Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: sabina
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Tra | Ngải Mễ

[Lấy địa chỉ]
41#
Đăng lúc 18-6-2013 20:08:50 | Chỉ xem của tác giả
Chương 25





Thu vẫn muốn để anh trai thế chỗ của mẹ, mẹ đề nghị với nhà trường, nhưng nhà trường bảo Tân chỉ mới học hết trung học cơ sở, không thích hợp cho việc dạy học, đồng ý để thu thế chỗ, vì đã tốt nghiệp trung học phổ thông, đức – trí – thể phát triển toàn diện, rất hợp với công việc dạy học. Nếu mẹ nghỉ để anh thế chỗ, nhà trường sẽ đồng ý.

Mẹ nói lại với Thu ý kiến của nhà trường, Thu không còn cách nào khác đành thế chỗ của mẹ, không thể bỏ phí cơ hội, nhưng rất băn khoăn chuyện của anh trai, nhất định phải tìm một cách khác cho anh trai.

Trong thâm tâm Thu rât cảm ơn Ba đã báo tin này, nếu không mẹ Thu cũng không biết. Thu rất muốn nói cho Ba biết mình sẽ thế chỗ của mẹ, nhưng không biết phải làm cách nào, không có điện thoại, không dám viết thư, Thu càng không dám đến tận nơi, đành chờ đợi. Nhưng anh thì như hứa với Đảng, chờ Thu tốt nghiệp, ngoại trừ nhờ Phương chuyển tin thế chỗ, coi như anh không quấy rầy gì Thu.

Lúc này, giống như anh nói, Thu bị bệnh tương tư, rất nhớ rất nhớ anh. Tất cả những gì có quan hệ đến anh Thu đều cảm thấy thân thiết vô cùng. Hễ nghe ai nói đến “ba”, “đội thăm dò”, “tỉnh A”, “thành phố D”, “quân khu”… đều làm trái tim Thu xao động, giống như nói đến anh.

Thu chưa bao giờ gọi tên anh, trong lòng cũng không dám, nhưng khi nghe ai đó nói đến họ “Tôn” hoặc gọi tên “Kiến Tân” đều cảm thấy rất thân thiết. Trong lớp có một học sinh tên là Trương Kiến Tân, vừa xấu trai, vừa nghịch ngợm, nhưng vì cái tên Kiến Tân, Thu cũng vô cớ có cảm tình với cậu ta, mấy lần đưa bài tập của mình cho cậu ta chép.

Bây giờ hầu như ngày nào Thu cũng đến nhà cô giáo Giang học kéo accordéon, đến bế thằng con chưa đầy một tuổi của cô, dùng nhờ máy khâu nhà cô. Nhưng đằng sau những chuyện ấy còn có một mục đích khác, Thu cũng không dám nghĩ, Thu cũng không dám nghĩ nhiều đến mục đích ấy. Thu chỉ biết, mỗi lần đến đây, bác sĩ Thành không có nhà, Thu cứ ngồi ngây ra chờ bác sĩ Thành về, hình như đến lúc ấy Thu mới hoàn thành nhiệm vụ, yên tâm ra về.

Thu không có yêu cầu nói chuyện với bác sĩ Thành, chỉ cần gặp mặt, chỉ cần nghe nói anh về, nghe tiếng anh nói, vậy là Thu đã yên lòng lắm rồi. Thu không biết tại sao lại như thế, Thu muốn nghe tiếng bác sĩ Thành, là bởi bác sĩ Thành nói tiếng phổ thông. Người của thành phố này trong sinh hoạt thường ngày không ai nói tiếng phổ thông. Cô giáo Giang đi đây đi đó bao nhiêu lâu, nói tiếng phổ thông rất chuẩn, nhưng về đến thành phố, chỉ những khi lên lớp mới nói tiếng phổ thông, còn ngày thường vẫn nói tiếng địa phương.

Người thành phố K rất kỳ lạ, nếu nghe thấy ai nói tiếng phổ thông là có ngay sự ngăn cách, cảm thấy người đó làm điệu làm bộ, có người không khách khí chỉ thẳng: “Anh là người quê gốc ở đây mà còn làm nói tiếng phổ thông?” Nhưng lại rất khoan dung đối với người từ nơi khác đến, cho nên bác sĩ Thành học được nhiều tiếng địa phương, phần lớn thời gian anh vẫn dùng tiếng phổ thông.

Thu nghe bác sĩ Thành nói tiếng phổ thông cảm thấy thân thiết. Có lúc anh nói chuyện ở phòng bên cạnh, Thu dừng tay làm việc để nghe anh nói. Những lúc ấy Thu có cảm giác sai, cho rằng người đang nói ở phòng bên là Ba, đây là nhà của Ba, Thu là người nhà của Ba. Thu không biết mình là người nào trong nhà Ba, thế nào cũng được, miễn là ngày ngày nghe tiếng anh nói.

Cũng may Thu có dịp đến nhà bác sĩ Thành, vì cô giáo Giang vẫn nhờ Thu may áo quần. Lúc đầu cô chỉ nhờ Thu đan áo cho con, đan xong áo cô nhất định trả tiền công, bảo đan một cái áo không dễ, phải mất rất nhiều thời gian. Nhưng Thu nhất định không nhận, bảo chỉ đang giúp, không lấy tiền công. Cô giáo Giang cho Thu một mảnh vải, bảo cô mua nhưng vì hoa văn quá trẻ, cô mặc không hợp, Thu đem về cắt áo, Thu vẫn không nhận.

Về sau cô giáo tìm cách để trả ơn Thu. Nhà cô có máy khâu, nhưng cô chỉ biết may quần đùi và những thứ đơn giản, còn Thu biết cắt áo quần, nhưng nhà không có máy khâu, đều phải khâu tay. Cô Giang bảo Thu đến nhà mình may:

- Máy khâu của cô để không, bụi bám đầy, cô không có thời gian mà cũng không biết may, em cứ đến mà dùng, để không máy cũng bị gỉ đi.

Thu rất muốn học đạp máy khâu, cũng đã dùng thử ở nhà bạn, nhưng chưa có cơ hội học nhiều, bây giờ được cô giáo Giang bảo dùng, đúng là miếng bánh từ trên trời rơi xuống, cho nên Thu thường xuyên đến học và cũng rất nhanh chóng thành thạo.

Cô giáo Giang mua mấy mảnh vải để Thu may áo choàng cho bà nội của cô, may áo quần giúp hai đứa con của cô, Thu cắt may, cái nào cũng vừa người.

Lúc ấy Thu chỉ may đồ nữ và trẻ con, mà cũng chỉ may áo, cảm thấy túi áo nam rất khó may, lưng quần và túi quần cũng khó may, sợ may hỏng. Cô giáo Giang mua vải, bảo Thu cứ cắt làm đồ thí nghiệm cho hai vợ chồng cô, giúp cô may áo bông, áo dạ, giúp bác sĩ Thành may áo Tôn Trung Sơn và may quần. Cô giáo Giang nói:

- Em cứ may đi, vải cô cũng mua rồi, không may cũng bỏ phí. Đừng sợ, hỏng cũng được, cùng lắm thì để anh trai cô mặc, nếu anh ấy không mặc được thì cho em trai, không sợ lãng phí.

Thu mạnh dạn hẳn lên, kết quả mayào cũng được.

Không hiểu tại sao khi Thu cắt may cho bác sĩ Thành thường hay đỏ mặt, hồi hộp. Có lần Thu cắt quần cho bác sĩ Thành phải đo chiều dài và vòng bụng, Thu cầm cái thước dây, bác sĩ Thành kéo áo len lên để Thu đo. Tuy anh mặc áo sơ-mi bỏ trong quần, không trông thấy da thịt nhưng Thu vẫn sợ, bảo:

- Không cần đo người, cho cháu mượn cái quần cũ để đo cũng được.

Có lần Thu may áo dạ, vì là loại dạ tốt, Thu không dám may đo theo áo cũ, đành phải bảo bác sĩ Thành đứng để Thu đo vai, vòng ngực. Thu cầm thước dây, vòng hai tay từ sau lưng ra trước ngực bác sĩ Thành, cố không chạm vào người anh… Khi Thu khép vòng thước lại, đang suy tính vòng ngực bao nhiêu thì bỗng như tức thở, mắt nhìn ngực bác sĩ Thành, tưởng chừng ngửi thấy mùi đàn ông trên cơ thể Ba. Đầu Thu choáng váng, mắt hoa, giọng yếu ớt:

- Để cháu đo áo cũ của chú.

Thế rồi Thu vội vàng bỏ đi. Về sau, Thu cố tránh không đo người cho bác sĩ Thành, mà đo theo áo quần cũ. Áo quần may xong cũng không dám để bác sĩ Thành mặc thử cho Thu xem.

Hồi ấy mọi người rất thích mặc dacron và những thứ loại vải sợi tổng hợp, người thành phố K gọi là vải len. Vải len may áo quần là ủi rất thẳng nếp, mặc lên rât phẳng, không cần dùng nhiều vải, cho nên người thành phố này mặc đồ len coi như mốt.

May đồ len dạ phải vắt sổ, cô giáo Giang thấy mỗi lần Thu phải ra phố để vắt sổ liền nhờ người quen mua giúp một cái máy vắt sổ cũ, hồi ấy mua cái máy vắt sổ coi như ghê gớm lắm! Trên đảo Giang Tâm nhà có máy khâu không nhiều, máy khâu thường là yêu cầu của người con gái đối với nhà chồng, là một trong số “ba quay một kêu”, hai “quay” khác là xe đạp và đồng hồ, một “kêu” tức là cái đài thu thanh. Bây giờ nhà cô giáo Giang không những có máy khâu mà còn có cả máy vắt sổ, mọi người cực kỳ nể phục! Thu có những thứ “vũ khí hiện đại” may áo quần, chẳng khác gì hổ mọc thêm cánh, không những may đẹp mà còn may nhanh.

Cô giáo Giang giới thiệu bạn bè và đồng nghiệp đến nhờ Thu cắt may. Bạn bè và đồng nghiệp của cô giáo thường đến vào buổi sáng Chủ nhật, Thu đo, cắt, may, chỉ mấy tiếng đồng hồ may xong, thùa khuyết, đơm khuy, là ủi, đồng nghiệp của cô giáo Giang có thể mặc về, đúng là chờ lấy ngay.

Hồi ấy các tiệm chưa nhiều, công may đắt hơn tiền vải, hơn nữa phải chờ rất lâu mới lấy được áo quần, lấy rồi mặc cũng không vừa, cho nên người nhờ Thu may áo quần càng ngày càng nhiều.

Cô giáo Giang bảo Thu nên nhận tiền công, nhận ít thôi, chỉ cần hơn các tiệm may ở ngoài là được. Nhưng Thu không chịu nhận, Thu nói máy khâu của cô, giúp bạn bè của cô may, không tiện nhận tiền của mọi người. Với lại, nếu nhận tiền sẽ là “nhà may lén lút” người ngoài biết chuyện sẽ rắc rối to.

Cô giáo Giang nghĩ cũng đúng, người khác biết sẽ gây rắc rối cho Thu, cô bảo những người đến nhờ may biếu Thu chút gì đó để tỏ tấm lòng của mình. Những người đến nhờ may cho Thu đủ thứ, mấy cuốn vở, mấy cái bút, vài quả trứng, ít cân gạo, một ít trái cây, vân vân. Cô giáo Giang không tính thiệt hơn, đều nhận cho Thu, nói:

- Không đánh người biếu, người khác cảm ơn em chứ em có lấy không của ai đâu. – Thu nhận, người ta cho nhiều ấy là để trả ơn.

Học kỳ ấy, có thể đấy là học kỳ cuối cùng trước khi tốt nghiệp, nhà trường cũng không bắt lớp Thu phải đi học công nhân, học nông dân, để học sinh ở lại trường. Tuần nào Thu cũng đến nhà cô giáo Giang, đến may áo quần, có nhiều người mang thực phẩm và các thứ khác đến nhà, mẹ nói đùa:

- Nhà ta bây giờ giàu có rồi.

Thu rất cảm kích cô giáo Giang, cô giáo Giang nói:

- Như thế này là cô đã lợi dụng em rồi. Em giúp cô làm nhiều việc, may vá, đan áo, cô lại không mất tiền công.

Tháng năm, Phương lại lên chơi, lần này cô đem theo hoa sơn trà, hoa đỏ, được bọc trong một tờ giấy bóng rất lớn. Thu biết ngay Ba bảo Phương mang đến, Phương cũng nháy mắt, nhưng cả Thu và Phương không dám nói gì trước mắt mẹ và em gái. Cho đến khi Thu đưa Phương ra xe, Phương mới nói:

- Anh Ba bảo Phương đưa lên cho chị Thu.

- Anh ấy có khỏe không?

Phương vênh mặt:

- Không khỏe.

- Anh ấy bị hay sao? Thu sốt ruột.

- Anh ấy bị bệnh… – Phương thấy Thu sốt ruột, liền cười. – Bệnh tương tư. Hai người yêu nhau rồi mà không cho Phương biết…

- Phương đừng nói mò. – Thu vội thanh minh. – Ai yêu anh ấy? Thu đang đi học, làm sao dám nói chuyện yêu đương?

Phương không quan tâm:

- Chị Thu sợ gì? Phương không cùng trường với chị, chị giấu làm gì? Anh Ba không giấu Phương chuyện gì. Anh ấy rất thích chị, vì chị mà thôi vợ chưa cưới.

Thu nghiêm sắc mặt:

- Anh ấy đâu có phải vì Thu, hai người thôi nhau từ lâu rồi.

- Anh ấy vì chị mà thôi vợ chưa cưới, chẳng phải là chuyện tốt hay sao? Điều ấy chỉ chứng tỏ anh ấy thích chị.

- Có gì tốt đâu? Anh ấy vì Thu mà thôi vợ chưa cưới, vậy anh ấy vì người khác cũng có thể đá Thu lắm chứ.

- Anh ấy không thể thôi được chị. – Phương lấy từ trong túi ra một lá thư, vui vẻ nói: – Chị Thu đồng ý cho Phương xem, Phương sẽ đưa, nếu không Phương sẽ đem về cho anh ấy, nói chị không cần anh, không muốn đọc thư của anh, để anh ấy phải nhảy cuống lên.

Thu vờ như không quan tâm:

- Thư anh ấy không dán, Phương không biết mở ra xem à?

Phương tỏ ra bực mình:

- Chị Thu coi Phương là người thế nào? Người ta không dán kín thư chứng tỏ ra tin Phương, Phương làm sao đọc trộm thư được? – Phương ném lá thư cho Thu: – Thôi, không cho xem không xem, lại còn nói chuyện nhỏ nhen ấy nữa.

- Vậy để Thu xem trước, nếu có thể Phương sẽ…

Phương cười:

- Thôi thôi, đùa tí thôi, xem thư của anh ấy làm gì? Cũng chỉ là em Thu thân yêu, anh nhớ em, nhớ em đêm ngày

Thu không thể chờ đợi được, vội mở thư ra xem rồi cất đi, mỉm cười với Phương:

- Phương nói sai rồi, anh ấy không viết như Phương vừa nói.

Hôm ấy Thu về nhà vui vì hoa và thư của Ba, nhưng lại nghe được một tin xấu, mẹ vừa nghe ông Chung nói, sở giáo dục đã bàn bạc có chút điều chỉnh về việc thế chỗ. Lần này người về hưu trong ngành có đến hơn hai chục, về để con thế chỗ, nhưng con cái các vị này không đều nhau, không phải ai cũng có thể làm giáo viên. Cho nên sở giáo dục quyết định, con cái các vị giáo viên thế chỗ đều phải làm cấp dưỡng.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

42#
Đăng lúc 18-6-2013 20:10:06 | Chỉ xem của tác giả
Chương 26






Thủ tục về hưu của mẹ đã gần xong, nhưng kết quả công việc của Thu là làm cấp dưỡng mà không phải là dạy học, mẹ bực mình đến suýt nữa thì tái phát bệnh đi tiểu ra máu.

Thu nghe tin tỏ ra bình tĩnh hơn mẹ, hình như Thu đã chuẩn bị trường hợp xấu nhất, cho nên gặp chuyện này Thu không bối rối, hoảng hốt. Thu an ủi mẹ:

- Làm cấp dưỡng thì làm cấp dưỡng, công tác cách mạng không có chuyện thấp cao snag hèn, làm cấp dưỡng vẫn tốt hơn về nông thôn cơ mà.

Mẹ thở dài:

- Việc thế này rồi cũng đành vậy. Nhưng nghĩ, con gái mẹ thông minh, chăm chỉ, cả đời phải ở trong bếp thì tức lắm.

Thu đưa câu nói của Ba ra để động viên mẹ:

- Mẹ đừng suy nghĩ nhiều, đừng nghĩ xa, thế giới này thay đổi hàng ngày, biết đâu làm cấp dưỡng vài năm sẽ được chuyển công tác khác.

Mẹ nói:

- Đấy là sự rộng rãi, độ lượng của con gái, việc gì cũng nghĩ thoáng hơn m

Thu nghĩ, số phận là thế, không rộng rãi độ lượng còn biết phải làm thế nào?

Nghỉ hè, thủ tục về hưu của mẹ cũng đã xong, nhưng việc thế chỗ thì vẫn chưa, không biết nhà trường còn vướng chuyện gì. Bạn học của Thu nghe được tin này từ Thu đều làm xong thủ tục thế chỗ, còn Thu là người đầu tiên biết tin lại chưa làm xong. Mẹ sợ không được, sợ chờ chờ đợi đợi rồi hỏng việc, nên thường xuyên đến gic ông bí thư.

Ông Chung nói:

- Không phải nhà trường không khẩn trương, chúng tôi đã gửi báo cáo lên trên rồi, sở giáo dục vẫn chưa duyệt. Tôi đoán, có thể vì đang nghỉ hè, các thầy giáo, cô giáo về hết, cần cấp dưỡng làm gì? Chả nhẽ vừa tham gia công tác đã được hưởng ngay mấy tháng lương ngồi không à?

Mẹ rất buồn, dự đoán tháng Chín vào năm học mới, sở giáo dục vẫn chưa để những người thế chỗ đi làm.

Gia đình Thu rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn, vì mẹ đã về hưu, mỗi tháng lương hưu chỉ có hai mươi tám đồng, mà Thu thì chưa được thế chỗ, không có lương. Trước đây lương mẹ mỗi tháng được bốn mươi lăm đồng cũng không đủ sống, nay giảm gần bốn mươi phần trăm, lại càng khó khăn hơn.

Vậy là Thu phải đi lao động vụ việc.

Việc thế chỗ của Thu vẫn chưa đâu vào đâu, nhưng trong con mắt người ngoài Thu đã như một giáo viên, kiếm được bộn tiền. Rất nhiều người trước kia có quan hệ tốt với Thu nay cũng xa dần. Có thể mọi người dễ đồng tình với người bất hạnh, nhưng nếu người bất hạnh có chút may măn, những người đồng tình trước đây bỗng trở nên không vui, còn không vui hơn khi trông thấy những người may mắn được may mắn hơn.

Ông bí thư nhiều lần nói với mẹ Thu:

- Thời gian này vô cùng quan trọng, chị phải bảo cháu Thu không được phạm sai lầm. Chúng tôi để cháu được thế chỗ nhiều người cũng đỏ mắt, chị phải hết sức cẩn thận, nếu không chúng tôi khó làm việc.

Bà Lí, chủ tịch khu dân cư cũng biết Thu được thế chỗ nhiều người ít việc, trước tiên phải chiếu cố đến những người không kiếm được

Thu vàng vội thanh minh:

- Bác ơi, mẹ cháu đã về hưu rồi, nhưng việc thế chỗ của cháu vẫn chưa xong thủ tục, cho nên gia đình rất khó khăn.

Bà Lí “ờ” một tiếng, rồi nói:

- Vậy cô nên về nông thôn rèn luyện đi đã, chờ đến khi làm xong thủ tục thế chỗ sẽ về đi làm, cô cứ bám lấy thành phố nếu tôi cho cô công việc chẳng hóa ra tôi tiếp tay cho tiêu cực à?

Mẹ nói:

- Thu ơi, mẹ con ta về thôi, không làm phiền bác Lí nữa.

Thu không chịu về:

- Mẹ về trước đi, con chờ một lúc nữa.

Thu nói với bà Lí:

- Cháu không sợ về nông thôn, có điều nhà cháu khó khăn quá, cháu không đi làm chút gì thì nhà cháu không sống nổi.

Bà Lí hạ giọng:

- Cô thích chờ thì cứ chờ, tôi không bảo đảm có việc cho cô.

Thu bảo mẹ về, cô chờ ở đây. Chờ suốt hai tiếng đồng hồ bà Lí vẫn không sắp xếp công việc cho Thu. Có hai lần bên A ngó đến Thu, nhưng bà Lí cứ một mực giới thiệu người khác. Bà ta giải thích:

- Khó khăn của cô chỉ tạm thời, cô có thể đi vay đâu đó, đến khi được làm cô giáo còn lo gì?

Thu giải thích mình thế chỗ không được làm giáo viên mà làm cấp dưỡng, bà Lí không tán thành, lắc đầu:

- Việc gì cô phải làm cấp dưỡng? Về nông thôn chẳng hơn làm cấp dưỡng à? Cô về nông thôn vài năm rồi được gọi về làm công nhân chả tốt hơn hay sao? Sáng sớm ngày thứ ba Thu lại đến nhà bà Lí thật sớm, ngồi ở nhà khách chờ việc. Đang suy nghĩ hôm nay không có việc thì biết làm thế nào, thì nghe có người hỏi:

- Thu, chờ việc đấy à?

Thu ngước nhìn, ngạc nhiên suýt kêu lên, thì ra “cô em vợ”. Cậu ta mặc quân phục có màu úa, áo thì vừa người nhưng quần quá rộng, rõ ràng là cái quần thùng thình mới phải dùng dây lưng thắt cho eo nhỏ lại. Thu không biết giữa ngày hè nóng nực này cậu ta đóng bộ vào để làm gì. Thu nhìn kĩ, thấy trên ngực áo cậu ta có gắn huy hiệu lãnh tụ đỏ chót, cái mũ trên đầu cũng có huy hiệu, biết cậu ta đóng bộ không phải để chơi.

“Cô em vợ” mặt mày rạng rỡ:

- Tớ đi bộ đội rồi.

Thu không dám tin, cậu ta người nhỏ thó, cũng không khỏe mạnh làm sao có thể tòng quân? Hay là vào bộ đội để làm cần vụ cho thủ trưởng?

Ở trường, “cô em vợ” không bao giờ dám nói chuyện với Thu, cũng không dám nói chuyện với ai, đúng là lặng lẽ ít nói, trong lớp mọi người cảm thấy không có sự tồn tại của cậu ta, không ngờ cậu ta lại đi bộ đội, hình như cũng để tránh về nông thôn.

“Cô em vợ” hỏi lại:

- Thu đang chờ việc à? – Thấy Thu gật đầu, cậu ta vào nhà hỏi mẹ – Mẹ, sao mẹ không bố trí công việc cho bạn ấy?

Thu nghe thấy bà Lí nói:

- Mẹ đây có không bố trí việc cho cô ấy? Lâu nay việc ít, người nhiều.

- Mẹ bố trí công việc cho bạn ấy, bạn ấy đang chờ đấy – “Cô em vợ” nói.

- Chờ nhưng phải có việc. – Bà Lí nói

Thu thấy “cô em vợ” thì thầm gì đó với mẹ, nhưng nghe không rõ. Thu rất cảm kích “cô em vợ”, nhưng lại cảm thấy khó xử, hình như mình đang cầu xin cậu ta.

Một lúc sau bà Lí ra, nói:

- Ông Vạn Xương Thịnh ở nhà máy giấy hôm qua đến đây tìm người làm, việc tương đối vất vả, tôi không giới thiệu cô. Nếu cô muốn làm thì đi làm.

Thu vui mừng nhìn ra ngoài, vội nói:

- Cháu làm, cháu không ngại khổ. Bác có cần viết cho cháu cái giấy giới thiệu không ạ?

- Không cần, cô cứ bảo tôi giới thiệu, chả nhẽ ông ấy không tin? – Bà ta nói xong liền quay vào làm việc của mình.

Thu biết nhà máy giấy ấy ở đâu, nhưng ông Vạn Xương Thịnh là ai, tìm ở đâu thì Thu không biết. Thu nhìn bà Lí đang bận việc riêng không muốn nói chuyện với Thu, nên Thu cứ đến nhà máy giấy xem sao.

Thu cảm ơn bà ta rồi đến thẳng nhà máy giấy. Đang đi thì có người cưỡi xe đạp đuổi theo, ấn chuông ngay bên cạnh. Thu quay lại nhìn thì ra “cô em vợ” mặt tươi roi rói, nói với Thu:

- Lên đây tôi đèo Thu đến nhà máy giấy, còn xa lắm.

Mặt Thu đỏ bừng, vội nói:

- Không cần, không cần, cứ để tôi đi một mình, bạn đi việc của bạn.

“Cô em vợ” cưỡi xe đạp đi bên cạnh, khuyên Thu:

- Lên đây, tốt nghiệp rồi, sợ gì chứ?

Thu vẫn không chịu, “cô em vợ” xuống xe, đi với Thu. Người đi đường nhìn hai người với cặp mắt hiếu kỳ, khiến Thu mất tự nhiên, nói:

- Bạn … đi đi, để tôi đi một mình.

“Cô em vợ” kiên trì theo Thu:

- Thu biết tìm bác Thịnh ở đâu, tôi đưa đi. Tôi sắp vào bộ đội rồi, bạn bè với nhau, nói với nhau vài câu không được hay sao?

Thu phát hiện trước đây mình không hiểu gì “cô em vợ” này, có thể Thu không hiểu bất cứ một học sinh nào trong lớp, lũ học sinh cùng lớp chỉ ham chơi, trêu chọc các thầy các cô, còn nữa chẳng hiểu gì. Nhất là những học sinh nam như “cô em vợ” lúc nào cũng như trẻ con. Nhưng cậu trẻ con này đã đi bộ đội, hơn nữa lại còn có xe đạp định đèo Thu, bắt chuyện với Thu, xem ra định để ý đến Thu.

Đến nhà máy giấy, cậu ta giúp , cao không đến một mét sáu mươi lăm, vừa gầy vừa nhỏ, lưng lại gù, tử khí bao Thu tìm ông Thịnh. Thu nhìn, cái người gọi là ông Thịnh này là một người trung niênbọc khuôn mặt, giống như người nghiện thuốc phiện, đuôi mắt như có cục dừ, so với cái tên ông ta thật châm biếm và hài hước.

“Cô em vợ” nói với ông Thịnh:

- Bác Thịnh, đây là cô Thu, bạn học của cháu, mẹ cháu bảo đưa cô ấy đến đây làm việc, nhờ bác quan tâm.

Thu đang ngạc nhiên với lời lẽ mệnh lệnh xã giao thì nghe ông Thịnh nói với “cô em vợ”:

- Thu thiếc quái gì? Chẳng phải là con gái lớn của cô giáo Trương hay sao? – Ông ta quay sang Thu: – Tôi biết cô, mẹ cô dạy tôi. Hồi ấy mẹ cô bảo tôi phải chăm học, nếu không chăm học thì không có tương lai. Cô giáo nói người, nhưng lại rơi vào con mình, con gái mình không học hành tử tế, bây giờ phải đi làm công việc vặt.

“Cô em vợ” nói:- Bác đừng nói bậy, cô Thu học giỏi lắm, là vì cô ấy đang chờ để được thế chỗ của mẹ, vào làm giáo viên, ở nhà không có việc gì, tạm thời đi lao động.

Ông Thịnh nói:

- Vậy là cả nhà dạy học? Thế thì tốt. Tôi là người học hành không ra gì, nhưng khá lắm.

Thu cười:

- Phải rồi, học hành có ích gì đâu? Bác đã có tương lai, mong được sự quan tâm của bác.

“Cô em vợ” dặn ông Thịnh vài câu rồi nói với thu:

- Tôi đi nhé, Thu phải cẩn thận, nếu công việc nặng nhọc, về nói với mẹ tôi đổi việc khác.

Thu chỉ biết nói cảm ơn.

Chờ cho “cô em vợ” đi,

- Cậu ấy là đối tượng của cô đấy à?

- Không ạ

- Tôi cũng bảo không phải, nếu cậu ta là đối tượng của cô, mẹ cậu ta đâu để cô đến lao động ở đây.

Ông Thịnh nhìn khắp lượt Thu, nói:

- Cô yên tâm, mẹ cô dạy tôi, tôi không đối xử tệ với cô đâu. Hôm nay cô theo tôi sang bên kia sông mua đồ rồi chuyển về.

Hôm ấy Thu kéo theo cái xe ba gác, đi với ông Thịnh sang bên kia sông mua đồ. Dọc đường ông ta khoác lác mình thích đọc sách, hứa sẽ cho Thu mượn sách, còn bảo sẽ bố trí việc nhẹ cho Thu. Thu cứ ừ ừ à à, không biết ông ta định chơi trò gì đây.

Bốn giờ chiều hai người làm xong việc, ông ta khen Thu, bảo sau này đi lấy hàng sẽ gọi Thu. Ông ta nói:

- Chúng tôi ở đây nghỉ ngày chủ nhật, vì tôi nghỉ chủ nhật, tôi không có mặt, đám lao động phụ rất lười, dứt khoát cho bọn chúng nghỉ, khỏi phải chi tiền. Nhưng xem ra cô rất chăm chỉ, tôi bố trí việc cho cô làm, có làm không?

Trước đây Thu đi lao động không nghỉ Chủ nhật bao giờ, liền nói:

- Tất nhiên là được.

Ông Thịnh nói:

- Thế thì tốt, ngày mai cô kéo cái xe này đến nhà máy rượu ở cảng số Tám lấy máy tải bã rượu tôi đã đặt trước, đưa về đây để nhà máy nuôi lợn. Đấy là tôi ưu tiên cho cô, cô đừng nói với ai, rồi họ bảo tôi tốt với cô.

Thu tỏ ra cảm kích, lòng tự tôn của ông Thịnh lên cao cực điểm, làm ra vẻ tán thưởng:

- Cô đúng là con người hiểu biết, ai tốt ai xấu cô đều biết. – Nói xong, ông ta lấy từ trong túi ra hai mảnh giấy – Đây là phiếu lấy hàng, ngày mai cô theo phiếu này đi lấy hàng. Đây là phiếu ăn của nhà tập thể, ngày mai cô có thể đến lĩnh hai cái bánh bao chay, coi như bữa trưa của cô. Năm giờ chiều đưa hàng về giao cho nhà ăn

Sáng hôm sau, Thu dậy sớm, đến nhà máy giấy lấy xe ba gác và lĩnh hai cái bánh bao chay, đi ra cảng số Tám. Cảng số Tám ở bờ sông, cách đấy chừng hơn chục dặm. Trên thượng nguồn sông có bến phà, có thể cho xe ba gác sang sông. Hiện tại đang là mùa hè, nước lên cao ngang bờ, không phải lên dốc xuống dốc, chỉ cần lên phà cẩn thận để người và xe không rơi xuống sông.

Giống như những lần lao động khác, hễ ra khỏi cửa là Thu cởi giày, sợ hỏng giày, lúc ra cửa Thu đi giày để mẹ thấy. Hôm nay Thu mặc đồ cũ của anh trai, mặc áo “hồn biển”, cái quần vá mẹ cắt ngắn đến đầu gối, mọi người gọi đấy là quần “ngựa non”. Hồi ấy con gái không mặc quần có cửa trước, Thu khâu kín cái quần, mở cửa quần bên hông.

Mùa hè nắng nóng, Thu đội cái mũ cối cũ, kéo sụp xuống để không ai nhìn rõ mặt, nhớ lại câu nói của Lỗ Tấn: “Mũ rách che mặt qua phố đông người”. Thu không đọc câu tiếp theo, vì Thu không có nhà lầu nhỏ, không trốn vào đấy.

Thu vừa lên đến bờ bên kia thì muốn đi vệ sinh, tìm được cái nhà vệ sinh công cộng, nhưng không dám đi, vì sợ người khác kéo mất xe thì phải bồi thường.

Đang sốt ruột thì nghe có người nói ở phía sau:

- Đi đi, anh trông xe giúp.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

43#
Đăng lúc 18-6-2013 20:11:35 | Chỉ xem của tác giả
Chương 27




Không cần quay đầu lại, Thu cũng biết đấy là ai. Mặt Thu đỏ bừng, tại sao anh không đến trước hoặc sau đấy, anh đến đúng lúc Thu đang lúng túng.

Ba đến trước mặt Thu, cầm càng xe, nhắc lại:

- Thu cứ đi, anh trông xe cho.

Mặt Thu vẫn đỏ, nói:

- Em đi đâu?

- Em định đi nhà vệ sinh cơ màđi, anh trông xe, không có chuyện gì đâu.

Thu vô cùng bối rối, tại sao anh thẳng thắn như vậy nhỉ? Cứ coi như biết người khác muốn đi vệ sinh cũng không nên nói thẳng như thế. Thu nói:

- Ai bảo em muốn đi nhà vệ sinh? – Thu đứng ngây nhìn anh.

Anh mặc cái áo cộc tay, không cài cúc, để lộ áo lót trắng cổ viền xanh bỏ trong quần quân phục. Hình như đây là lần đầu tiên Thu thấy anh mặc áo ngắn tay, bỗng phát hiện da anh rất trắng, cơ bắp trên cánh tay căng phồng, tưởng như cánh tay dưới còn to hơn cánh tay trên, khiến Thu cảm thấy cánh tay đàn ông thật kỳ lạ.

Anh cười, nói:

- Theo em từ hôm qua, thấy em có ông anh bộ đội hộ giá nên không dám chào hỏi. Phá hoại hôn nhân quân nhân nhất loạt xử lý nghiêm, xử lí nặng, có thể tử hình.

Thu vội thanh minh:- Làm gì có ông anh bộ đội, bạn học đấy, cái cậu học sinh “cô em vợ” có lần nói với anh.

- Ồ, đấy l “cô em vợ” đại danh lẫy lừng, trông cũng tư thế đấy chứ. – Anh hỏi: – Em không đi nhà vệ sinh à? Không đi thì chúng ta đi.

- Đi đâu? – Thu nói. – Lúc này em không có thì giờ, em đang đi lao động.

- Đi làm với em.

Thu cười:

- Anh lao động với em? Anh đang ăn mặc như một công tử mà dám đẩy xe với em, không sợ người ta cười cho à?

- Ai cười? Cười ai? – Anh cởi ngay cái áo trắng, chỉ mặc áo lót, xắn cao ống quần, hỏi: – Thế này được chưa? – Thấy Thu vẫn lắc đầu, anh khẩn khoản: – Em tốt nghiệp rồi, bên này sông lại không có ai quen, cứ để anh đi làm với, một mình em kéo xe có nổi không?

Thu như bị anh thuyết phục, từ rất lâu muốn gặp anh, bây giờ không nỡ để anh đi, hôm nay bằng bất cứ giá nào cũng không thể để anh đi. Mặt Thu lại đỏ lên, nói:

- Anh chờ em. – Thu chạy đi một lúc rồi quay lại, nói: – Đi nhé, chốc nữa mệt đừng khóc đấy nhé.

Anh nói:

- Đừng đùa, kéo xe mà cũng mệt phát khóc được à? Làm bao nhiêu năm nay rồi mà có khóc bao giờ đâu. – Anh thấy Thu không đi giày nên cũng cởi giày của mình ra, để lên xe. – Em ngồi lên xe, để anh kéo.

Thu từ chối, anh bắt Thu ngồi lên. Anh lấy đôi giày cũ và cái mũ lá của Thu để đi vào chân và đội lên đầu, rồi khoác cái áo trắng của anh lên người Thu, bảo như thế này có thể che kín mặt, che cả cánh tay, rồi anh kéo cái xe đi.

Thu ngồi trên xe chỉ huy anh đi về hướng nào, anh vừa kéo xe, vừa quay lại nhìn Thu, nói:- Đáng tiếc cái áo của anh không phải màu đỏ, nếu không, anh giống như người đi đón dâu, cô dâu đầu trùm khăn đỏ…

- Được nhé, coi như anh được lợi…

Thu làm như người đánh xe bò, miệng “huầy, huầy” liên tục.

Anh cười hà hà:

- Làm cô dâu, tất nhiên phải về nhà chồng đấy nhé.

- Nói xong, anh chạy thật nhanh.

Đến nhà máy rượu Thu mới biết may mà hôm nay anh giúp, nếu không một mình Thu thì không thể chở nổi bã rượu về. Bã rượu vừa ở dưới một cái bể rất sâu, vừa ướt nước, vớt lên còn phải cho vào bao tải, mỗi bảo ít nhất phải năm chục ký, hơn nữa nhà máy rượu ở trên một ngọn đồi, kéo cái xe không lên còn vất vả, xe chở nặng xuống dốc càng khó, không cẩn thận xe đổ đè chết người. Ba giơ cao càng xe, xe lao xuống, khiến hai người toát mồ hôi.

Nhưng xuống chân đồi rồi cũng dễ đi, đường đi dọc bờ sông. Ba cầm càng xe, Thu kéo dây thừng đi bên cạnh, hai người vừa đi vừa nói chuyện, đến cái đình hai người ngồi lần trước lúc nào không hay. Ba đề nghị:

- Nghỉ một lúc, em bảo chỉ cần về trước năm giờ chiều, bây giờ mới hơn mười giờ, chúng ta ngồi đây chơi.

Hai người để xe, vào đình ngồi nghỉ. Trời rất nóng, Thu cầm cái mũ cói quạt quạt, Ba chạy đi mua mấy cây kem, Ba nói:- Cái người đi chơi phố với em hôm qua là ai đấy?Thu nói:

- Đâu có đi chơi phố, anh không thấy em kéo xe à? Đấy là bên A của em, ông đốc công, tên là Thịnh.

Ba cảnh cáo:

- Anh thấy ông ta không đàng hoàng, tốt nhất Thu không làm việc dưới quyền ông ta.

- Không làm việc dưới quyền ông ta thì làm đâu? Phải vất vả lắm mới kiếm được việc này đấy. – Thu hiếu kỳ hỏi anh. – Tại sao anh bảo ông ấy không đàng hoàng? Anh đâu có quen ông ấy.

Ba cười nói: “Con người không đàng hoàng nhìn là biết ngay. Em phải cẩn thận, đừng bao giờ một mình đến với ông ta, cũng đừng đến nhà ông ta làm gì.”Thu an ủi anh:

- Em sẽ không đến nhà ông ta, đi làm thì giữa ban ngày ban mặt, ông ấy dám … làm gì em à?

Anh lắc đầu:

- Ban ngày ban mặt mà ông ta không làm gì hay sao? Em thật quá ngây thơ. Lúc nào đấy em nói với ông ta, bạn trai của em là bộ đội, là hôn nhân của lính, đừng có đùa với dao sắc. Nếu ông ta có làm điều gì với em thì bảo với anh.

- Em bảo với anh, anh sẽ làm gi?

- Anh sẽ cho ông ta biết. – Nói xong, anh lấy từ trong túi xách ra một con dao găm quân dụng, cầm lên tay.

Thu đùa:

- Không ngờ anh lại hung như vậy.

Anh nói:

- Em không sợ, anh không hung ác với em đâu. Là bên A của em trông rất chướng mắt, ánh mắt ông ta có gì khác lắm. Hôm qua anh đi theo em với ông ta suốt cả ngày, mấy lần định tiến lên cảnh cáo ông ta, nhưng sợ em không đồng ý.

- Tốt nhất đừng để người khác trông thấy chúng ta đi với nhau, tuy em đã tốt nghiệp, nhưng việc thế chỗ của mẹ vẫn chưa xong mà nhà trường đã có nhiều người đỏ mắt, trước mặt ông bí thư nói xấu em, nếu để họ biết được chuyện chúng ta, chắn chắn sẽ đi báo cáo, chuyện thế chỗ của em sẽ không thành.

Anh gật đầu:

- Anh biết, cho nên anh chỉ đến nói chuyện với em lúc em chỉ đi một mình. – Ngồi một lúc, Ba lại nói: – Chúng mình tìm chỗ nào đấy để ăn trưa nhé.

Thu không chịu:

- Em đem theo bánh bao chay, anh vào quán ăn, em ở đây trông xe. Xe đầy mùi rượu, ruồi nhiều, kéo đến cửa quán ăn không tiện.

Ba suy nghĩ rồi nói:

- Thôi được, anh đi mua thứ gì đem đến đây, em chờ anh, đừng bỏ đi đấy nhé. Một mình em kéo qua sông rất nguy hiểm. – Thấy Thu đồng ý, anh đứng dậy đi mua cái ăn.

Một lúc sau anh đem rất nhiều cái ăn về, lại mua cái áo bơi màu đỏ, nói:

- Chúng ta ăn rồi nghỉ ngơi một lúc, sau đấy ra sông bơi. Trời nóng quá, người đầy mồ hôi, nước sông thật hấp dẫn.

Thu hỏi:

- Tại sao anh biết em biết bơi?

- Bốn bề đảo Giang Tâm là sông nước, lẽ nào em không biết bơi? Có thể trên đảo ai cũng biết bơi nhỉ?

- Đúng thế đấy.

Thu chưa vội ăn mà mở cái áo bơi ra, cái áo bơi một mảnh, phần trên giống như cái áo lót, dưới là cái quần xilip. Đây là kiểu áo bơi cổ nhất, bảo thủ nhất, nhưng Thu chưa bao giờ mặc loại áo bơi này, những người Thu quen biết cũng chưa thấy ai mặc, họ đều mặc áo cộc tay như của vận động viên và quần đùi để bơi. Mặt Thu đỏ bừng:

- Làm thế nào để mặc?

Anh để cái ăn đang cầm trên tay xuống, cầm cái áo bơi lên bảo Thu cứ mặc vào, rồi kéo lên.

Thu nói:

- Em biết mặc rồi, nhưng ngượng chết đi

Quần lót Thu vẫn mặc chỉ là quần đùi bình thường, áo nịt ngực chỉ là thứ áo lót, chưa bao giờ mặc xilip hoặc nịt ngực kiểu “đai vũ trang”, bây giờ bảo Thu mặc áo bơi hở hang bằng giết Thu. Thu cảm thấy đùi mình quá to, ngực quá to, có thể giấu kín phải giấu kín, có thể che đậy phải che đậy.

Thu nói:

- Anh chưa hỏi em đã đi mua đồ bơi này, trả lại được không?

Anh hỏi:

- Trả lại làm gì? Trước đây con gái bơi đều mặc đồ bơi, bây giờ các thành phố lớn con gái đi bơi vẫn mặc, con gái thành phố K này cũng mặc, nếu không mặc tại sao lại có bán?

Ăn xong, nghỉ một lúc, Ba động viên Thu vào một nhà vệ sinh gần đấy để thay đồ. Thu không dám mặc cái áo bơi này nhưng lại rất muốn bơi, được Ba động viên, cuối cùng Thu cũng quyết định mặc thử. Thu nghĩ, chốc nữa sẽ mặc áo quần ra ngoài, xuống sông rồi bảo Ba quay mặt đi, Thu sẽ cởi bỏ nha quần áo ngoài, lẩn trốn dưới nước. Nước sông rất đục, anh sẽ không thấy Thu mặc đồ bơi. Thu suy nghĩ rồi vào nhà vệ sinh thay đồ, mặc áo quần ra ngoài, rồi đi ra.

Hai người kéo xe ra gần mép nước, như vậy vừa bơi vừa trông xe, không bị ai lấy trộm xe. Thu ra lệnh cho Ba xuống nước trước, anh cười, tuân lệnh, cởi áo lót và quần dài, chỉ mặc một cái quần đùi xuống nước. Anh đi vài bước, quay lại gọi Thu:

- Xuống đây, nước mát lắm!

- Anh quay mặt đi.

Anh nghiêm chỉnh quay về phía khác, Thu cởi nhanh áo quần ngoài, cô kéo áo bơi che ngực và phần dưới mông, cảm thấy những chỗ ấy không kín. Thu kéo, thấy không hiệu quả, đành thôi. Thu đang đi xuống thì phát hiện Ba quay lại từ lúc nào, đang nhìn Thu. Thu đứng sững, trách anh:

- Anh … tại sao không giữ lời?

Anh quay đi, dìm người xuống nước. Thu cũng nhanh chóng xuống nước, bơi ra giữa sông, bơi một lúc rồi quay lại nhìn, Ba không bơi theo, vẫn đứng một chỗ. Thu không biết anh đang làm gì, Thu bơi vòng lại, gần anh, đứng lại để nước ngập ngang ngực, hỏi anh

- Tại sao anh không bơi?Anh ấp úng:

- Thu bơi đi, anh đuổi theo.

Thu bơi được một lúc rồi quay đầu lại nhìn, Ba vẫn không bơi theo. Thu nghĩ, có thể anh không biết bơi, chỉ dám đứng ngâm người bên bờ sông chăng? Thu thấy thật vui, anh không biết bơi vậy mà rất hăng hái động viên Thu bơi. Thu bơi vềm lớn tiếng nói:

- Anh là vịt cạn à?Anh đứng dưới nước, không trả lời, chỉ cười. Thu cũng không bơi nữa, đứng ở chỗ nước sâu nói chuyện với anh.

Một lúc sau anh mới nói:- Chúng ta thi nhé?

Nói xong, anh bơi ra giữa sông, Thu ngạc nhiên phát hiện anh biết bơi, bơi tự do hai tay vung lên rất đẹp, nước không bị tung lên, bơi rất xa. Thu định bơi đuổi theo, nhưng không thể bơi nhanh bằng anh, đành bơi theo sau.

Thu cảm thấy bơi đã xa, vừa bơi được anh vòng, đã thấm mệt, liền gọi anh:

- Quay về, em mệt rồi.!

Anh bơi về, đến trước mặt Thu, hỏi:

- Anh có còn là vịt cạn nữa không?

- Anh không phải là vịt cạn, nhưng vừa rồi tại sao lại ngồi một chỗ?Anh cười:

- Để xem trình độ của em đến đâu.

Thu nghĩ, anh đến là tệ, ngồi xem Thu bơi rồi mới bơi, làm Thu phải ngượng. Thu theo sau anh, bỗng chồm lên, hai tay ôm vai anh, bắt anh cõng. Nhờ lực đẩy của nước, Thu nhẹ nhàng bám vào vai anh, hai chân quẫy nhẹ, cảm thấy không làm nặng thêm anh. Nhưng bỗng anh dừng lại không quẫy tay chân, người đứng thẳng, bắt đầu đi chân nâng. Thu thấy toàn thân áp vào người anh nên vội vàng buông tay.

Hai người bơi vào bờ, anh ngồi dưới nước, khẽ run.

- Anh mệt không? – TH lo lắng.

- Không … không mệt. Em lên thay đồ trước, anh lên sau.

Thu thấy sắc mặt anh không bình thường, liền hỏi:

- Anh bị chuột rút à?

Anh gật đầu, hỏi giục Thu:

- Em lên đi, hay định bơi sang đảo Giang Tâm?

Thu lắc đầu:

- Em không bơi, để sức kéo xe. Chân anh bị chuột rút, đừng bơi nữa. Chân nào của anh bị chuột rút? Có cần em bẻ chân không? – Thu làm động tác cho anh thấy, định đến giúp anh.

Anh kêu lên:

- Đừng đụng vào anh, đừng đụng vào anh.

Thu thấy thái độ của anh rất lạ, liền đứng lại, hỏi:

- Anh sao thế? Chuột rút à?

Thấy anh nhìn, Thu mới sực nhớ mình đang mặc đồ bơi, nên vội ngồi thụp xuống nước, nghĩ bụng, vừa rồi anh đã trông thấy đùi mình rồi, Thu sợ anh nghĩ đùi mình thô, liền tự trách:

- Đùi em thô quá, phải không anh?

Anh vội nói:

- Đẹp, đẹp lắm, em đừng nghĩ vớ vẩn. Lên trước đi!

Thu không chịu lên trước, vì Thu lên trước anh sẽ thấy cái áo bơi che không kín mông, Thu giục anh:

- Anh lên trước đi.

Anh cười: – Thế thì em quay mặt đi.

Thu không nhịn được cười:

- Anh đâu có phải là gái, anh đòi em quay đi làm gì? Anh sợ em thấy đùi anh … xấu à?

Anh vừa cười vừa lắc đầu:

- Không thể nào giấu được em.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

44#
Đăng lúc 19-6-2013 09:07:45 | Chỉ xem của tác giả

Chương 28




Cuối cùng thì Thu phải quay đi, Ba lên trước.

Cho đến khi anh gọi: “Xong rồi!”, Thu mới quay người lại. Thu thấy anh mặc cái quần quân phục ra ngoài quần ướt, Thu nói dù sao trời cũng nóng, chỉ chốc lát sẽ khô. Thu để anh lên bờ, không trông thấy anh đâu nữa, Thu mới từ dưới nước lên, mặc áo quần ra ngoài đồ bơi đang ướt, chạy vội vào nhà vệ sinh thay đồ. Kết quả áo quần ngoài ướt dính vào người, khiến Thu rất khó xử.

Thu bảo Ba cầm đồ bơi, lần sau đến sẽ đem theo, Thu không dám mang về nhà. Anh giúp Thu đưa xe qua sông, sang bên kia bờ Thu không dám để anh đi cùng, một mình kéo xe về, anh theo sau cách một quãng xa, theo cho đến gần nhà máy giấy, anh dặn Thu vào giao hàng trả xe, cong anh ra bến đò qua sông, theo chuyến xe khách cuối cùng về Tây Thôn Bình.

Sự việc qua rồi Thu mới thấy sợ, sợ có người thấy Thu đi với Ba, tố cáo với nhà trường. Nhưng sau đây mấy hôm, hầu như không có việc gì Thu mới vui mừng, từ nay về say có thể lén lút gặp Ba. Thu biết anh phải đổi ca cho người khác mới có hai ngày lên thành phố, ít nhất phải hai tuần mới lên một lần. Lúc anh lên, nếu Thu không đi một mình thì cũng không dám gặp anh nói chuyện. Cho nên, hai người có gặp nhau được không còn phải “nhờ trời”.

Không biết có phải vì Ba nói ông Thịnh là con người không đàng hoàng nên Thu càng ngày càng cảm thấy ông ta không đàng hoàng. Có những lúc nói chuyện ông ta cứ áp sát tận mặt, có lúc vờ phủi bụi trên người Thu, hoặc mượn cớ đưa thứ gì đó rồi nắm tay Thu, khiến Thu khó xử, muốn nổi nóng nhưng lại sợ làm phật lòng ông ta, sẽ mất việc, hơn nữa chẳng phải chuyện gì to tát, biện pháp tốt nhất là tránh xa ông ta..

Nhưng đúng là ông Thịnh rất quan tâm đến Thu, phân cho Thu làm việc nhẹ, hơn nữa sợ Thu không biết, nên tỏ ra mua chuộc tình cảm, nói:

- Đấy là tôi đặc biệt chiếu cố đến cô, nếu là người khác còn lâu tôi mới phân làm việc nh như thế.

Lúc nào Thu cũng nói:- Cảm ơn bác, nhưng cháu vẫn muốn làm cùng mọi người, có người chuyện trò vui vẻ hơn.

Tóm lại, người phân công là ông Thịnh, ông ta bảo Thu làm gì, Thu không thể không làm.

Một hôm, ông ta sai Thu:

- Cô quét dọn khu nhà công nhân độc thân của nhà máy, mấy hôm nữa có lãnh đạo đến kiểm tra. Cô quét tước sạch sẽ, không cần quét trong phòng, chỉ quét ngoài hành lang và tường ngoài. Rác trong hành lang chủ yếu do công nhân tống ra, cô gom lại, đem đổ vào đống rác. Ngoài tường chủ yếu là khẩu hiệu cũ, lấy nước phun lên, xé hết, xé không hết lấy dao cạo.

Thu đến mấy khu nhà tập thể kia để quét dọn, làm bên nhà tập thể nữ không có vấn đề gì, nhanh chóng quét xong hành lang. Nhưng sang nhà tập thể năm Thu rất mất tự nhiên. Những người tương đối chú ý thì còn treo rèm ngoài cửa, che kín khoảng giữa cửa, trên dưới đều để hở cho gió lùa vào. Những người không chú ý thì mở toang cửa, anh nào cũng cởi trần trùng trục chỉ mặc một cái quần đùi.

Thu cúi đầu, quét rác ở các cửa phòng, không dám ngước lên, sợ trong thấy những tấm lưng trần. Đám nam công nhân thấy Thu, có người đóng sầm cửa lại, nhưng có người chẳng những không đóng cửa mà còn mặc quần đùi ra bắt chuyện với Thu, hỏi Thu học trường nào, năm nay bao nhiêu tuổi rồi, vân vân. Thu đỏ mặt, ấp úng vài cậu rồi lảng đi chỗ khác.

Có mấy cậu gọi Thu vào quét dọn phòng, Thu không vào, bảo bên A chỉ sai quét bên ngoài hành lang. Có người tống rác ra ngoài hành lang. Thu vừa xúc rác vào ki, họ lại tống ra, buộc Thu phải quét lại. Thu đi dọn chỗ khác trước, chờ cho bọn họ điên xong rồi mới đến quét dọn lại.

Có người treo rèm cửa, Thu đang dọn rác ở cửa, người trong phòng vén rèm, hắt nước cặn ra ngoài, cả nước trà đổ lên chân Thu. Nước còn nóng, làm mu bàn chân Thu đỏ lên. Thu nghĩ, có thể anh ta không trông thấy, nên cũng không trách móc gì, chỉ ra vòi nước rửa chân.

Nhưng sự việc được một công nhân đi qua trông thấy, anh ta lớn tiếng nói với người trong nhà:

- Này, hắt nước phải nhìn chứ, bên ngoài có công nhân dọn vệ sinh đang làm việc … – Anh ta kêu lên nửa chừng rồi thôi ngay, quay sang nói với Thu. – Thu đấy à, ở đây?

Thu ngước nhìn, thì ra Trương Nhất, bạn học, là cậu học sinh nghịch ngợm nhất lớp, nhất trường. Hồi còn học tiểu học, giáo viên chủ nhiệm lớp, nhất trường. Hồi còn học tiểu học, giáo viên chủ nhiệm lớp để Thu ngồi cùng cậu ta, lúc lên lớp giao cậu ta cho Thu quản lí, cô giáo bảo hai người “một kèm một”, ngồi trên lớp cậu ta nghịch ngợm, phải quản lí Nhất, nếu không cả hai sẽ không được là học sinh ngoan. Cho nên, lúc vào lớp, Thu phải quản chặt Nhất, sợ cậu ta nghịch. Cả lớp đi xem phim, cô giáo bảo Thu nắm tay Nhất, sợ cậu ta chạy nhảy lung tung. Nhất thì như con ngựa bất kham, chạy nhảy khắp nơi, làm Thu cứ phải đuổi theo tóm lại.

Lên trung học cơ sở, Thu vẫn phải quản Nhất. Hồi ấy có phong trào xây dựng “lớp học tốt” vì Mao Chủ tịch nói: “Xây dựng lớp học tốt là biện pháp tốt, rất nhiều vấn đề có thể đem ra giải quyết ở lớp học tốt”. Cho nên, trong lớp chỉ cần một học sinh nghịch ngơm, thầy giáo bảo cán bộ lớp đưa cậu học sinh nghịch ngợm ấy ra ngoài để xây dựng lớp học tốt. Trương Nhất lên trung học cơ sở càng nghịch hơn, hầu như tiết học nào Thu cũng phải đưa cậu ta ra ngoài để nhắc nhở, thật ra chỉ chạy theo, tóm lại nhắc nhở, nhưng chỉ được một lúc cậu ta lại bỏ chạy.

Hồi ấy Thu vừa tức giận vừa sợ Trương Nhất. Nhất tốt nghiệp trung học cơ sở không học tiếp nữa, coi như Thu thoát nợ, không ngờ hôm nay lại gặp ở đây.

Thu lúng túng hỏi:

- Bạn… bạn làm gì ở đây?

- Tôi làm ở đây. – Nhất hiếu kì nhìn Thu. – Sao Thu lại ở đây? Cũng vào làm ở nhà máy giấy đấy à?

- Không… tôi làm lao động phụ.

Trương Nhất rất hào phóng:

- Để tôi giúp.

Nói xong, Nhất giành lấy dụng cụ trong tay Thu:

- Chân Thu không sao chứ?

Thu nhìn, chân không bị bỏng, nói:

- Không sao, Nhất đi đi, để mặc tôi.

Thấy Thu không chịu đưa dụng cụ cho mình, Nhất đi từng phòng nhắc nhở:

- Này, các cậu quét nhà nhanh lên, đổ rác một lần, không được lúc nào cũng xả rác, nước trà không được tùy tiện hắt ra ngoài, bạn học của tôi đang quét hành lang, không được làm bạn ấy bỏng.

Nghe thông báo, những người ở trong phòng đều ngó ra cửa xem “bạn học của Nhất”. Có người hỏi: “Nhất, đấy là ngựa của cậu à?”. Có người hỏi: “Tôi gặp cô này rồi, hồi ấy đội tuyên truyền của trường trung học số Tám đến nhà ta tuyên truyền, cô này kéo đàn accordéon chứ gì?”. Lại có người nói: “Con gái của cô giáo Trương, tôi biết, tại sao phải đi làm việc này?”

Thu muốn lùa mọi người vào phòng. Đóng cửa, khóa lại để họ đừng đứng nhìn Thu, đã thế lại còn bình luận vớ vẩn. Thu nghĩ, cái cậu Nhất này nhiễu sự, việc gì phải thổi phồng nhau như thế?

Thu cúi đầu quét dọn, nghe có người gọi đến quét chỗ này, đổ rác chỗ kia, có người gọi: “Vào đây nói chuyện”, “vào đây dạy cánh tớ kéo đàn”. Thu phớt lờ tất cả, làm nhanh rồi đi chỗ khác.

Cho đến lúc lúc Thu bắc thang dùng dao cạo sạch khẩu hiệu dán trên tường, Nhất lại đến giúp, Thu khách khí bảo anh đi làm việc của anh, trong lòng cầu mong anh cứ mặc tôi, anh đi đi, ở một nơi không ai quen biết, bị bực tức thế nào, bị khổ cực thế nào tôi cũng không sợ. Nhưng trước mặt những người quen biết, đúng là rất khó xử.

Hôm sau, ông Thịnh gù lại sai cô đến quét dọn mấy khu nhà ấy, ông bảo Thu phải làm cho đến khi lãnh đạo kiểm tra xong. Thu đề nghĩ ông phân công làm việc khác. Ông ta suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Cũng được, hôm nay cô cũng với bác Khuất đi làm một vài việc vặt.

Ông Thịnh đưa Thu đên chỗ làm, một nơi gần trường phía sau nhà máy giấy, bên ngoài bức tường rào này là dốc bờ sông, nơi xa kia là sông Lớn. Gần với bức tường nhà máy là một ngôi nhà đứng chơ vơ, ngôi nhà của nhà máy, là chỗ ở của một gia đình công nhân, ông này có tên là Trương, tường của ngôi nhà thủng một lỗ lớn, cần phải vá lại.

Ông Thịnh bảo Thu lát nữa đi xe gạch, ximăng, vôi, cát, lấy thùng đi gánh nước, trộn vữa phía trong tường, rồi dùng thùỗ chuyển vữa ra ngoài tường, hai bên tường bắc thang để tiện lên xuống.

Bác thợ xây tên là Khuất, một người chừng năm mươi tuổi, chân đau. Bác thấy ông Thịnh đưa người đến rồi chuẩn bị đi chỗ khác, bác nói:

- Bác Thịnh cho một thợ phụ nữa, một mình cô này làm thế nào để làm được cả trong tường lẫn ngoài tường? Mà đâu chỉ vài viên gạch? Cho một thợ phụ nữa đến đây, một người đứng trên tường, một người đứng trong tung gạch ra, tôi ở ngoài đỡ.

Ông Thịnh suy nghĩ giây lát rồi nói:

- Bác bảo tôi lấy đâu ra ngươi? Với lại, hai người chuyển gạch, gạch chuyển hết rồi thừa ra một người đứng đây xem bác xây tường à? Hay là tôi chuyển gạch giúp bác?

Thu đi kéo về một xe gạch, rồi cô đứng trên tường, bác Khuất và ông Thịnh mỗi người đứng một bên tường, ba người chuyển hết gạch, ông Thịnh vỗ tay phủi bụi, nói:

- Tôi xong việc rồi nhé. Như vậy có phải giảm được một công nhân không? – Ông ta nói với Thu: – Công việc còn lại nhẹ nhàng, một mình cô làm. – Nói xong, ông ta đi ngay.

Công việc này không vất vả, Thu đi gánh nước, đánh vữa, cho vào thùng gỗ, leo lên thang chuyển ra ngoài, sau đấy lấy gạch giúp bác Khuất. Vữa sắp hết, Thu lại trèo thang vào trong, xách một thùng vữa ra. Bác Khuất mải miết làm việc, Thu đứng một bên, lại vơ vẩn nghĩ đến Ba.

Đến lúc ăn trưa thì tường cũng đã xây xong, bác Khuất đi ăn, Thu vẫn chưa được đi, phải thu dọn dụng cụ, quét tước sạch sẽ. Gạch còn thừa bác Khuất bảo cứ để đấy, nhưng Thu không dám, sợ ông Thịnh tính khí nhỏ nhen sẽ mắng, Thu đành chuyển gạch vào phía trong tường. Lúc này không có ai giúp, Thu dùng cái sọt đưa từng sọt vào trong. Đang làm thì ông Thịnh gù đến, thấy Thu xếp gạch bên trong tường, ông ta nói:

- Cô lên trên tường, để tôi tung cho cô, cô cứ ném túng viên vào trong, có điều đừng ném lên gạch, không làm gạch bị vỡ là được. Gạch ném vào cô xếp lên xe, rồi lại lên tường để nhận tiếp gạch tôi tung cho cô.

Thu nghĩ, đây cũng là một cách, cách này còn hơn mình dùng sọt chuyển vào, trong lòng vô cùng cảm kích ông Thịnh, vội lên tường. Tung một lúc, có thể đã nhiều, Thu đang cúi đầu, tìm chỗ trống để ném viên gạch trong tay vào phía trong, chợt thấy trên tường có người, Thu ngước nhìn, thì ra ông Thịnh chỉ còn cách Thu gần một thước. Thu giật mình, lùi lại một bước, hỏi:

- Gạch ngoài kia hết rồi à?

- Hết rồi.

- Hết rồi còn đứng đây làm gì, về ăn cơm thôi, cháu đói lắm rồi.

Ông Thịnh đứng trên tường, kéo cái thang ở ngoài ném vào bên trong, phủi tay, nhưng vẫn đứng trên thang nhìn Thu.

Thu khó hiểu, hỏi:

- Tại sao bác chưa xuống? Bác không đói à?

Ông Thịnh gù nói:

- Vội gì, đứng đây nói chuyện đã.

- Nói chuyện gì? Bác xuống đi, bác xuống rồi cháu mới xuống được, đói lắm rồi.

- Cô xuống thì xuống, tôi đứng đây nói chuyện.

Thu có phần bực mình, nghĩ bụng: chắc hẳn buổi sáng ông ta ăn nhiều, bây giờ không đói. Thu sốt ruột:- Bác đứng trên thang chắn lối, cháu xuống thế nào, bác xuống cho cháu xuống.

- Cô đến đây, tôi ôm cô quay lại, vậy là cô có thể xuống.

- Bác đừng đùa, bác xuống đi, bác xuống để cháu xuống.

Ông Thịnh cười nhăn nhở:

- Đâu có phải cởi quần đánh rắm, có cần thêm thủ tục nào đâu? Tôi chỉ cần ôm cô là cô có thể xuống phía dưới. – Nói xong, ông ta đưa hai tay ra. – Nào, việc gì phải xấu hổ?

Thu nhìn quanh, nhìn xem có chỗ nhảy xuống không. Tường cũng chỉ cao như tường nhà trường, cao thế này cũng không phải không nhảy xuống được, nhưng bên ngoài không những có nhà còn có cả bờ sông, bên trong tường là gạch ngói, mảnh thủy tinh, gai góc, nhảy xuống không chết cũng bị thương. Thu quay người, đi trên bờ tường, nhìn xem có chỗ nào nhảy xuống được không. Ông Thịnh đi theo, miệng nói:

- Cô đi đâu đấy? Không nhảy được đâu, nhảy xuống ngã què đấy.

Thu đứng lại, quay người, bực tức:

- Bác biết không nhảy được, vậy mà còn chắn lối, bác để thang cho cháu xuống.

- Tôi để cho cô xuống, cô có để cho tôi ôm không? Không ôm cũng được, vậy cho tôi sờ một cái. Ngày nào cũng trong thấy hai bầu vú của cô cứ tưng tửng nhảy nhót, thật ngứa mắt. Hôm nay cô cho tôi sờ, không cho tôi cũng sờ…

Thu tức lắm:

- Tại sao bác khốn nạn, đểu cáng thế? Tôi sẽ báo cáo với lãnh đạo của bác.

Ông Thịnh trơ trẽn:

- Cô tố cáo gì? Tôi đã làm gì cô chưa? Có ai trông thấy tôi làm gì cô chưa?

Ông ta vừa nói, vừa đến gần Thu hơn.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

45#
Đăng lúc 19-6-2013 09:08:54 | Chỉ xem của tác giả

Chương 29





Thu hoảng hốt bỏ chạy, Thu chạy trên bờ tường, nhìn thấy lão Thịnh đuổi theo sau. Bất chấp phía dưới có gì, Thu tung người nhảy xuống, rồi đứng dậy, chạy nhanh vào chỗ có người trong nhà máy.

Chạy được một lúc, Thu ngoái lại thấy lão ta không đuổi theo nữa, lúc này mới nhìn xem mình có bị thương ở đâu không. Thu nhìn kỹ, hình như lòng bàn tay trái bị mảnh thủy tinh làm chảy máu, còn nữa không có việc gì.

Thu đến bên một vòi nước để rửa tay, vòi nước ở ngay bên cạnh nhà tập thể nam công nhân. Thu rửa sạch tay mới thấy một mảnh thủy tinh còn găm trong lòng bàn tay, cô rút mảnh thủy tinh ra, nhưng vết thương vẫn chảy máu, nhưng vừa ấn xuống đã thấy đau, Thu nghĩ có thể bên trong vẫn còn mảnh thủy tinh, chỉ có thể về nhà lấy kim khều ra.

- Nghe nói Thu bị chảy máu, tại sao thế?

- Thu bị ngã.

Nhất cầm tay Thu xem xét, chợt kêu lên:

- Vẫn còn chảy máu, vào phòng y tế của nhà máy để băng lại.

Thu định từ chối, nhưng Nhất bất chấp, cầm cánh tay phải của Thu lôi vào phòng y tế, Thu đành đi theo, chỉ nói:

- Được, để tôi đi, Nhất đừng lôi…

Nhất vẫn không buông tay:

- Sợ gì? Hồi nhỏ Thu đã lôi tay tôi không biết bao nhiêu lần…

Nhân viên y tế giúp Thu lấy mảnh thủy tinh ra, cầm máu rồi băng bó lại. Nghe Thu nói bị ngã ở tường rào phía nam nhà máy, nhân viên y tế còn tiêm cho Thu một mũi phòng uốn ván, bảo ở đấy rất bẩn, tại sao lại ngã?

Từ phòng y tế ra, Nhất nói:

- Bây giờ Thu vẫn phải đi làm chứ? Thôi, cứ về nhà nghỉ đi, tôi sẽ nói với cái lão Thịnh gù cho. Thu chờ đấy, tôi lấy xe đạp lai Thu về.

Thu không biết phải thế nào, cô không muốn gặp mặt lão Thịnh, tay thế này cũng không có cách nào làm việc, chỉ nói:

- Tôi về, Nhất không phải đưa về đâu, Nhất đi làm việc đi.

Nhất nói:- Tôi làm ca hai, lúc này còn sớm. Thu chờ tôi đi lấy xe đạp.

Nhất đi lấy xe, Thu lén bỏ về.

Về nhà, chỉ một mình em gái ở nhà, mẹ gần đây phải chạy chọt nhờ người tìm cho việc dán phong bì ở một tổ dân phố tận bên kia sông, tính số lượng, dán nhiều hưởng nhiều. Thu khuyên mẹ đừng đi làm, làm vất vả rồi sẽ đổ bệnh, nhưng mẹ không nghe, nói:

- Mẹ con cũng đỡ vất vả phần nào. Mẹ chỉ ngồi dán phong bì thôi mà, không tham việc, không làm quá sức, cũng chẳng có vấn đề gì đâu.

Nhưng mẹ cứ bảy giờ sáng đã đi, đến tận tám giờ tối mới về, về đến nhà đã hơn chín giờ. Làm như thê mỗi tháng cũng kiếm được mười lăm đồng. Mẹ bảo tay mẹ làm chậm, không thể nào bằng những bà dán phong bì từ nhiều năm nay, có bà mỗi tháng kiếm được những hơn bốn chục đồng. Mẹ bảo, ở đấy nhiều người ít việc, nếu không cũng bảo Thu đến đấy làm. Thu làm gì cũng nhanh tay, chắc chắn sẽ dán được nhiều.

Thu về nhà, ăn chút gì đó rồi lên giường nằm suy tư. Không biết lão Thịnh kia có chạy đến chỗ bà Lí để bịa đặt tố cáo Thu sợ khổ, sợ mệt, không phục tùng sự phân công, bỏ việc không làm? Nếu như vậy bà Lí sẽ không cho Thu việc làm. Hơn nữa, Thu lao động mấy hôm nay nhưng chưa lấy tiền công, lao động phụ mỗi tháng chỉ được lĩnh tiền công một lần, bên A thông báo với tổ dân phố số giờ làm việc của người lao động, sau đấy đến cuối tháng tổ dân phố mới thanh toán tiền.

Nếu lão Thịnh gù nham hiểm không tính công cho Thu, Thu sẽ không được lĩnh đồng nào. Thu càng nghĩ càng tức giận, cớ gì để lão ta điên cuồng như vậy? Có phải vì lão ta là bên A? Lão ta cũng xuất thân từ một người đi lao động làm việc vặt, nhà máy thấy lão chịu lao động tay chân, chịu lừa dối áp bức những lao động phụ, cho nên để lão ta quản lý lao động phụ làm việc vặt vãnh trong nhà máy. Một con người dung tục hèn hạ định lợi dụng Thu, càng tỏ ra hung ác, hoàn toàn có thể giở thủ đoạn lưu manh ra lắm. Nếu Thu nhảy từ trên tường xuống chết, có thể tiền tuất cũng không được hưởng. Thu rất muốn tố cáo lão ta, vẫn đề ở chỗ không có người làm chứng, liệu ai tin Thu?

Thu muốn nói chuyện này với Ba, để anh cho lão ta một trận. Nhưng Thu lại sợ Ba đánh chết hoặc làm bị thương lão ta thì sẽ bị ngồi tù, vì một tên nhơ nhớp mà anh phải đi tù quả là không đáng. Đừng thấy Ba là con người nho nhã hiền lành, hôm ấy anh cầm con dao trên tay, trông anh như sẵn sàng chơi tới cùng, Thu quyết định không nói chuyện này với Ba. Lại nghĩ đến chuyện ngày mai phải đến xin việc bà Lí, Thu rất buồn, Thu không sợ khổ, không sợ vất vả, nhưng rất sợ phải đi cầu xin người khác. Rất sợ người khác lạnh nhạt, xem thường mình. Giá như “cô em vợ” ở nhà thì tốt, chắc chắn sẽ giúp Thu. Thu biết “cô em vợ” đã lên đường với người về nhận quân.

Thu bảo em gái đừng nói với mẹ Thu nghỉ chiều nay, để mẹ không hỏi lý do, mẹ biết lại nóng lòng.

Hơn sáu giờ chiều, bà Đồng đến tìm. Bà Đồng nói:

- Bên A bảo tôi đến báo cho cô biết, hôm nay chỉ đùa cô vậy thôi, không ngờ cô cho là thật. Ông ấy bảo tay cô bị thương, cứ nghỉ không vội đi làm, hôm nay ghi cho cô cả ngày công, ngày mai cũng ghi cả ngày công. Cô có thể nghỉ không công vài hôm, nhưng công việc vẫn để dành cho cô.

Thu không định nói chuyện này với ai, nhưng khẩu khí bà Đồng, lão Thịnh gù đã tẩy não cho bà ta rồi. Thu không khách khí, nói:

- Ông ta đâu có đùa mà định làm thật.

Nói xong, Thu kể cho bà Đồng nghe đầu đuôi sự việc, Thu không thể nói ra miệng những lời lẽ bẩn thỉu của lão ta, nhưng bà Đồng hình như biết tất cả.

Bà Đồng nói:

- Sự việc lớn thế cơ à? Đứng trên tương mà ông ấy dám làm chuyện ấy? Cứ coi như ông ấy sờ thì cô cũng không sứt mẻ miếng thịt nào, cứ coi như ông ấy ôm cô, cô cũng không gãy khúc xương nào, việc gì cô phải làm nghiêm đến thế? Đến kiếm miếng ăn ở những con người ấy, mà cô coi mình quý như vàng, để đánh mất miếng ăn.

Thu không ngờ bà Đồng xem sự việc chẳng có gì quan trọng, tưởng như chuyện bé Thu xé ra to, Thu rất bực mình nói:

- Tại sao bà lại nói thế? Nếu ông ta làm như thế với bà, bà cũng coi không là gì à?

Bà Đồng nói:

- Tôi già rồi, có cho ông ta cũng không sờ. Ấy là tôi sợ cô bị thiệt, nếu cô nhảy xuống gãy chân, liệu có cho cô hưởng bảo hiểm lao động? Hãy nghe tôi khuyên, mai nghỉ một hôm, ngày kia cô vẫn đi làm. Cô không đi làm, ông ấy biết cô giận, ông ấy sẽ trả thù, rồi ra cô không tìm được việc làm.

- Cháu thật sự không muốn nhìn mặt ông ta nữa.

- Cô làm việc của cô, để ý ông ấy làm gì? Công việc đâu có phải của ông ấy. Ông ấy ức hiếp cô, cô bỏ việc, chẳng hóa ra cả hai cùng hỏng việc?

Hôm sau Thu nghỉ ở nhà một ngày. Sang ngày thứ ba Thu vẫn đến làm ở nhà máy giấy. Cô thấy bà Đồng nói có lí, công việc không phải của lão ta, can cớ gì mài làm? Nếu lão ta còn giở cái trò ấy, sẽ lấy gạch đập cho lão chết. Lão Thịnh gù có phần xấu hổ khi trông thấy Thu, không dám nhìn thẳng, chỉ nói:

- Tay cô làm việc không nên, hôm nay cô giúp phòng tuyên truyền viết báo bảng. – Rồi lão hạ giọng. – Hôm ấy tôi chỉ đùa thôi, cô đừng cho là thật, càng không nên nói với ai. Nếu tôi biết cô nói với ai, con người tôi đây chỉ thích mềm chứ không thích cứng.

Thu mặc kệ lão ta, chỉ nói:

- Tôi lên phòng tuyên truyền.

Liền mấy hôm Thu giúp Phòng tuyên truyền viết báo bảng, giúp phòng ra tập san của nhà máy. Trưởng phòng là Lưu rất khen Thu, bảo Thu viết báo bảng rất đẹp, khắc bản đồng cũng đẹp, lại biết vẽ minh họa, anh đưa cho Thu mấy bản thảo bảo Thu đọc giúp, Thu đưa ra mấy đề nghị quan trọng và cần thiết, Lưu bảo Thu viết giúp vài bài.

Lưu nói:

- Đáng tiếc, gần đây nhà máy không tuyển người, nếu tuyển chắc chắn cô sẽ được làm ở phòng tuyên truyền.

Thu vội nói:

- Em cũng sắp được vào thế chỗ mẹ em rồi, nhưng anh trai em vẫn ở nông thôn, chữ anh ấy còn đẹp hơn chữ em nhiều, biết kéo violon. Nếu nhà máy tuyển người, anh ấy việc gì cũng biết làm, chắc chắn các anh sẽ không hối hận vì đã tuyển anh trai của em.

Lưu lấy sổ tay ghi tên và địa điểm lao động của anh trai Thu, nói nếu nhà máy tuyển người, anh sẽ đề xuất với người đi tuyển lao động.

Chiều hôm ấy sau giờ làm việc, Lưu còn nói chuyện với Thu về việc tuyển người, nhà hai người cùng ở một hướng, cùng về một đường. Vừa ra khỏi cửa nhà máy thì thấy lão Thịnh từ phía sau đi lên, lão ta chào hỏi với giọng khiêu khích quái dị:

- Nói chuyện vui quá nhỉ, anh chị đi đâu bây giờ?

- Chúng tôi về, tiện đường cùng đi. – Lưu nói.

Lão Thịnh không nói gì, liền lảng sang đường khác. Thu mất tự nhiên, sợ người khác cũng có vẻ quái dị như lão Thịnh, Thu liền chào Lưu, bảo vừa sực nhớ phải đi tì bạn, chưa về ngay.

Chia tay với Lưu, Thu đi đường khác, về theo đường cổng sau của nhà trường. Vừa đến gần tường rào nhà trường Thu chợt nghe có tiếng người gọi. Đúng là tiếng của Ba. Thu quay lại, cảnh giác nhìn quanh, thấy không có ai.

Ba đi tới, cười nói:

- Không phải nhìn, chắc chắn không có ai, nếu có người anh đã không gọi.

Thu đỏ mặt, nói:

- Anh… lên hồi nào?

- Lên sáng nay, không dám vào nhà máy tìm em.

- Đã cuối tuần đâu, làm sao anh đi được?

Anh cười, nói đùa:

- Thế nào, không thích? Không thích thì anh đành phải về, dù sao thì có nhiều người đi với em.

Thu biết vừa rồi anh thấy Thu đi với Lưu, liền giải thích:

- Đấy là anh Lưu, trưởng phòng tuyên truyền của nhà máy, em đang nhờ anh ấy giúp đưa anh trai em về, đi cùng anh ấy một đoạn. – Thu cảnh giác nhìn quanh, sợ có người trông thấy, vội nói: – Anh chờ em ở đình, ăn cơm xong em ra ngay.

Ba lo lắng, nói:

- Em không sợ mẹ tìm à?

- Mẹ em chín giờ mới về.

- Vậy thì chúng mình đi ăn gì đó ở ngoài.

- Em gái em ở nhà, em phải về nói với nó một tiếng.

- Em về nhanh lên, anh chờ ở đình.

Thu vui vẻ về. Vừa bước vào cửa, không nghĩ đến chuyện ăn uống, việc đầu tiên là đi tắm. Hôm nay đúng ngày “bạn thân” đến thăm, Thu sợ xấu hổ, nên cố tính mặc váy màu thẫm, cái váy may bằng thứ vải giảm phiếu rẻ tiền, vải mềm, may váy rất thích hợp. đây là vải trắng, Thu nhuộm đỏ may váy, mặc một thời gian bạc màu, Thu lại nhuộm màu xanh thẫm, thành cái váy mới. Thu mặc váy, lại tìm cái áo ngắn tay Á Dân cho, áo tuy đã mặc nhưng vẫn còn mới, Thu đeo túi xách đựng một ít giấy vệ sinh.

Soạn sửa xong Thu ăn vội vài miếng, nói với em gái:

- Chị đến nhà bạn hỏi việc thế chỗ, em ở nhà một mình có sợ không?

- Không sợ, lát nữa Chung Cầm bạn em đến chơi. – Em gái hiếu kỳ hỏi Thu: – Chị đến nhà bạn nào?

Thu nghĩ, có thể hôm nay mình hơi khác thường nên nó mới thấy lạ. Thu nói:

- Có nói em cũng không biết. Chị đi nhé, chị về ngay.

Thu để em gái ở nhà một mình thấy thương em, nhưng nghe nó nói có bạn đến chơi, nên tự an ủi chỉ đi chốc lát, sẽ về trước khi trời tối.

Thu ra bến đò, cảm thấy rất kích động, có thể coi đây là lần hẹn hò đầu tiên, mấy lần trước chỉ là bất ngờ gặp nhau, không có thời gian soạn sửa. Thu mặc thế này không biết anh có thích không? Thu nghĩ, anh đã từng gặp nhiều người, chắc chắn gặp nhiều người xinh đẹp và ăn mặc đẹp hơn, như Thu vừa không xinh đẹp lại vừa không mặc đẹp, không biết phải làm thế nào để nắm bắt được trái tim anh?

Thu có cảm giác dọc đường mọi người đều nhìn, hình như biết Thu đi gặp bạn trai. Thu rất căng thẳng, chỉ muốn một bước qua sông ngay, qua bên kia sông mọi người không biết Thu là ai.

Sang đến bên kia, vừa bước lên bờ thì đã thấy Ba chờ sẵn, hai người trao ánh mắt, nhưng không ai nói gì, giống như lần trước, đi một đoạn khá xa Thu mới đứng lại chờ anh. Ba đuổi kịp, nói:

- Hôm nay em mặc đẹp quá, không dám nhận. Em cấu anh một cái đi nào, để anh xem mình có phải đang nằm mơ có một người con gái xinh đẹp đang chờ anh?

Thu cười:

- Em nghe quen những lời tâng bốc của anh rồi, không còn nổi da gà nữa. – Thu đề nghị: – Chúng ta đi dọc bờ sông để không gặp mẹ. Mẹ về đi đường này đấy.Hai người chậm bước dọc con đường bờ sông. Thu hỏi:

- Anh ăn cơm chưa?

Anh bảo chưa, đang chờ Thu. Có bài học lần trước, Thu không khách khí, biết anh sẽ có cách mời Thu ăn bằng được, cứ dùng dằng làm mất thời gian, Thu biết mình tiết kiệm thời gian là để làm gì, Thu cảm thấy ăn uống trong nhà hàng rất lãng phí thời gian.

Ăn xong, hai người không đến ngôi đình kia, vì đang là mùa hè, vả lại hãy còn sớm, trong đình có người. Họ ra ngồi bên bờ sông, nơi vắng người qua lại.

Thu hỏi:

- Hôm nay không phải là Chủ nhật, tại sao anh được nghỉ?

- Anh lên liên hệ công tác, định chuyển về thành phố này.

Thu vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng, cố tình hỏi:

- Anh đang làm việc tốt ở đội thăm dò, xin điều về thành phố này làm gì?

Anh cười, nhìn Thu:

- Em không biết à? Anh phải vất vả để được điều về, chẳng hóa ra mất công toi hay sao?

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

46#
Đăng lúc 19-6-2013 09:10:29 | Chỉ xem của tác giả

Chương 30




Thu hỏi:

- Anh định về cơ quan hay đơn vị nào?

- Đang liên hệ, vào đoàn văn công cũng được, cơ quan đơn vị khác cũng được, đâu nhận anh sẽ về đấy, miễn là thành phố K, quét đường phố cũng được. Quét đường trên đảo Giang Tâm, tốt nhất là quét đường phố trước nhà em.

- Trước nhà em không có đường phố, chỉ một con đường rộng chừng hơn một mét, anh cũng không vung nổi cái chổi. – Thu đề nghị: – Anh kéo accordéon chắc chắn sẽ được. Nhưng anh vào đoàn văn công rồi thì sẽ quên hết bạn bè cũ.

- Tại sao?

- Trong ấy có nhiều cô đẹp.

- Trước đây anh ở đoàn văn công đội nhưng anh không thấy các cô gái ở đấy đẹp.

Thu rất cảm phục nhìn anh:

- Hồi xưa anh ở đoàn văn công à? Nhưng tại sao anh không đi chân chữ bát?

Anh phá lên cười:

- Văn công đi chân chữ bát sao? Anh không múa, anh kéo accordéon. Anh thấy em đi chân hơi chữ bát một chút, hay là tại em diễn vũ kịch Bạch Mao Nữ?

Thu gật đầu:

- Hồi còn học tiểu học, bắt đầu em múa chính trong vở múa Cửa sổ hoa, về sau múa nhân vật Hi Nhi. Sau đấy em không thích múa nữa mà chỉ kéo accordéon đệm cho người khác hát. Chờ bao giờ anh vào đoàn văn công thành phố rồi dạy em accordéon, được không?

- Anh được điều về thành phố sẽ dành thời gian dạy em kéo accordéon à?

Thu khó hiểu:

- Không dành thời gian dạy em kéo đàn thì để thời gian làm gì?

Anh không trả lời thẳng, chỉ nồng nhiệt nói:

- Nếu anh được điều về đây, anh có thể thường xuyên gặp được em. Chờ cho em được thế chỗ mẹ, chúng ta ngày ngày gặp nhau, gặp nhau đàng hoàng, đàng hoàng đi với nhau ngoài phố, em có thích như thế không?

Thu cảm thấy cảnh tượng anh vẽ ra hấp dẫn và xa vời như chủ nghĩa cộng sản, hiện thực mà Thu trông thấy đó là:

- Chờ cho em được vào thế chỗ, em làm cấp dưỡng, anh trở thành đoàn viên đoàn văn công, anh… có còn ngày ngày gặp em không?

- Dù em làm cấp dưỡng hay em là lợn của nhà ăn tập thể thì ngày ngày anh vẫn đến tìm gặp em.

Thu cười, mắng anh:

- Đồ chó, anh bảo em là lợn à?

Nói xong, Thu cấu vào cánh tay anh. Anh ngớ ra, Thu cũng ngớ ra, nghĩ bụng tại sao mình lại như thế? Điều ấy giống như những người con gái hư hỏng vẫn viết trong sách đang xàm xỡ gợi tình. Thu sợ anh nghĩ mình thiếu đứng đắn, vội giải thích:

- Em không cố ý, chỉ là…

Anh cười:

- Có gì phải xin lỗi? Anh thích em cấu, cào, cấu lần nữa đi. – Anh kéo tay Thu đặt lên cánh tay mình.

Thu rụt tay lại:

- Anh tự cấu anh đi.

Thấy Thu bối rối, anh không đùa Thu nữa, quay sang hỏi chuyện anh trai Thu:

- Anh trai Thu lao động ở đâu?

Thu nói với Ba nơi anh trai lao động, hỏi đùa:

- Thế nào, anh đưa được anh ấy về đây à?

- Anh đâu có tài như vậy. Nhưng có thêm bạn là có thêm một con đường, biết đâu trong số những người anh quen biết lại có thể giúp? Đáng tiếc, đây không phải là tỉnh A, nếu không người anh quen nhiều lắm.

Thu kể cho anh nghe chuyện anh trai mình và Á Dân, nhưng không kể lại chuyện hai người ngồi trên giường, hình như Thu không thể nói ra nổi. Anh nghe, rồi khen:

- Anh trai em thật may mắn có được người bạn gái tốt như vậy. Nhưng anh còn may mắn hơn anh trai em, vì anh gặp được em.

Tuy nói đã quen với những lời khen của anh, nhưng Thu vẫn thấy ngượng:

- Em… có gì tốt đâu? Lại không như chị Dân bảo vệ anh…

- Em có đấy, nếu cần, chẳng qua bây giờ chưa phải lúc cần thiết. Anh cũng sẽ bảo vệ em, vì em, việc gì anh cũng sẵn sàng làm, dám làm. Em có tin không? – Bỗng anh hỏi: – Tay em tại sao bị thương?

Thu giấu tay trái ra sau lưng:

- Bị thương gì?

- Anh thấy rồi, bảo với anh tại sao, có phải cái lão Thịnh ấy làm gì em?

- Không, lão ấy dám làm gì em à? Lấy dao rạch tay em à? Là do em… dùng dao cạo khẩu hiệu cũ trên tường làm đứt tay.

- Có đúng không có vấn đề gì không?

- Đúng vậy.

- Tay phải em cầm dao cạo bẩn trên tường, làm thế nào để có thể bị thương ở lòng bàn tay trái?

Thu lúng túng, không trả lời nổi.

Anh cũng không hỏi tiếp, chỉ thở dài:

- Muốn bảo em đừng đi lao động nữa, để anh giúp em, nhưng anh không dám nói, sợ nói ra em giận. – Anh nhìn Thu. – Anh sợ em giận, em có sợ anh giận không?

Thu rất thật thà:

- Em cũng sợ anh giận, sợ anh giận rồi không đến với em nữa.

- Ngốc ạ, tại sao anh không đến với em? Cho dù em làm điều gì, cho dù em lạnh nhạt với anh, anh cũng sẽ không giận em, bỏ mặc em, vì anh tin cho dù em làm gì đều là nỗi khổ tâm của em, có cái lí của em. Nhưng điều em nói, anh hiểu và làm theo. Cho nên em đừng nói những điều không thật lòng, vì anh sẽ nghĩ là thật.

Anh nâng bàn tay bị thương của Thu lên, nhẹ vuốt vết thương.

- Còn đau nữa không?

Thu lắc đầu.

Anh hỏi:

- Nếu anh làm tay làm cho người mệt nhoài, em có đau lòng không?

Thu không nói nổi hai tiếng “đau lòng”, chỉ gật đầu, hình như anh vừa có được sự thật, nói rất thẳng:

- Vậy tại sao em lại đi lao động để làm mình bị thương, làm mình gầy đi? Em không biết anh… đau lòng à? Anh nói ấy là nỗi đau trong tim, như có người cầm dao cứa vào tim. Em đã đau như thế bao giờ chưa?

Vẻ mặt anh rất nghiêm túc, Thu không biết phải trả lời như thế nào. Anh nói:

- Chắc chắn em chưa bao giờ đau, cho nên em không biết cái đau là thế nào. Thôi, anh cũng không muốn để cho em nếm cái vị đau ấy.

Thu không biết tại sao hôm nay anh không ôm Thu, chỉ ngồi nói chuyện, còn Thu hôm nay rất muốn được anh ôm, Thu cũng không hiểu tại sao. Thu thấy đằng xa kia có người, có người đang bơi, có người đang đi tới. Thu nghĩ, có thể vì chỗ này không kín đáo cho nên anh không tiện ôm, Thu nói:

- Ở đây có nhiều người, chúng mình tìm chỗ khác anh nhé.

Hai người đứng dậy đi học bờ sông tìm chỗ ngồi, Thu vừa đi vừa nhìn anh, nhìn xem anh có thấy tâm tư mình không, có cười thầm mình không, nhưng trông anh rất nghiêm túc, chắc chắn anh đang nghĩ đến câu chuyện vừa rồi. Đi một quãng xa mới tìm được một chỗ vắng, có thể là chỗ đổ chất thải của nhà máy hóa chất, một dòng nước màu nâu từ một đường ống chảy ra sông, bốc mùi chua chua, có thể vì vậy đoạn sông này không có người qua lại.

Hai người không sợ mũi chua, chỉ sợ người, họ chọn được một chỗ, tìm được một tảng đá sạch, vẫn ngồi vai kề vai. Thu hỏi:

- Mấy giờ rồi?

Anh nhìn đồng hồ:

- Hơn bảy giờ.

Thu nghĩ, ngồi một lúc phải về. Hình như anh vẫn chưa có ý định ôm Thu, phải chăng vì trời quá nóng? Những lần trước anh ôm Thu đều vào lúc trời lạnh.

Thu hỏi:

- Anh sợ nóng à>

- Không sợ.

Anh nhìn Thu, đoán biết ẩn ý trong câu hỏi của Thu, mặt Thu đỏ lên, cảm thấy anh nhìn thấu tâm tư mình, Thu càng muốn che đậy, càng cảm thấy mặt nóng bừng. Anh nhìn Thu một lúc, rồi kéo Thu đứng lên, ôm Thu, khẽ nói:

- Anh không sợ nóng, nhưng… anh không dám…

- Tại sao? Lần trước em đâu có trách anh?

- Anh biết lần trước em không có trách anh, là anh sợ… – Anh không nói hết câu, mà vừa ghé sát tai vừa hỏi nhỏ: – Em… muốn anh… làm thế không?

Thu không dám trả lời, chỉ cảm thấy “bạn thân” đang vui vẻ làm loạn, máu trong cơ thể gia tăng tuần hoàn, có gì đang trào ra. Thu nghĩ, hỏng rồi, phải vào nhà vệ sinh thay giấy.

Anh vẫn ôm chặt Thu, khó hiểu hỏi:

- Có thích như thế này không? Nói cho anh nghe, đừng sợ, thích thì nói thích…

Anh vẫn thì thầm bên tai Thu, hơi thở nóng ấm. Thu ngả đầu, tránh miệng anh. Anh cúi đầu để tóc mơn man trước ngực Thu. Thu cảm thấy “bạn thân” đang vui loạn lên, tưởng như có một sợi gân từ ngực nối liên với nơi nào đó phía dưới, tóc anh cứ mơn man, phía dưới dưới của Thu lại trào ra. Không thể chờ đợi hơn, Thu nói khẽ:

- Em đi nhà vệ sinh.

Anh dắt tay Thu đi tìm nhà vệ sinh, chỉ cảm thấy một cái nhà vệ sinh cũ, xem ra rất bẩn, nhưng không còn cách nào khác, đành phải vào. Quả nhiên rất bẩn, lại không có đèn, rất may bên ngoài trời chưa tối hẳn. Thu vội thay một lớp giấy dày, cố gắng ra nhanh.

Không chờ Thu nhắc, anh ôm chặt lấy Thu. Thu thấy rất lạ, “bạn thân” trước đây mỗi lần đến, một vài ngày đầu rất ít, người uể oải, mỏi lưng, bụng dưới như có một quả bi sắt cứ trĩu xuống, khó chịu, mấy ngày sau mới trào ra, máu ra gần hết, người cảm thấy nhẹ nhàng. Thu biết như vậy cũng không có gì, “bạn thân” của Ngụy Hồng đến làm cho nó mặt tái xanh, đau đớn khóc lóc, phải xin nghỉ học. Tệ hại nhất là mỗi lần hẹn nhau đi đâu đấy, kết quả Ngụy Hồng đau bụng, mọi người phải đưa nó về, mất cả vui.>

Thu không nghiêm trọng đến thế, nhưng vẫn có cảm giác không thoải mái. Hôm nay không biết tại sao anh ôm Thu, cái cảm giác mỏi lưng không còn, quả bi sắt cũng không thấy, hình như những gì trong người cần chảy ra thì đã chảy ra rồi.

Thu nhớ lại mỗi lần Hồng đau bụng, có người an ủi nó, bảo lấy chồng ngủ với chồng sẽ khỏi. Hồi ấy bọn con gái không tin, bảo chả nhẽ con trai là một vị thuốc có thể chữa khỏi bệnh đau bụng hành kinh? Bây giờ Thu có phần tin, con trai là một vị thuốc. Được anh ôm có thể sẽ làm giảm cảm giác khó chịu, nếu ngủ với nhau tất nhiên sẽ không còn đau bụng kinh nguyệt nữa.

Lúc từ nhà ra, Thu không nghĩ “bạn thân” lại đến ngay, đem không đủ giấy, chỉ một chốc là hết, Thu ấp a ấp úng:

- Em đi mua đồ.

Anh không hỏi, theo Thu ra phố, Thu tìm thấy một cửa hàng bán đồ dùng hàng ngày, trên giá có giấy vệ sinh, nhưng bán hàng là một người con trai còn rất trẻ, Thu rất ngượng, cứ chần chừ trước cửa, định không mua, lại sợ chốc nữa sẽ dây ra quần áo, muốn vào mua, nhưng không dám hỏi.

Ba nói:

- Em chờ ở đây, anh vào mua.

Thu chưa kịp hỏi anh mua gì thì anh đã vào cửa hàng. Thu vội tránh sang một bên để trông thấy anh ngượng trước người bán hàng. Một lúc sau anh cầm hai gói giấy vệ sinh đi ra rất tự nhiên. Thu đi tới cầm hai gói giấy, nhét vội vào túi xách. Cái túi không lớn, chỉ nhét vào được một gói, một gói nữa Thu giấu dưới áo ngoài của anh để cái áo che khuất. Đi khỏi cửa hàng một quãng, Thu trách anh tại sao anh không giấu hai bọc giấy dưới áo? Không sợ xấu hổ à?

- Có gì phải xấu hổ? Một hiện tượng tự nhiên, có phải mọi người không biết những chuyện ấy đâu.

Thu nhớ hồi đi học y tế, bệnh viện giảng cho cả lớp nghe về vệ sinh bộ phận sinh dục, khi giảng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, đám con gái rất ngượng, nhưng đám con trai lại rất hào hứng. Có một cậu dùng sợi dây thắt một cái vòng tròn, trên đó có nút thắt, cậu ta xoay vòng tròn để nút thắt lên trên, miệng lẩm nhẩm: “Một chu kỳ”. Lại xoay một vòng nữa, miệng nói: “Lại một chu kỳ”. Thu không biết có phải Ba cũng đã học được những điều ấy

Cho dù anh biết, Thu cũng không sợ. Thu ghé tai anh, nói vì anh “như vậy”, cho nên Thu không thấy cái “quả bi sắt”, không cảm thấy khó chịu như mọi lần.

Anh vui mừng ngạc nhiên, nói:

- Thật không? Coi như anh cũng có ích cho em đấy chứ? Vậy sau này mỗi lần em “như thế”, anh sẽ giúp em vứt bỏ cái “quả bi sắt” ấy đi nhé?

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

47#
Đăng lúc 19-6-2013 09:12:09 | Chỉ xem của tác giả

Chương 31





Hôm sau, Thu đến làm ở nhà máy giấy, tuy biết công việc ở Phòng Tuyên truyền vẫn chưa xong, nhưng theo quy định đối với lao động phụ, Thu vẫn phải đến gặp lão Thịnh gù chờ phân công, Thu đến phòng công cụ kiêm văn phòng của lão ta, nhưng lão ta làm như không trông thấy Thu, bận rộn phân công công việc cho những người khác. Chờ đến lượt, lão ta mới nói với Thu:

- Hôm nay không có việc cho cô, cô về nghỉ, có việc tôi sẽ gọi.

Thu nghe, bỗng ngơ ngác, nói:

- Ý bác là…cho cháu nghỉ việc à? Anh Lưu phòng tuyên truyền bảo cháu hôm nay tiếp tục làm…

Lão ta nói:

- Anh ấy bảo cô tiếp tục làm, tại sao không đến gặp anh ấy, tìm tôi làm gì?

Thu thấy lão ta gây khó dễ, bực mình nói:

- Bác là bên A, quản lý công việc của cháu, nên cháu mới đến tìm. Cháu giúp việc cho anh Lưu cũng là do bác phân công.

- Tôi bảo cô đi làm báo bảng, có bảo cô đi chơi phố với anh ấy đâu?

- Cháu đi chơi phố với anh ấy bao giờ?

Lão ta hình như tức giận hơn cả Thu:

- Tôi cứ nghĩ cô là đứa con gái đứng đắn cơ đấy, trước mặt tôi làm ra vẻ đứng đắn lắm. Cô muốn làm với ai thì làm, tôi ở đây không cần cô nữa. – Thấy Thu nhìn mình bằng con mắt phẫn nộ, lão ta liền nói: -Cô không đi à?Cô không đi thì tôi đi, tôi đói lắm rồi, phải đi ăn đã. – Nói xong, lão đi về phía nhà ăn.

Thu bị bỏ lại đấy cảm thấy xấu hổ vô cùng, chỉ giận một nỗi hôm trước đã đi rồi còn quay trở lại làm việc, thật không ra sao. Nếu hôm ấy Thu nghỉ hẳn, không bị bà Đồng đến khuyên, sẽ không bị xấu hổ vì bị bỏ lại giữa đường. Thu biết, lão Thịnh sẽ đến nói này nói nọ với bà Lí, nói xấu Thu với Lưu, làm cho Thu mất mặt.

Thu giận run lên, chỉ muốn tìm một nơi nào đấy để tố cáo lão ta, nhưng sự việc đã qua mấy ngày rồi bây giờ đi tố cáo càng không có chứng cứ, lão ta chỉ cần một câu nói là tẩy sạch bản thân: “Nếu tôi làm gì cô ấy, tại sao cô ấy còn quay lại làm?”

Thu nghĩ đứng đây cũng không làm gì, để lão ta trông thấy cho rằng mình không có việc của lão ta thì không sống nổi. Thu nén giận ra khỏi cổng nhà máy, về nhà sẽ nghĩ cách. Thu đến trước tấm báo bảng của nhà máy chợt trông thấy Lưu, cô cũng không chào hỏi, cứ lặng lẽ bỏ đi.

Vừa ra đến cổng thì thấy Trương Nhất tay cầm quẩy, vừa đi vào nhà máy vừa ăn. Thấy Thu, Nhất lấy làm lạ, hỏi:

- Thu, tại sao không đi làm?

Thu ấm ức nói:

- Bị bên A đuổi việc.

Nhất đứng sững, hỏi:

- Tại sao?

Thu nói:

- Thôi, không liên quan đến Nhất, Nhất đi làm đi.

- Tôi không bận gì, vừa tan ca đêm, không muốn ăn sáng ở nhà ăn, ra đây ăn rồi về đi ngủ. Thu nói xem có chuyện gì, tại sao lại bị đuổi việc?

Không kìm giữ nổi, Thu nói những chuyện của lão Thịnh, nhưng chuyện bỉ ổi nhất thì Thu nói không rõ ràng.

Nhất nổi nóng, ném cái quẩy đang ăn dở cầm trên tay xuống đất, xé một tờ khẩu hiệu dán trên tường lau tay, kéo Thu vào nhà máy:

- Đi, để tôi tính nợ với cái lão Thịnh gù, hai hôm nay xương cốt lão đau đang muốn tôi đấm.

Thu thấy Nhất hung hăng như muốn đánh nhau, cô sợ, giống như hồi nhỏ, vội nắm tay Nhất không cho anh đánh nhau. Nhất vùng khỏi tay Thu nói:

- Thu sợ gì? Tôi không sợ, cái loại người ấy thích cứng không thích mềm, càng sợ lão ta càng làm tới. – Nói xong, Nhất nộ khí xung thiên đi vào nhà máy.

Thu không biết phải làm thế nào, hồi nhỏ không lôi nổi Nhất, bây giờ càng không lôi nổi, đành đi theo Nhất vào trong nhà máy, nghĩ bụng, nếu hôm nay xảy ra việc gì thì thật là làm hại Nhất. Thu thấy Nhất nói chuyện với ai đó, hình như hỏi lão Thịnh ở đâu, rồi anh đi thẳng vào nhà ăn. Thu chạy theo, vừa đến cửa nhà ăn đã nghe thấy tiếng cãi nhau trong đó.

Thu vào, thấy Nhất đang nóng nảy xô đẩy lão Thịnh, hét to:

- Này lão gù, tại sao lại đuổi việc bạn tôi? Muốn chết à? Hay là hai hôm nay ngứa thịt?

Trông lão Thịnh rất đáng thương, miệng nhắc đi nhắc lại:

- Có chuyện gì, có chuyện gì…

Nhất túm áo ngực lão Thịnh, lôi ra ngoài nhà ăn:

- Đi, đến cái nơi lão gây ra tội ác, tôi sẽ nói…

Nhất lôi lão ta đến chân tường rào phía nam nhà máy, dọc đường rất nhiều người ngạc nhiên nhìn theo, nhưng không ai muốn dây chuyện, có mấy người xì xào “đánh nhau, đánh nhau, gọi bảo vệ”. Nhưng họ chỉ nói chứ không làm, không ai đi gọi bảo vệ, chỉ có Thu sợ hãi đi theo sau bảo Nhất thôi đi.

Đến gần bức tường, Nhất chỉ thẳng vào mặt lão Thịnh, mắng:

- Lão là cái đồ lưu manh khốn nạn, lừa bạn học của ông, còn muốn sống nữa không?

Lão Thịnh cố chống đỡ:

- Tôi…đâu dám làm gì cô ấy, anh đừng nghe cô ấy nói nhảm, cô ấy không đứng đắn…

Nhất bước tới, đạp vào chân lão Thịnh một cái, lão “ối a” rồi quỵ xuống, tiện tay vớ cục gạch, định ném vào đầu Nhất, Thu hốt hoảng kêu lên:

- Cẩn thận, ông ấy đang cầm gạch.

Nhất bẻ quặt cánh tay lão Thịnh, dùng chân và đầu gối đá cho lão mấy cái, miệng chửi lão, làm Thu sợ, phải kêu lên:

- Thôi, cẩn thận!

Nhất dừng tay, dọa:

- Ông bảo cho mà biết, lão là cái đồ lưu manh, ức hiếp bạn học của ông, lão phải biết ông đây là ai?

Lão Thịnh vẫn già mồm:

- Thật tình tôi đâu có ức hiếp cô ấy, anh không tin cứ hỏi cô ấy, tôi đâu có đụng ngón tay vào người cô ấy.

- Ông đây còn phải hỏi à? Mắt ông trông thấy, mẹ kiếp đồ con lợn, vẫn còn già mồm, chắc muốn ông tống cho lão mấy quả! – Nhất giơ nắm đấm.

Lão Thịnh đưa hai tay ôm đầu, kêu to:

- Anh bảo tôi phải làm thế nào? Anh không cho tôi đuổi việc cô ấy à? Tôi để cô ấy trở lại làm việc là được rồi chứ, anh đánh tôi, liệu có thoát nổi không?

- Ông đây muốn đánh lão cho sướng tay, không cần biết có thoát hay không thoát. – Nhất buông lão Thịnh ra. – Mẹ kiếp, biết thân biết phận thì sửa chữa, coi như cứu được cái mạng, nếu không hôm nay cho lão chết, ông đây sẽ ra đầu thú. Nói nhanh, hôm nay phân công cô ấy làm gì, nói nhanh để ông đây còn về ngủ.

Lão Thịnh nói nhỏ với Thu:

- Cô lên giúp anh Lưu.

Lão thịnh đi rồi Thu mới nói với Nhất:

- Cảm ơn Nhất, tôi cứ sợ Nhất vì chuyện này mà gấy rắc rối.

- Thu yên tâm, lão ta không dám làm gì đâu, cái loại người hèn hạ như lão ta không bị đòn không biết thế nào là lễ độ. Thu lên giúp anh Lưu đi, nếu sau này cái lão Thịnh gù ấy có giở trò gì thì bảo với tôi.

Mấy ngày sau đấy Thu cứ thấp thỏm sợ lão Thịnh tố giác Nhất, nhưng rồi không có chuyện gì, Thu nghĩ lão Thịnh đúng là kẻ hèn hạ.

Thu cảm thấy như mình mắc nợ Nhất, không biết phải trả ơn thế nào, sợ Nhất đòi Thu làm bạn gái. Nhưng Nhất không có gì tỏ ra khác thường, gặp nhau ở đâu là chào hỏi, có lần anh bê cả cơm trưa ra ngồi ăn, nói chuyện với Thu, hoặc xem Thu viết báo bảng, nghe nói chữ Thu rất đẹp, vẽ đẹp, anh giới thiệu Thu là bạn học với mình, hồi nhỏ ngồi cùng bàn, hai người là “một giúp một, một cặp học giỏi”. Nhất không đòi Thu làm bạn gái Thu mới yên tâm.

Lão Thịnh trở nên thật thà hơn, ngoài việc phân công lão ta không dám nói chuyện với Thu. Công việc phân cho Thu nặng hơn mọi người, nhưng Thu thà làm như thế còn hơn được ưu ái.

Thu hẹn gặp Ba ở bờ sông, lần đầu tiên anh thấy Thu cho áo vào trong váy, liền nói nhỏ vào tai Thu:

- Em mặc thế này đẹp lắm, eo nhỏ, ngực càng to.

Xưa nay Thu cảm thấy ngượng vì ngực to, hình như đám bạn gái Thu quen biết đều thế cả, cô nào cũng mặc áo nịt kiểu áo lót, ép ngực xuống thật thấp, cô nào lúc chạy bộ ngực rung rinh đều bị chê cười. Cho nên nghe Ba nói như vậy, Thu không vui, giải thích:

- Của em đâu có to? Tại sao anh như lão Thịnh gù cũng nói với em như thế ?

Anh hỏi ngay:

- Lão gù nói gì với em?

Thu đành kể với anh chuyện kia, nói cả chuyện Nhất đánh lão Thịnh gù. Thấy mặt Ba tái đi, răng nghiến chặt, ánh mắt nảy lửa như Nhất, Thu lo lắng:

- Tại sao anh lại phải nổi nóng lên như vậy?

Anh buồn rầu nói:

- Em là con gái, không hiểu nổi tâm trạng con trai khi nghe nói bạn gái của mình bị người đàn ông khác trêu ghẹo, ức hiếp đâu.

- Nhưng lão ta vẫn chưa làm gì được em.

- Lão ấy dồn ép em phải nhảy tường, em còn nói chưa bị lão ấy làm gì? Nếu em nhảy xuống bị thương, ngã chết thì thế nào?

Điệu bộ của anh khiến Thu sợ, Thu trấn an anh:

- Anh yên tâm, lần sau lão ta như thế em sẽ không nhảy tường nữa, em đẩy lão xuống.

Anh nghiến răng nói:

- Có lần sau? Vậy lão ta không muốn sống.

Thu sợ anh đi tìm lão Thịnh gấy rắc rối, nên cứ dặn đi dặn lại

- Chuyện đã qua rồi, anh đừng tìm lão ấy làm gì, để khỏi dính vào lão, đừng vì cái lão Thịnh khốn nạn ấy mà ngồi tù oan.

Giọng anh khàn khàn:

- Em yên tâm, anh không gấy rắc rối đâu, nhưng anh lo cho em, sợ lão ấy hoặc người khác ức hiếp em. Anh lại không ở gần để bảo vệ em được, anh cảm thấy mình thất vô dụng

- Tại sao lại bảo anh vô dụng? Anh ở xa…

- Anh chỉ mong sớm được điều về thành phố này để ngày nào cũng có thể trông coi em. Bây giờ ở xa, ngày nào cũng lo người khác ức hiếp em, lo em ốm, bị thương, không đêm nào ngủ yên, lúc đi làm cứ buồn ngủ, lúc ngủ lại nhớ đến em…

Thu rất cảm động, lần đầu tiên chủ động ôm anh. Anh đang ngồi, Thu áp sát trước mặt anh, anh dựa đầu vào ngực Thu, nói:

- Muốn được ngủ một giấc thế này lắm.

Thu nghĩ, nhất định buổi tối anh không được ngủ yên, ban ngày bận công việc, quá mệt. Thu ngồi bên anh, để đầu anh gối lên đùi Thu mà ngủ. Anh nằm ngoan ngoãn, gối lên đùi Thu, chỉ một lúc là ngủ thiếp đi. Thu xót xa thấy anh rất mệt, ngồi yên không dám động, nhìn anh ngủ, sợ anh tỉnh giấc.

Gần tám giờ rưỡi Thu không thể không đánh thức anh, bảo phải về, sợ mẹ không thấy lại lo lắng. Anh nhìn đồng hồ, hỏi:

- Vừa rồi anh ngủ a? Tại sao em không gọi anh dậy? Em… phải về rồi, anh xin lỗi.

Thu cười

- Có gì phải xin lỗi? Hai người được gần bên nhau là thích rồi, chả nhẽ anh có việc gì chưa hoàn thành?

Anh cười gượng:

- Không có việc gì, nhưng để gặp nhau không dễ. Vậy mà anh lại ngủ thiếp đi. – Anh hắt hơi mất cái, hình như mũi bị ngạt, giọng cũng khàn khàn.

Thu sợ, vội xin lỗi:

- Vừa rồi lẽ ra phải có cái gì đó để đắp cho anh. Chắc chắn anh bị ngủ lạnh, bên sông gió to, ngồi trên tấm đá càng lạnh hơn. –Anh ôm Thu. – Anh ngủ say lại được em xin lỗi? Em nên đánh anh mới phải. – Nói xong anh lại hắt hơi, vội quay mặt tự giễu. – Lâu nay không tập luyện, người yếu như sên…

Thu nói:

- Có thể vừa rồi bị lạnh, anh về nhớ uống thuốc nhé.

- Không sao, anh ít ốm, mà ốm cũng ít uống thuốc.

Anh đưa Thu về, Thu bảo anh đừng sang sông, vì mẹ lúc này cũng trên đường về, sợ gặp mẹ. Anh không yên tâm, nói:

- Trời tối rồi anh không yên tâm để em một mình qua sông. – Thu nói với anh. – Nếu không yên tâm, anh đứng bên này sông tiễn em.

- Vậy là hai người chia tay ở hai bờ sông, Thu cố đi sát bờ sông, như vậy ở bên kia bờ anh có thể trông thấy. Anh mắc cái áo lót trắng, tay cầm sơ mi trắng. Đi một đoạn Thu đứng lại, nhìn bên kia sông, thấy anh cũng đang đứng lại, hai người đứng ngang hàng. Anh giơ cái áo trắng cầm trong tay lên huơ huơ mấy vòng

Thu cười, muốn nói: anh đầu hàng đấy à? Tại sao lại vẫy cờ trắng? Nhưng Thu biết cách xa như vậy anh không thể nghe thấy. Thu lại đi một quãng, lại dừng bước, trông thấy anh cũng đứng lại, lại giơ cái áo trắng lên vẫy vẫy. Hai người lúc đi lúc đứng cho đến của trường học của Thu. Thu đứng lại lần cuối nhìn anh, muốn chờ anh đi rồi mới vào trường, nhưng anh vẫn đứng đấy. Thu vẫy tay anh, ý nói anh đi tìm nhà trọ đi. Anh cũng đứng bên kia sông vẫy tay với Thu, có thể bảo Thu vào trước đi.

Rồi Thu thấy anh đưa hai tay lên, không phải vẫy, mà giơ cả hay tay, hình như muốn ôm Thu. Thu thấy chung quanh không có người, cũng giơ hai tay lên với anh, hai người cùng giơ tay đứng hai bên bờ sông, giữa là dòng nước đục ngầu ngăn cách. Bỗng dưng Thu muốn khóc, vội quay người, chạy nhanh vào trường, nấp sau cánh cổng nhìn anh.

Thu thấy anh vẫn đứng kia, giơ hai tay, phía sau lưng anh là bờ sông dài, trên đầu là đèn đường buổi tối, anh mặc áo trắng, trông rất nhỏ bé, cô đơn, buồn thương.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

48#
Đăng lúc 19-6-2013 09:13:11 | Chỉ xem của tác giả

Chương 32




Đêm hôm ấy Thu ngủ không yên giấc, mơ rất nhiều, những giấc mơ có liên quan đến Ba, lúc mơ thấy anh ho, cuối cùng anh khạc ra máu, lúc lại mơ thấy anh đánh nhau với lão Thịnh gù, đâm chết lão ta. Trong mơ Thu nghĩ, nếu đây là giấc mơ thì tốt.

Cuối cùng Thu thức giấc, biết chắc là mơ, thở phào nhẹ nhõm. Trời vẫn chưa sáng, nhưng Thu không sao ngủ lại nổi. Thu không biết tối hôm qua anh có tìm được nhà trọ không,anh nói có lúc anh không có giấy tờ công tác nên không tìm được nhà trọ, vậy là ngồi ở ngôi đình kia suốt đêm. Trước nửa đêm trong đình còn có người hóng mát, sau nửa đêm chỉ còn một mình anh, ngồi nhớ Thu.

Thu không biết đến bao giờ mới lại được gặp anh, hai người không có cách nào hẹn thời gian, nhưng Thu tin anh có cơ hội nhất định đến với Thu. Trước kia Thu cứ sợ anh biết mình nhớ anh, anh sẽ lại chơi trò không đến thăm, bây giờ Thu biết anh không phải là con người như thế. Khi anh biết Thu cũng muốn gặp anh, anh càng dũng cảm, vượt qua khó khăn để đến gặp Thu.

Buổi sáng Thu đến nhà máy giấy làm việc, vãn như thường lệ phải vào phòng lão Thịnh để chờ phân công, nhưng của phòng lão đóng chặt. Thu ngồi ngoài chờ, rất đông người chờ lão, tất cả đều ngồi ngoài cửa.

Có người nói đùa:

- Bên A tối hôm qua đánh trận đêm với người nhà, mệt mỏi không dậy nổi. Chỉ cần lão ấy tính công cho bọn ta, lão đến lúc nào cũng được, càng đến muộn càng tốt.

Lại có người nói:

- Ông gù chết ở trong phòng rồi chăng? Nghe nói nhà ông ấy không có ai, sống một mình, có chết trong nhà cũng không ai biết. Tại sao ông ta không lấy vợ nhỉ?

Một chị trung niên có biệt hiệu “mắt hí” nói:

- Tôi làm mối cho ông ấy một cô bên sông, nhưng lão gì chê, bảo bên kia sông hộ khẩu nông nghiệp. Thật không biết mình là ai, liệu người ta hộ khẩu nông nghiệp có lấy lão không? Người thì xấu, không biết sống được bao lâu.

Cho đến tám rưỡi vẫn không thấy lão đến. Mọi người bắt đầu hoang mang, sợ lỡ việc hôm nay. Mấy người bàn nhau đi tìm người nhà máy, xem có ai biết chuyện gì đã xảy ra.

Một lúc sau, nhà máy cử một ông trưởng phòng gì đó đến nói:

- Ông Thịnh hôm qua bị đánh, hôm nay không đến được. Tôi không biết ông ấy phân công cho mọi người như thế nào, không thể bố trí công việc hôm nay, mọi người về nghỉ, ngày mai lại đến.

Mọi người ồn à cổng, nói hôm nay không làm việc thì nên thông báo sớm, nửa ngày rối mới nói, làm lỡ công lỡ việc.

Thu nghe nói lão Thịnh bị đánh, lòng những lo lắng, Thu nghĩ nhất định lão ta bị Ba đánh. Nhưng tối hôm qua anh đưa Thu về tận cổng trường vẫn còn đứng hồi lâu. Lúc ấy đã hết đò ngang chưa? Hay là anh bơi qua sông sang đảo Giang Tâm, đánh lão Thịnh?

Thu nghĩ, nếu anh bơi qua sông là hoàn toàn có thể, vì Thu cũng có thể bơi qua đoạn sông này, anh thì bơi rất dễ dàng. Tối hôm qua anh đứng bên bờ sông giơ hai tay vẫy Thu, đứng rất lâu, phải chăng vĩnh biệt Thu? Có thể anh biết việc mình làm sẽ ngồi tù, cho nên đứng bên bờ sông lưu luyến không muốn rời để nhìn Thu lần cuối?

Thu cảm thấy trái tim mình đang sưng tấy, chỉ muốn tìm một người biết chuyện để hỏi cuối cùng người đánh lão Thịnh gù có bị bắt không. Thu không biết tìm ai để hỏi, hay là đi hỏi anh Lưu ở phòng tuyên truyền có biết không?

Lưu nói:

- Tôi cũng vừa mới biết, chỉ nghe ông ta bị đánh, còn nữa không biết gì. – Thấy Thu lo lắng, căng thẳng, anh tò mò hỏi: – Ông Thịnh này làm nhiều người tức giận, không nghĩ cô lại lo lắng cho ông ấy như thế.

Thu không còn tâm tư nào để giải thích, chỉ nói qua loa vài câu rồi bỏ đi tìm Nhất.

Nhất vẫn đang ngủ, bị người cùng phòng đánh thức, anh giụi mắt chạy ra hành lang. Thu hỏi liệu có thể ngồi đâu đó để nơi chuyện. Nhất lập tức theo Thu đi, hai người tìm một chỗ yên tĩnh, Thu hỏi:

- Nhất có nghe nói, tối hôm qua ông Thịnh bị đánh không, hôm nay ông ta không đi làm.

Nhất phấn khởi:

- Thật không? Ai đánh? Đánh ác hơn tôi chứ?

Thu có phần thất vọng:

- Thu cứ nghĩ là Nhất đấy.

- Tại sao Thu lại nghĩ là tôi? Hôm qua tôi làm ca đêm.

Thu hoàn toàn thất vọng, nói:

- Thu sợ lần trước Nhất muốn dạy cho ông ta một bài học, Thu lo vì chuyện ấy mà Nhất gây… rắc rối.

Nhất rất cảm động:

- Thu khỏi phải lo cho tôi. Từ sau ngày vào nhà máy tôi chưa đánh nhau bao giờ, lần ấy là vì lão ta ức hiếp Thu nên tôi mới ra tay. Thu…rất tốt…với tôi, từ hồi tiểu học Thu đã giúp tôi.

Thu nhớ lại trước đây chỉ mong Nhất bị ốm, cảm thấy xấu hổ:

- Có gì gọi là giúp, chỉ là nhiệm vụ thầy giáo giao.

“ Thu có nhận ra không, hồi ấy tôi chỉ nghe lời một mình Thu, cho nên thầy giáo giao tôi cho Thu giúp đỡ”.

Không biết nên vui hay nên buồn, Thu nghĩ: hồi ấy tôi không lôi kéo nổi Nhất, vậy mà nói chỉ nghe lời một mình tôi. Nghe lời mà thế, không nghe lời thì thế nào?

Nhất hỏi:

- Hôm nay Thu không đi làm à? Vậy chúng ta đi xem phim nhé?

Thu vội từ chối:>

- Nhất vừa tan ca đêm, về ngủ đi, kẻo tối nay buồn ngủ.

Nhất nói:

- Bây giờ tôi về ngủ. Thu thấy đấy, đến giờ tôi vẫn nghe lời Thu. – Nói xong, Nhất về ngủ, Thu cũng về nhà.

Về nhà Thu đứng ngồi không yên, trước mắt cứ hiện lên hình ảnh Ba bị công an bắt trói đem ra pháp trường. Thu sợ hãi, thầm trách đầu óc anh tại sao nóng như thế? Có đáng để anh đổi sinh mạng với lão Thịnh gù? Ngay cả chuyện ấy mà anh cũng không nghĩ ra?

Nhưng Thu tự trách mình nhiều hơn: tại sao mình nhanh mồm nhanh miệng bảo với anh ấy chuyện ấy? Nếu mi không nói, anh ấy đâu có biết? Bây giờ thôi rồi, chuyện phức tạp rồi, nếu Ba bị bắt ấy là do mình làm hại.

Thu muốn ra đồn công an để nhận tội, bảo mình gây ra, vì lão Thịnh gù trêu ghẹo, Thu buộc phải đánh ông ta.Nhưng chắc chắn công an sẽ không nghe, chỉ hỏi hôm qua đánh nhau ở đâu, Thu sẽ không trả lời nổi, hơn nữa lão Thịnh biết người đánh lão là nam hay nữ.

Trong lòng Thu chỉ mong Nhất đánh, nhưng hôm qua Nhất đi làm ca đêm, hơn nữa trông anh hôm nay không có vẻ gì vừa đánh nhau xong, như vậy chỉ có thể là Ba. Nhưng sự việc qua rồi, Nhất cũng đánh lão, như vậy cũng được rồi thôi? Việc gì Ba phải đánh lão ta nữa?

Thu nhớ Ba nói “còn lần sau nữa à? Như vậy lão ta cũng không muốn sống”. Anh nghiến răng nói câu ấy khiến Thu có cảm giác nếu có mặt lão Thịnh gù ở đấy, chắc chắn anh sẽ cho lão mấy quả đấm vào mặt. Có thể anh sợ “lần sau” cho nên tối hôm qua mới bơi qua sông dạy cho lão Thịnh gù một bài học ngăn ngừa hậu họa.

Thu không có cách nào ngồi yên ở nhà, cô đến nhà máy nghe ngóng tin tức. Người trong nhà máy biết chuyện mỗi lúc một nhiều hơn, hình như lão Thịnh cũng bị nhiều người ghét, nghe nói lão bị đánh không một ai tỏ ra đồng tình, cũng không ai bất bình, cho dù không vui mừng trước đau khổ của người khác, mà chỉ coi như câu chuyện thú vị nói cho nhau nghe>

Có người nói:

- Chắc chắn người đánh hận lão ta lắm, nghe nói bị đánh vào chỗ hiểm, bị đá mấy cái vào hông, chân cũng bị đau. Xem ra lão ngấm đòn, có thể bị vỡ cả trứng, tuyệt đường con cái.

Lại có người nói:

- Lão Thịnh gù đâu phải đối thủ của anh kia? Anh kia cao ít nhất một mét tám, lão Thịnh cao bao nhiêu? Có đến một mét sáu nhăm không nhỉ? Anh kia không cần ra tay, chỉ đè lên người lão cũng đủ chết.

Thu nghe mọi người bàn tán biết rằng lão Thịnh chưa chết, chỉ cần lão ta chưa chết thì Ba cũng không bị tử hình. Nhưng Thu nghĩ, nếu lão ta không chết, lão ta có thể nói ra người đánh lão như thế nào, như vậy lão chết đi còn hơn. Nhưng Ba là con người thông minh, chẳng nhẽ anh để cho lão ta thấy mình? Nếu như không có ai trông thấy, người khác làm sao biết người đánh cao bao nhiêu?

Thu nghe nói “một mét tám” biết chắc đấy không phải là Nhất. Trong tiềm thức Thu mong Nhất là người đánh lão Thịnh gù. Tuy Nhất nói không phải là anh, hơn nữa anh đi làm ca đêm, nhưng ca đêm phải mười hai giờ mới bắt đầu, Nhất có thể đánh lão ta rồi mới đi làm.

Thu biết mình nghĩ như vậy là rất xấu, rất nhục nhã, nhưng Thu hi vọng như vậy, có thể Ba không phải vào tù, không bị tử hình. Nhưng Thu nghĩ, nếu là Nhất đánh, thì anh cũng vì Thu mà đánh, lẽ nào Thu có thể mở mắt nhìn Nhất vào tù hay bị tử hình mà không chút buồn đau?

Thu biết mình cũng rất buồn, thậm chí để trả ơn Nhất mà xa Ba, sẽ mãi mãi chờ Nhất. Thu cảm thấy thần kinh của mình có thể chịu đựng nổi sự giày vò vì việc Nhất phải ngồi tù, nhưng không thể chịu đựng nổi sự giày vò nếu là Ba phải ngồi tù. Thu vừa chửi mắng mình, vừa hi vọng, thậm chí có ý nghĩ kỳ lạ muốn khuyên Nhất nhận tội thay. Thu có thể hứa hôn với Nhất, chỉ cần anh gánh trách nhiệm. Vấn đề ở chỗ hiện tại Thu vẫn chưa biết sự việc ra sao, ngay cả việc nhận tội cũng không biết phải thế nào.

Hôm sau, đến nhà máy rất sớm ngồi chờ trước của văn phòng của lão Thịnh gù, cô cũng không biết mình đang chờ gì. Có việc làm hay không lúc này với Thu không quan trọng, quan trọng là nghe ngóng tình hình, nói gọn một câu: Ba có bị bắt hay không, công an có biết anh đánh lão ta?

Một lúc sau, lao động tạm thời lục tục kéo đến, sôi nổi nhất vẫn là chuyện lão Thịnh gù bị đánh.

“Mắt híp” xưa nay vẫn được coi là người thạo tin xuất hiện, lúc này cũng không ngoài tin tức có liên quan, chị ta nói chắc như đinh đóng cột:

- Bị đánh ở ngay của nhà, lão ta vừa đi hóng mát về, anh kia từ trong bóng tối nhảy ra, dùng một cái bao tải trùm đầu lão, vậy là tay đấm chân đá một hồi. Nghe đâu người kia không lên tiếng, chắc chắn đấy là người quen nếu không cần gì phải trùm đầu lão ta, hơn nữa không dám để lão nghe thấy tiếng.

Một chị trung niên được mệnh danh là “Tần điên” nói:

- Anh kia là bộ đội, không biết người thế nào.

Chị này cũng có cảm tình với bộ đội, vì chị đã từng “nhấn chìm” một anh đội trưởng đội tuyên truyền quân đội, kiếm được một đứa con riêng.

Có người nói đùa:

- Có phải cái anh đội trưởng của chị không? Chắc chắn bên A đã kiếm chác được gì ở chị nên mới bị anh bộ đội trả thù.

Chị “Tần điên” cũng không giải thích, chỉ cười khúc khích, hình như sợ người khác không nghi anh bộ đội của mình:

- Đàn ông đánh nhau sống chết cũng chỉ vì phụ nữ. Bên A bị đánh, chắc chắn vì ai đó trong chúng ta. – Nói xong, chị ta liếc nhìn đám đàn bà con gái đang ngồi đây.< />

Chị “Tần điên” có cặp mắt cho dù người ngồi ngay trước mặt nhưng cũng phải nghiêng người ghé nhìn, mọi người bảo chị ta là “điên dâm”, là “hoa liễu”.

Thu nghe chị “Tần điên” nói vậy, trong bụng rất sợ, sợ bà Đồng nói ra chuyện hôm trước. Nếu mọi người biết chuyện lão Thịnh gù chọc ghẹo Thu, rất có thể nghi bạn trai hoặc anh trai Thu. Tuy không ai biết Thu có bạn trai, nếu công an vào cuộc điều tra, liệu có điều tra ra không?

Thu vẫn tin rằng, muốn người khác không biết, từ phi mình không biết, người phạm pháp không thoát khỏi tay công an. Chưa bao giờ nghe nói, người đánh bị thương người khác cả đời không bị phát hiện, cả đời không bị trừng trị. Bình thường Thu đã nghe nói ai đó gây án với những thủ đoạn vô cùng thâm độc, nhưng cuối cùng cũng bị công an bắt.

Cho đến gần chín giờ, nhà máy cử một người đến, thông báo trong mấy ngày tới sẽ do bác Khuất phân công công việc, ông Thịnh khỏi sẽ tiếp tục công tác. Bác Khuất phân công Thu đến giúp bác sửa chữa một nhà máy hư hỏng, cũ nát vì từng dùng lâu ngày.

Trong lúc làm việc, Thu hỏi bác Khuất bao giờ bên A sẽ đi làm, bác Khuất cho hay:

- Tôi cũng không biết, nhưng nhà máy bảo tôi làm việc này một tuần lễ.

Thu nghĩ, vậy là lão Thịnh gù phải một tuần nữa mới đi làm. Thu nói:

- Hôm nay bác có đến thăm bác Thịnh không, tình hình sức khỏe của bác ấy thế nào? Bị thương có nặng lắm không?

- Phải mươi ngày, nửa tháng may ra mới khỏi.

- Bác có ai nghe nói ai đánh bác ấy không? Mà tại sao bá Thịnh lại bị đánh?

- Cũng nhiều tin đồn lắm, có người bảo bác ấy trừ tiền công của ai đó. Có người nói bác ấy chọc ghẹo ai đó, bị người ta đánh, không biết đấy là ai. Cũng có thể đánh nhầm đối tượng.

- Có bắt được người đánh bác ấy không?

- Hình như không. Nhưng cô đừng sốt ruột, rồi sẽ bắt được, có điều sớm muộn gì thôi.

Thu đứng sững sờ, bác Khuất bảo sẽ bắt được người đánh, chứng tỏ công an đang tìm, vậy là Ba khó thoát khỏi lưới pháp luật. Lòng Thu như dao cắt, đứng sững sờ, không dám khóc, cũng không dám nói gì thêm. Thu nghĩ, nếu Ba bị bắt, bị tuyên án, vậy là Thu phải vĩnh viễn đợi chờ, ngày nào cũng đi thăm nuôi, cầu mong anh không bị tử hình, như vậy anh sẽ có ngày được tha. Thu có thể chờ anh suốt đời, chờ anh ra tù, Thu sẽ chăm sóc anh suốt đời.

Thu tự an ủi: anh sẽ không bị tử hình, vì lão Thịnh không chết, tại sao bắt anh phải đền mạng? Nhưng lại nghĩ, nếu gặp lúc cần “nghiêm trị” thì vẫn có thể. Anh trai của một đứa bạn Thu vì cướp một trăm năm mươi đồng, nhưng vào lúc “nghiêm trị” vậy là tử hình!

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

49#
Đăng lúc 19-6-2013 09:14:24 | Chỉ xem của tác giả
Chương 33




Thu mạnh dạn hỏi:

- Có phải…công an đã tìm ra đầu mối rồi không? Làm sao bác biết sớm muộn gì cũng bị bắt?

- Tôi đâu phải là công an, làm sao biết bắt được hung thủ hay chưa? Ấy là thấy cô sốt ruột cho bên A, nói để cô yên tâm. Nhiều vụ không bắ, chân tôi bị người ta đánh què, tôi biết rõ hung thủ, trình báo với công an, họ có bắt không? Cho đến bây giờ cũng không bắt được, hung thủ đến nay chạy đâu mất, Anh là dân thường, liệu ai mất công bắt hung thủ cho anh?

Tin tức ấy làm Thu vui, tuy rất không công bằng với bác Khuất, nhưng lúc này Thu rất muốn được nghe những chuyện lọt lưới pháp luật, được nghe càng nhiều Thu càng thấy khả năng Ba trốn thoát càng lớn.

Hôm ấy, Thu như người mất hồn, lúc nào cũng lo Ba bị bắt. Về sau nghe nói, lão Thịnh gù không đi trình báo, có thể sự việc do lão gây ra, sợ trình báo công an truy hỏi này khác, lòi ra chuyện xấu của lão, nên đành ngậm miệng cho qua. Nghe tin này Thu càng yên tâm hơn, nhưng lại sợ lão gù tung hỏa mù, cho nên hết sức cảnh giác, nghĩ bụng chờ cho lão ta chết Ba mới thật sự an toàn.

Thời gian bác Khuất thay thế, Thu cảm thấy dễ chịu, vì bác Khuất không như lão Thịnh gù coi việc phân công công việc như một ơn huệ, động một chút là kể công, hơn nữa đòi phải được đền ơn. Bác Khuất thì cứ công việc mà làm, việc nặng việc nhẹ chia đều cho mọi người. Như vậy Thu cũng thấy thoải mái, việc nặng cũng được, chỉ cần không bận tâm suy nghĩ.

Nhưng cuộc sống chủ nghĩa cộng sản không bao giờ được lâu, lão Thịnh gù trở lại làm việc. Trên mặt lão không có vết thương, không nhận ra lão bị đánh. Nhưng quan sát kỹ có thể thấy lão bị đòn khá đau, lưng hình như bị gù hơn, tử khí trên khuôn mặt càng nặng nề, người không biết sẽ nghĩ lão phải ngoài năm mươi tuổi.

Hình như cái lắm điều của lão cũng bị đánh bay mất, không như trước hễ động một tí là lên giọng dạy bảo, bây giờ chỉ nói gọn lỏn:

- Hôm nay ra sân bóng rổ dọn dẹp, dọn xong làm sân bóng. Mọi người không lo không có việc làm, mấy cái sân bóng rổ của nhà máy đang chờ các người, làm tốt còn có thể giúp các nhà máy khác.

Nghe lão ta nói, mọi người bắt đầu ồn ào bàn tán làm sân bóng rổ vất vả, chúng tôi làm sân bóng cho nhà máy giấy còn được, sai chúng tôi đi làm cho các nhà máy khác nữa à? Ông coi chúng tôi là khổ sai hay sao?

Lão Thịnh không c kiên nhẫn, quát to:

- Nói gì, nói gì? Không muốn làm thì cút xéo!

Câu nói khiến mọi người im bặt. Tất cả lặng lẽ ra sân bóng rổ làm việc. Hôm ấy mọi người đi gánh vật liệu làm sân bóng, tức là xi măng, cát xỏi, và xỉ than, tất cả trộn theo tỷ lệ.

Gánh vật liệu mấy hôm rồi bắt đầu làm mặt sân. Buổi sáng, Thu vào kho lấy dụng cụ, bà Đồng nhắc nhở Thu:

- Cô kia, không ai bảo cô đi ủng cao su à?

Thu nhìn chân mọi người, phần lớn đều đi ủng cao su, một vài người không đi ủng phải lấy giẻ để quấn chân. Thu chưa làm sân bóng bao giờ, nên không biết phải đi ủng cao su, hơn nữa Thu cũng không có, ngay lúc này không tìm đâu ra giẻ quấn chân, cứ chân trần làm việc.

Ra đến nơi mới biết như thế nào là làm sân bóng, tức là trộn vật liệu gánh hai hôm nay với nước, san đều mặt sân, chờ cho khô rồi phủ lên một lớp vữa xi măng, coi như xong một sân bóng đơn giản. Nghe nói đây là cách làm tiết kiệm, cho nên chỉ để lao động phổ thông làm.

Lão Thịnh gù tự lôi vòi cao su tưới nước, công nhân đứng hai bên, dùng xẻng trộn để xỉ than, cát, đá và xi măng, rải ra mặt sân. Vòi nước của lão gù tưới đến đâu công nhân trộn đến đấy, nếu không, chỉ một lúc sau xi măng sẽ đông kết không trộn được, chỗ ấy sẽ bị thải loại, coi như phải thay đổi vật liệu. Cho nên lão Thịnh gù cứ hò hét luôn mồm, bảo mọi người làm nhanh tay.

Không ai thích làm với bà Đồng, vì bà ta hay lấn công. Bà ta chen vào đứng cạnh Thu. Thu làm, rất khâm phục cái cách lấn công của bà ta, nhìn thì thấy bà ta nhanh tay xẻng, nhưng rất hời hợt, không vục xẻng sâu xuống vật liệu.

Thu sợ lão Thịnh phát hiện sẽ bắt làm lại, lại nghĩ bà Đồng lấn công là chuyện bất đắc dĩ, bà ta lớn tuổi, đâu làm nổi cái việc nặng nề này? Bị cuộc sống thúc ép, không thể không bán sức, đành phải mài mòn sinh mệnh, cũng là con người khổ cực,làm nhiều hơn.

Lão Thịnh gù chia mọi người thành hai nhóm thay phiên nhau làm. Mỗi tổ làm cho đến khi lão ta hô “đổi ca”, nhóm đang làm ra ngoài nghỉ, nhóm khác vào thay. Thu cảm thấy lão ta ngầm trả thù, cố tình để nhóm của Thu làm lâu hơn. Nhưng chị “Tần điên” lại thấy lão ta quá chiếu cố đến Thu, để nhóm chị ta làm ít hơn….

Chị “Tần điên” liếc xéo, lớn tiếng:

- Bên A, ông không được thấy bên kia trẻ hơn, mũm mĩm hơn mà thiên vị. Ông thuê sức chứ không phải thuê cái ấy của cô ta. Nếu ông thuê cái ấy của cô ta, thà rằng ông đưa cô ta về nhà.

- Nhóm của Thu chỉ một mình Thu là trẻ, Thu tức lắm nhưng không dám hé răng, nếu nói ra sẽ chọc cho chị “Tần điên” kia càng không nể nang. Nói một thì chị ta nói một trăm. Chị ta không gọi tên chỉ ai nhưng có thể biết ai, chứng tỏ có tật giật mình, cách duy nhất là mặc kệ chị ta.

Thu đã có thời gian làm cùng chị “Tần điên”, biết không ai dám trêu chọc chị ta. Nghe nói thời trẻ chị ta cũng khá xinh, chồng là đốc công trong xưởng đóng tàu. Nhưng không biết tại sao chị ta bỏ chồng. Có người nói chị ta bỏ, có người nói chị bị chồng bỏ. Cả bốn đứa con chi ta giao cho chồng nuôi. Chị ta không có công việc gì ổn định, chỉ đi làm công nhật kiếm sống, nhà nghèo xác nghèo xơ, trải mấy tờ báo trên nền nhà, trên đó là tấm chăn bông rách làm giường. Về sau chị ta ngủ với đồng chí Lí, phụ trách đội tuyên truyền quân đội của trường trung học số Tám. Đồng chí Lí có gia đình rồi, nhưng gia đình không ở thành phố K. Đồng chí Lí đức cao đạo trọng làm thế nào để mê được chị “Tần điên” thì chẳng ai hiểu nổi, dù sao thì chị ta nói mình có con với đồn chí Lí. Đồng chí Lí không thừa nhận nói:

