng!

Buổi chiều họ lại đến một lần nữa, mong gặp được một vệ binh nhiệt tình, kết quả anh vệ binh buổi chiều càng tệ hơn, hỏi han nửa ngày cuối cùng chỉ một chút tin tức như uổi sáng cũng không hỏi nổi.

Thu vô cùng thất vọng. Giá như trước đây không nói chết theo anh. Tại sao tám trăm năm trước lại thề thốt với anh như vậy? Vậy mà làm anh phải sợ.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

63#
Đăng lúc 19-6-2013 09:35:48 | Chỉ xem của tác giả

Chương 47





THU THẤT VỌNG lên tàu về K. Lúc đi, tràn trề hi vọng, nghĩ rằng cho dù không gặp, ít ra cũng có thể qua người nhà để hỏi thăm anh nằm ở bệnh viện nào, cứ coi như anh đã chết, người nhà anh cũng sẽ bảo cho biết phần mộ của anh, không ngờ không bước qua nổi của quân khu.

Cô giáo Giang an ủi:

- Có thể vì chúng ta không đem theo giấy giới thiệu của cơ quan, người ta mới không cho vào. Lần sau nhớ đem theo giấy giới thiệu chắc chắn sẽ được vào.

- Nhưng vệ binh nói, tư lệnh không phải họ Tôn, lẽ nào…

- Có thể mẹ của cậu Tần họ Tôn chăng? Cậu ấy có lần nói, khi bố bị đấu, cả nhà bị đuổi ra khỏi khu vực quân khu, chứng tỏ hồi ấy gia đình cậu ấy ở trong khuôn viên quân khu. Về sau bố cậu ấy được phục chức, chắc chắn gia đình lại quay về.

Thu cảm thấy cô giáo Giang phân tích có lí, vấn đề ở chỗ lần này không tìm thấy, sắp tới lại hkoong có ngày nghỉ, phải chờ đến nghỉ hè, không biết đến lúc ấy ba còn nữa hay không.

Cô giáo Giang nói:

- Cả nhà cậu ấy đi vắng, có thể là chuyện xấu, cũng có thể là chuyện tốt. Là chuyện xấu, đấy là chúng ta không gặp; là chuyện tốt, vì cải du lịch, chứng tỏ gia đình không có chuyện gì.

Thu cảm thấy có khả năng như cô giáo Giang nói. Nếu Ba ở trng đó, hoặc đã chết, cả nhà anh còn tâm tư nào để đi du lịch? Chắc chắn đã khỏi bệnh, hoặc quân y viện thành phố K chuẩn đoán sai, Ba ở trong đó, hoặc đã chết, cả nhà anh còn tâm tư nào để đi du lịch? Chắc chắn đã khỏi bệnh, hoặc quân y viện thành phố K chuẩn đoán sai, Ba về tỉnh A đi khám lại ở các bệnh viện khác, kết quả phát hiện không phải bệnh máu trắng, quả là một tin vui lớn. Dù sao thì đội thăm dò của anh đã rút đi nơi khác, biết đâu đã giải tán, Ba ở lại tỉnh A.

Thu hình dung Ba đang cùng bố và các em đi chơi ở một nơi có phong cảnh đẹp, mấy người chụp ảnh cho nhau lại nhờ người qua đường chụp giúp. Thu thật sống động, tưởng chừng nhu nghe được cả tiếng cười của anh.

Nhưng Thu lập tức nghi ngờ khả năng đó, Thu hỏi cô giáo Giang:

- Nếu anh ấy khỏi bệnh, tại sao không đến tìm em?

Cô giáo Giang nói:

- Tại sao em không nghĩ lần này anh ấy đi là để tìm em? Biết đâu anh ấy đến K thì anh ấy đến B, bỏ lỡ cơ hội gặp nhau. Trường hợp ấy nhiều lắm. Có thể em về đến nhà thì anh ấy đang ngồi chờ em, đang bị mẹ em tra khảo này nọ.

Thu nhớ lại lần ấy Ba bị mẹ “tra khảo”, bất giác mỉm cười. Chợt Thu nôn nóng muốn đi tàu về đến thành phố K ngay.

Nửa đêm tàu về đến K. Ba không có ở nhà Thu. Thu hỏi mẹ mấy hôm nay có ai tìm Thu không, mẹ bảo có cậu Tân đến, hỏi có chuyện gì, cậu ta không nói, ngồi một lúc rồi về.

Thu vô cùng thất vọng, tại sao là Chu Kiến Tân mà không phải là Tôn Kiến Tân?

Ngay đêm hôm ấy, Thu không ngủ, ngồi viết cho Tư lệnh quân khu tỉnh A một lá thư. Thu kể về bệnh tình của Ba, lại rứt ruột lấy ra một tấm ảnh của anh gửi kèm với l, xin ông tư lệnh tìm giúp người có tên là Tôn Kiến Tân. Thu tưởng tượng cho dù bố Ba không phải là tư lệnh quân khu thì cũng là một thủ trưởng nào đó trong quân khu, ông tư lệnh nhất định tìm thấy.

Hôm sau, Thu gửi thư theo đường bảo đảm, biết thư bảo đảm chậm hơn thư thường nhưng nhất định đến tay người nhận. Đến lúc này Thu không còn mong xuất hiện kỳ tích, chỉ có thể chuẩn bị tư tưởng cho trường hợp xấu nhất, đây là ông tư lệnh không tìm thấy Ba. Thu chỉ còn phải chờ đến nghỉ hè sẽ đến tỉnh A, ở lại đấy để tìm Ba. Nếu vụ hè năm nay không tìm thấy Ba thì vụ hè nào Ba cũng đi tìm, tìm thấy Ba mới thôi.

Buổi sáng Ngày Thanh niên (4 – 5), trường trung học số Tám tổ chức hội mừng. Lẽ ra, ngày Thanh niên không bao gồm cấp tiểu học, nhưng trường tiểu học trực thuộc ở ngay trong khuôn viên trường trung học số Tám, trường trung học tổ chứ múa hát tưng bừng, trường tiểu học không thể lên lớp nổi, cho nên năm nào cũng tổ chức chung. Nhưng buổi chiều học sinh trung học được nghỉ, học sinh tiểu học vẫn phải đi học.

Thu vẫn đệm đàn cho các lớp hát. Thu vừa đệm đàn cho màn hợp xướng của lớp một, bỗng một thầy giáo báo cho Thu biết, có một anh bộ đội đến tìm, có việc gấp, bảo Thu ra phòng thường trực ở cổng. Thu nghe nói “anh bộ dội”, nghĩ ngay có thể bố Ba cho lính đến. Thư vừa gửi đi, chưa thể nhận được, chỉ có thể ông Tư lệnh đi đâu đấy về, nghe nói Thu đến tìm, vậy là cho lính đến.

Nhưng lại cảm thấy không có khả năng, Thu không nói với vệ binh quân khu địa chỉ của mình, ông Tư lệnh làm sao biết được Thu ở đây?

Thu nghi ngờ chạy ra cổng, trông thấy một anh bộ đội rất giống Ba, thất Thu, anh bộ đội đi tới, vội vã nói:

- Có phải đồng chí Tĩnh Thu không? Em là Tôn Kiến Dân, em trai anh Tôn Kiến Tân, hiện tại tình trạng của anh Tân rất xấu, mời chị đến bệnh viện thăm anh ấy.

Vừa nghe nói, chân Thu bủn rủn, giọng run run:

- Anh ấy… thế nào rồi?

- Mời chị lên xe em sẽ nói. Em đến đây một lúc rồi. Định vào tìm, nhưng hôm nay nhà trường mở hội, cổng trường khóa.

Thu không kịp xin phép, nói với bảo vệ:

- Nhờ bác nói giúp mẹ cháu buổi chiều lên lớp dạy giúp cháu, bây giờ cháu phải vào bệnh viện, tình hình bệnh của bạn cháu đang nguy cấp.

Bác bảo vệ nhận lời, Thu cùng Kiến Dân vội vàng ra khỏi cổng. Ngoài cổng đã đậu sẵn một chiếc xe jeep quân đội, lúc Thu và Kiến Dân lên xe, nghe thấy tiếng mấy cậu học sinh:

- Cô giáo Thu bị quân quản bắt!

Thu đành phải quay lại cổng trường, nhờ bảo vệ giải thích cho mẹ, để tin kia đừng lan truyền, khiến mẹ phải sợ.

Trên xe chỉ có người lái xe và Kiến Dân. Dọc đường, Kiến Dân nói chuyện với Thu. Ba sau ngày ở bệnh viện huyện ra, anh không về tỉnh A, mà đến đội Ba ở Hoàng Hoa Trường, một mặt có thể giúp điều tra xem có phải do môi trường công tác của đội thăm dò dẫn đến bệnh máu trắng, mặt khác, Hoàng Hoa Trường chỉ cách nông trường trường trung học số Tám vài ba cây số, đường xe có thể chạy, có thể đi xe đạp, tiện cho anh đến nông trường thăm Thu.

Sau đấy Thu về K dạy học, Ba cũng về thành phố K, nằm ở viện quân y kia. Anh chỉ một lần về tỉnh A nghỉ Tết, sau Tết lại về K. Bố anh khuyên anh nên ở lại tỉnh A, nhưng anh không chịu. Bố anh đành cho một người giúp việc theo vè K để chăm sóc anh. Về sau Kiến Dân cũng đến đây, cùng Ba ở trong bệnh viện. Bố anh không thể ở thành phố K, chỉ thỉnh thoảng đến thăm anh, vì từ A đi ô tô đến đây mất hơn chục tiếng đồng hồ. Lúc này bố anh, các cô, các dì, mấy người anh em họ và bạn của anh đang ở cả đây.

Kiến Dân nói:

- Lúc anh Tân còn đi lại được, em với anh ấy đã đến ường thăm chị, thấy chị đang tập bóng chuyền cho mấy cô học sinh. Em đi qua trường cũng thấy chị đang lên lớp. Về sau, anh Tân không đi lại được nữa, bảo em đến xem chị thế nào, về kể lại cho anh ấy biết, Anh ấy không cho em nói với chị anh ấy đang ở thành phố này, cũng cho em nói với chị anh ấy bị bệnh máu trắng. Anh ấy bảo đừng cho chị biết, để chị sống không phải lo lắng gì. Theo lời anh ấy dặn, em không dám đến quấy rầy chị, nhưng anh ấy đi quá… đau đớn, quá lâu. Anh ấy trong tình trạng sắp chết từ mấy hôm nay rồi, bệnh viện đã dừng thuốc, dừng cấp cứu, nhưng anh ấy vẫn chưa trút hơi thở cuối cùng, không nhắm được mắt. Chúng em nghĩ, chắc là anh muốn được gặp chị, cho nên bỏ qua lời dặn của anh ấy, em đến tìm chị. Chắc chắn chị sẽ hiểu chúng em, em tin chị cũng muốn gặp anh ấy. Nhưng chị đừng quá kích động, kẻo rồi linh hồn anh ấy ở trên trời sẽ trách bọn em.

Thu không nói được câu nào, không hiểu có phải Thu suy nghĩ về anh quá nhiều, suy nghĩ đến độ thần kinh không còn bình thường. Một mặt, Thu vui mừng vì được gặp anh, mặt khác lòng đau như dao cắt vì nghe tin anh sắp quia đời. Thu chỉ mong đây là một giấc mộng. Thu mong được tỉnh mộng, thấy Ba cúi xuống nhìn mình, hỏi Thu có phải đang nằm mê. Bảo với Thu đây là điều ngược lại.

Kiến Dân nói:

- Chị Thu, chị đã là đảng viên cộng sản chưa?

Thu lắc đầu.

- Đã là đoàn viên chưa?

Thu gật đầu.

- Vậy chị với danh nghĩ đoàn viên bảo đảm tuyệt đối không để ảnh hưởng đến công tác của chị.

Thu gật đầu.

Đến bệnh viện, xe chạy thẳng đến trước phòng bệnh, Kiến Dân bảo Thu xuống xe, đưa lên tầng hai,. Trong phòng có nhiều người, mát ai cũng mọng đỏ. Thấy Thu, một vị trông như thủ trưởng ra đón, hỏi:

Thu gật đầu, vị Thủ trưởng nắm tay Thu, nước mắt của người già đầm đìa, chỉ giường bệnh:

- Anh ấy đang chờ cô, cô đến… từ biệt anh ấy đi! – Nói xong, ông đi ra hành lang.

Thu đến bên giường, thất một người nằm trên đó, nhưng Thu không tin rằng đấy là Ba, anh rất gầy, đúng là da bọc xương, lông mày rất dài và rất đậm, đôi mắt trũng sâu, lòng trắng đầy tia máu, tóc rụng nhiều, trở nên thưa thớt. Hai gò má anh nhô cao, hai bên má lõm xuống, sắc mặt trắng như khăn trải giường bệnh viện.

Thu không dám đến gần, cảm thấy không thể là Ba. Thu mấy tháng trước Thu gặp vẫn là một thanh niên đẹp trai, phong độ ngời ngời, nhưng người bệnh trước mặt lại vô cùng thảm thương.

Có mấy người khẽ đẩy Thu đến gần giường, Thu cố hết sức dũng cảm đến trước giường bệnh, tìm bàn tay anh dưới tấm chăn, thấy rõ vết sẹo trên mu bàn tay trái. Tay anh gầy nhơ xương, vết sẹo càng thêm dài. Chân Thu mềm nhũn, Thu quỳ xuống bên giường.

Thu cảm thấy có người lôi Thu đứng dậy, Thu không chịu đứng lên. Có người giục Thu:

- Gọi đi! Gọi đi!

Thu quay lại, ngơ ngác hỏi:

- Gọi gì?

- Gọi tên anh ấy đi, bình thường cô gọi thế nào thì bây giờ gọi như thế. Cô không gọi, anh ấy không đi đâu!

Thu không gọi nên lời, bình thường Thu không gọi tên anh, bậy giờ càng không gọi nổi. Thu chỉ biết nắm tay anh, sững sờ nhìn anh. Bàn tay anh chưa lạnh hẳn, vẫn còn ấm, chứng tỏ anh còn sống, nhưng lồng ngực anh không còn thoi thóp lên xuống. Có mấy người giục Thu:

- Gọi đi, gọi anh ấy đi!

Thu nắm tay anh, nói với anh:

- Em là Tĩnh Thu, em là Tĩnh Thu…

Đã có lần anh nói, một chân anh bước xuống huyệt mộ, hễ nghe thấy tên Tĩnh Thu, anh sẽ rụt chân lại để nhìn Thu. Thu vẫn nắm tay anh, lòng đầy hi vọng nói với anh:

- Em là Tĩnh Thu, em là Tĩnh Thu đây…

Thu không biết mình đã nói bao nhiêu lần, đôi chân tê dại, giọng khàn khàn, người bên cạnh không nén nổi, nói:

- Đừng gọi nữa, anh ấy không nghe thấy nữa rồi!

Nhưng Thu không tin, vì mắt anh vẫn chưa nhắm hẳn. Thu biết anh vẫn còn nghe thấy, chẳng qua anh không thể nói nổi, không thể trả lời Thu, nhưng nhất định anh nghe thấy. Tưởng chừng Thu trông thấy một chân anh đã bước xuống huyệt mộ, nhưng Thu tin rằng mình gọi anh, anh sẽ không nỡ bước thêm một chân nữa xuống mộ.

Thu liên tục nói với anh:

- Em là Thu, em là Tĩnh Thu…

Thu sợ anh không nghe thấy, nhưng bị một màn sương trăng bao phủ, anh cần một chút thời gian, dựa vào cái bớt để xác nhận đây có phải là Thu hay không,

Thu nghe thấy những tiếng khóc nén lại, nhưng Thu không khóc, vẫn kiên trì nói với anh:

- Em là Tĩnh Thu! Em là Tĩnh Thu!

Một lúc sau, Thu thấy anh nhắm mắt, hai giọt nước mắt từ khóe mắt lăn xuống.

Hai giọt nước mắt màu đỏ, long lanh…

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

64#
Đăng lúc 19-6-2013 09:37:00 | Chỉ xem của tác giả

VĨ THANH




BA ĐÃ ĐI. Theo di nguyện, thi hài của anh sau khi hỏa táng được chôn dưới gốc cây sơn tra. Anh không phải là liệt sĩ kháng Nhật, nhưng đại đội sản xuất Tây Thôn Bình coi anh như người có công, chôn anh ở đấy. Thời kì đầu Cách mạng văn hóa bia mộ liệt sĩ đều coi là “bốn cũ”1 bị bỏ đi, cho nên mộ của Thu cũng không có bia.

- Nó muốn được chôn ở đấy, chúng tôi ở xa, tôi gửi nó cho cô.

Nhật kí của Ba, thư từ anh viết cho Thu và ảnh của anh được để vào cái xắc quân dụng, nhờ em trai của anh cất giữ. Anh nhắn lại, nếu Thu sống hạnh phúc thì đừng đưa những thứ này cho Thu; nếu tình yêu của Thu không suôn sẻ, hoặc hôn nhân bất hạnh thì đưa những thứ này cho Thu, để Thu biết ở đời này đã có một người yêu Thu, một lòng yêu Thu, để Thu tin rằng có tình yêu vĩnh viễn. Trên trang bìa trong của cuốn nhật kí anh viết:

“Anh không chờ em nổi một năm lẻ một tháng, anh cũng không thể chờ em đến hai mươi lăm năm, nhưng anh sẽ chờ em suốt đời”.

Bên người anh chỉ có một tấm ảnh Thu sáu tuổi và một lá thư mười sáu chữ anh vẫn giữ, cũng để trong cái xắc quân dụng. Tôn Kiến Dân trao tất cả cho Thu.

Tháng năm hàng năm, Thu đều đến bên gốc cây sơn tra kia, cùng Ba ngắm hoa sơn tra. Không rõ có phải do tác động tâm lí, Thu thấy hoa trên cây kia thắm đỏ hơn những đóa hoa anh đã gửi cho Thu.

Mười năm sau, Thu thi làm nghiên cứu sinh thạc sĩ khoa tiếng Anh đại học L.

Hai mươi năm sau, Thu vượt đại dương, đến nước Mĩ giành được học vị tiến sĩ.

Ba mươi năm sau, Thu giảng dạy tại một trường đại học ở Mĩ. Năm nay, Thu đem theo con gái bay về bên gốc sơn tra, thăm Ba.

Thu nói với con gái:

- Người yêu của mẹ an giấc ngàn năm thu ở nơi đây.

Kỷ niệm ba mươi năm Tôn Kiến Tân (Ba) qua đời.

_______________________________________________

1 Văn hóa cũ, tư tưởng cũ, phong tục cũ và tập quán cũ – ND.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

65#
Đăng lúc 19-6-2013 09:38:51 | Chỉ xem của tác giả
Thay lời bạt của Tĩnh Thu




Theo cách nói của Hoàng Nhan, Cùng anh ngắm hoa sơn tra không phải tôi viết, viết lời bạt là việc làm quá sức, cho nên chỉ dám coi là thay lời bạt.

Từ lâu, Ngải Mễ “dọa” tôi: “Cư dân mạng muốn đọc chuyện của cậu, tớ sẽ đưa chuyện của cậu lên mạng”. Nhưng tôi không có chuyện gì, vì xưa nay tôi sống rất “bình thường – LIZE”, cẩn thận, cần cù. Tai họa chưa đến thì đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, nỗi sợ hãi và khổ đau đều đã phân tán vào những tháng ngày tai họa chưa đến. Khi tai họa thực sự đến, trong lòng không còn bị choáng váng, chấn động. Cũng như vậy, khi hạnh phúc đến, tôi nhắc nhở mình: phúc họa ẩn chứa, đừng nên phấn chấn, vui mừng tất có nỗi buồn. Vậy là cảm nhận hạnh phúc lại bị tai họa sẵn sàng xóa sạch.

Sống như thế không chỉ bị tai họa bỗng nhiên ập đến xô đổ, nhưng đồng thời cũng cướp đi quyền đại từ đại bi, cuối cùng biến cuộc sống thành li nước ấm, khuôn trong hai mươi bảy độ ổn định, sống mơ màng buồn ngủ.

Cuối cùng tôi để Ngải Mễ viết câu chuyện của Ba, bởi năm nay kỉ niệm ba mươi năm ngày Ba qua đời. Tôi chuẩn bị về nước thăm Ba, nên cho chuyện của anh được viết ra đời và đưa lên mạng cũng là một cách kỷ niệm. Ngải Mễ xem chuyện của Ba, vui mừng đồng ý, vậy là có Cùng anh ngắm hoa sơn tra.

Trước hết tôi cảm ơn ngòi bút thăng hoa diệu kì của Ngải Mễ, đấy là điều mà tôi không thể làm được. Tôi đưa cho Ngải Mễ chỉ là những cái vô cùng thô sơ viết trên cuốn sổ vô cùng thô sơ của một cô gái hai mươi tuổi. Hồi ấy, hiểu biết về văn học của tôi đến từ mấy cuốn sách tôi được đọc. Câu chuyện xảy ra hồi cuối Cách mạng văn hóa, tôi sống trong những năm tháng đó, cho nên lúc viết không nói gì đến bối cảnh thời ấy. Lúc ấy tư tưởng của tôi bị vô số điều trói buộc, những cái viết ra không thoát khỏi phong cách “Tám điều của Đảng” đang độc bá văn đàn thời bấy giờ.

Ngải Mễ đã lấy những cái ấu trĩ, thô sơ và khô cúng để làm tư liệu ban đầu viết lên một câu chuyện khiến bạn đọc phải rơi nước mắt, ấy thuộc về ngòi bút, tầm nhìn vag tấm lòng của Ngải Mễ. Ngòi bút của Ngải Mễ thật tuyệt vời, điều này mọi người cùng chứng kiến. Có người phê phán Ngải Mễ viết Chí mệnh đích ôn nhu (Tạm dịch: Dịu dàng đến vô cùng) rằng, ngòi bút tuyệt vời như thế tại sao không viết một đề tài có ý nghĩa? Một đề tài có ý nghĩ hay không, phải xem điều ấy nói với ai, ở đây tôi không có ý lạm bàn Chí mệnh đích ôn nhu có ý nghĩa hay không, tôi chỉ muốn lấy đấy làm ví dụ để chứng minh, cho dù những người phê bình Ngải Mễ như thế cũng phải ca ngợi ngòi bút của tác giả. Theo tôi, ngòi bút của Ngải Mễ hay ở chỗ giản dị, sinh động, vừa trang trọng, vừa hài hòa. Ngải Mễ không hoa lệ cầu kỳ hoặc kết cấu phức tạp. Nhưng cái tác giả viết ra, ngôn từ rất bình dị, người có trình độ trung học đọc có thể hiểu. Câu văn của ác giả không dài, rất ít câu dài quá một dòng. Những nhân vật tác giả khắc họa không những sinh động mà còn sâu sắc, đọc rồi khó quên.

Nghe Ngải Mễ nói, có những người nói nhỏ với nhau, nam nhân vật của tác giả đều là một loại, nữ nhân vật cũng một loại,. Có thể những người ấy nói “một loại” có những kiến giải độc đáo, nhưng tôi biết Ngải Mễ khắc họa “nhiều loại” nhân vật nam và nữ (kể cả nhân vật thứ yếu), mỗi loại đều hết sức rõ ràng sinh động, tưởng như trở thành đại từ cho nhân vạt nào đó. Chúng ta trong cuộc sống hoặc trong truyện bắt gặp một con người nào đó sẽ bất giác nghĩ rằng, “người này giống với cậu Tiểu Côn”, hoặc “người này không như Hoàng Nhan”, hoặc “câu nói này giống với câu nói của Đường Tiểu Lâm”, điều ấy chứng tỏ nhân vật dưới ngòi bút của Ngải Mễ đã “sống lại”, không còn là “nhân vật”, mà là một con người sống động bước vào cuộc sống chúng ta, tưởng chừng ở ngay cạnh chúng ta. Mỗi câu chuyện của tc giả viết ra đều có những nhóm nam nhân vật và nữ nhân vật, nhưng tuyệt đối không rau ông nọ cắm cằm bà kia, không lẫn lộn người này với người khác, cũng không lẫn lộn Chu Kiến Tân với Tôn Kiến Tân.

Khi chúng ta bất ngờ so sánh Ba với Hồng Nhan thì đã chứng minh rằng nhân vật của Ngải Mễ được khắc họa vô cùng thành công, vì Hoàng Nhan đã trở thành đại từ cho một loại nhân vật nào đó. Có được gọi là người tình vĩ đại hay không, đầu tiên phải so sánh với Hòng Nhan, nếu không so sánh được thì dứt khoát đừng so sánh. Ba và Hoàng Nhan đều kiên cường đấu tranh được một chút ít gì đó, lấy cái “ghen” chiến thắng Hoàng Nhan, nhưng lấy cái chết sớm để thua Hoang Nhan.

Ở đây tôi đùa không đúng lúc, tôi muốn nói hai nhân vật vô cùng giống nhau, Ngải Mễ viết đã để mọi người nhận ra ai là ai. Viết hai người không giống nhau để mọi người nhận ra đâu là A, đâu là B rất dễ dàng. Viết cùng một loại người để mọi người cảm thấy không giống nhau mới cần công sức.

Ngải Mễ có thể mô tả nhân vật sống động vì có đôi mắt sắc bén. Lỗ Tấn đã từng nói, muốn tiết kiệm bút mực nhất để vẽ ra một con người, tốt nhất là vẽ cặp mắt. Ngải Mễ dù viết về người nào, đều có thể trực tiếp nhất, đơn giản nhất là viết đôi mắt người đó. Những nhân vật phụ trong Cùng anh ngắm hoa sơn tra, ví dụ “cô em vợ”, Trương Nhất, bà Đồng,… tôi phải viết rất nhiều trong thiên hồi ký của mình, cộng thêm rất nhiều lời bình mới phân biệt được những con người đó, nhưng Ngải Mễ chỉ nắm mấy chi tiết, chỉ vài ba câu đã tái hiện sinh động những con người ấy ngay trước mắt chúng ta.

Lâu nay, cùng một loại nhân vật, cùng một sự việc chúng ta đã quen thấy, quen nghe, thậm chí đã trải qua, nhưng mỗi chúng ta đều viết ra, mức độ làm cảm động người đọc rất khác nhau. Giống như “chú em ngốc” của chúng ta, tôi thấy nó lớn lên, biết nhiều chuyện vui của nó hồi nhỏ, nhưng không có cách nào chỉ trong một đoạn ngắn để cư dân mạng say mê chú em này. Dưới ngòi bút kỳ diệu của Ngải Mễ, khiến tôi phát hiện cái đáng yêu – cái ngốc đáng yêu của nó.

Chúng ta sống trong cùng một thế giới, nhưng cái mọi người trông thấy đều rất khác nhau. Thế giới khách quan chỉ có một, nhưng thế giới chủ quan trong lòng mỗi người, hoặc nói, thế giới khách quan phản ánh trong lòng mỗi người, lại vô cùng khác nhau, cho nên “nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí” cũng có thể dùng trong trường hợp n

Có người nói: “Thế giới này không thiếu cái đẹp, chỉ thiếu những cặp mắt phát hiện cái đẹp”. Tôi đồng ý với câu nói ấy. Cho nên nói, không phải Ngải Mễ may mắn được sống với những con người đáng yêu ấy, mà những con người ấy có may mắn được Ngải Mễ phát hiện ra cái đẹp của họ, đồng thời thông qua ngòi bút, ngải Mễ khiến những con người ấy được lên mạng, được nhiều người biết và nhận ra. Ba bị chôn vùi trong cuốn sổ của tôi gần chục năm, tôi cũng đã cho người khác xem, đã kể cho người khác nghe, nhưng mức độ câm đọng của họ rất khác nhau. Ba mượn ngòi bút của Ngải Mễ để bước lên mạng, mới trở thành một nhân vật nổi tiếng một thời.

Cặp mắt sắc bén của Ngải Mễ đến từ trái tim trong sáng. Ngải Mễ là người yêu cái đẹp, thích phát hiện cái đẹp, khai thác cái đẹp, biểu đạt cái đẹp, làm cái đẹp đẹp hơn. Ngải Mễ có thể từ một nhân vật trông thấy cái đáng yêu của nhân vật, cho nên mới có thể dùng ngòi bút để viết ra những nhân vật đáng yêu.

Ngải Mễ nói khi viết Mười năm chập chờn không rơi một giọt nước mắt, tôi tin diều ấy, vì hồi ức ấy đối với tác giả là tài sản quý. Bất luận Hoàng Nhan có cùng với Ngải Mễ hay không, nhưng tác giả luôn khẳng định con người hoang Nhan, luôn ngợi khen phẩm chất của anh. Ngải Mễ không vì bản thân cô mà phủ nhận giá trị của anh. Nhưng khi Ngải Mễ viết Cùng anh ngắm hoa sơn tra lại nhiều lần rơi nước mắt, thương tâm đến đọ Hoàng Nhan phải sợ hãi, không thể không phản lại cam kết của mình, tự mình vung dao. Trái tim Ngải Mễ xúc động bởi những câu chuyện của người khác, nước mắt của tác giả chảy cho những sự việc của người khác. Bất ngờ tôi nhớ đến câu nói của Ba: “Con trai không rơi nước mắt cho bản thân, con trai cũng không rơi nước mắt vì người khác ư?”. Câu hỏi thật tuyệt, câu hỏi thật thẳng thắn. Đáng tiếc, không có ai ngạc nhiên vì nước mắt con gái, nếu không, Ngải Mễ cũng có thể thẳng thắn đưa ra câu hỏi ấy.

Ngải Mễ viết mấy tiểu thuyết liên tiếp, giống như quả cầu tuyết, càng lăn, càng thu hút nhiều bạn đọc, đến cuối cùng càng trở nên sôi nổi, muốn thôi cũng không được; rất nhiều bạn đọc vốn ít mặn mà nhưng nay đã nói lên cảm nhận của mình. Viết truyện đến độ làm cho người đọc si mê, đến độ làm cho người đọc phải nghiện, không thể không nói đấy là thành công.

Ngòi bút, tầm mắt và tấm lòng của Ngải Mễ cũng đúng với Hoàng Nhan, nhưng Hoàng Nhan có cái mũ đàn ông, tương đối khó thể hiện cái dịu dàng của bản thân. Nhưng Hoàng Nhan không chỉ cáng đáng toàn bộ công việc gia đình, hàng ngày phải đưa đón Ngải Mễ, cần mẫn quản lí Ngải Viên, hơn nữa phải viết nhiều đoạn trong Cùng anh ngắm hoa sơn tra. Nghe Ngải Mễ nói, có nhiều đoạn tác giả đã khóc, Hoàng Nhan sơ thảo trước cho Ngải Mễ nhiều đoạn, để Ngải Mễ không quá buồn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tác giả chỉ đọc lại, in dấu ấn Ngải Mễ là có thể đưa lên mạng.


Xin gửi lời cảm ơn Ngải Mễ, Hoàng Nhan!



Trong thời gian này tôi hàng ngày đọc Cùng anh ngắm hoa sơn tra, nhưng tôi đọc nhiều hơn là những ý kiến của bạn đọc. Câu chuyện với tôi không có gì xa lạ, nhưng ý kiến của mọi người là mới mẻ. Đọc câu chuyện này và ngọn sóng trào lên trong lòng bạn đọc là hai sự trải nghiệm khác nhau. Tôi vô cùng kinh ngạc ý kiến bạn đọc là hai sự trải nghiệm khác nhau. Tôi vô cùng kinh ngạc ý kiến bạn đọc trên mạng, lời lẽ chân thành, nội dung cảm động. Mọi người giúp tôi hiểu được những điều chưa hiểu, không dám hiểu, cho tôi đứng trên điểm cao hoàn toàn mới để hiểu những điểm gây xúc động lòng người của Ba.

Có thể vì câu chuyện của người khác dễ làm xúc động long người, trái tim vẫn rất trẻ. Đọc sách phải rơi nước mắt, lo lắng cho cố nhân, đấy là những việc vô cùng không đúng đối với nhiều người, kể cả tôi, chuyện là chuyện, hoặc do tác giả viết nên, hoặc s đã qua, vì số phận éo le của nhân vật trong chuyện rất ấu trĩ. Nhưng đọc những lời của bạn đọc trên mạng khiến tôi thay đổi cách nhìn, một con người, chỉ khi con người đó cảm động, lo lắng đối với người và việc không trực tiếp quan hệ với mình, tấm lòng con người đó mới thật sống, thật sự trẻ trung. Mỗi quan tâm kiểu “lo lắng cho cố nhân” kết thành một chỉnh thể, một con người sẽ không còn cô đơn vì sự cộng hưởng tưởng như ấu trĩ. Tất cả những gì chúng ta cho là chân thiện mỹ đều đáng được chúng ta cảm động, bất kể cái chân thiện mỹ ấy có ảnh hưởng đến bữa cơm chiều nay của chúng ta hay không, bất kể cái chân thiện mỹ ấy không đáng gì trong con mắt người khác.

Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến chút hỉ nộ ái ố ở ngay chớp mũi, thì cuộc sống của chúng ta vô cùng phẳng lặng, thế giới của chúng ta vô cùng nhỏ hẹp, linh hồn chúng ta vô cùng cô đơn. Nếu chúng ta vui mừng vì sự cô đơn của người khác thì tình thần chúng ta sẽ bạc nhược, hình ảnh của chúng ta nhỏ bé, hạnh phúc của chúng ta rất ích kỷ. Nếu chúng ta phấn khích về sự hỉ nộ ái ố của ai đó, mà trào lộng, mà châm biếm, vậy thì tâm linh chúng ta không ngay thẳng, linh hồn chúng ta xấu xa độc ác, chúng ta không chỉ hạ thấp ý nghĩa cuộc sống của mình, mà cũng can thiệp và phương thức sống của người khác.

Trong mấy chục ngày gần đây, mỗi ngày có hàng ngàn người tụ tập dưới gốc cây sơn tra xem, thảo luận, đề nghị. Đến những ngày cuối, số người xem đã lên đến hàng vạn lượt. Tôi nghĩ, nếu linh hồn Ba ở trên trời, nhất định sẽ cảm thấy được an ủi vì cách sống và cách yêu của anh được nhiều người khẳng định, chính nó cổ vũ nhiều người yêu quý người bên cạnh mình, yêu quý cuộc sống.

Nhiều người có những kiến nghị hay, có nhiều người để lại những lời tâm huyết, có nhiều người rơi nước mắt đồng cảm, tất cả đều làm tôi cảm động rơi nước mắt. Tôi sẽ chuyển những lời thăm hỏi, gửi gắm, kỳ vọng và kính mến đến Ba, bảo với anh rằng, ba mươi năm qua vẫn có nhiều người cảm động vì anh, có nhiều người khóc vì anh, anh sống trong lòng mọi người. Con người được một người tri kỷ là đủ lắm rồi. Con người được nhiều người tri kỷ, ở dưới suối vàng không còn gì phải tiếc nuối.

Một lần nữa cảm ơn Ngải Mễ và Hoàng Nhan cùng cư dân mạng đọc Cùng anh ngắm hoa sơn tra. Rất lâu rồi không dùng Hán ngữ, lời không đạt ý, sai sót nhiều, xin được tha thứ.





HẾT
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách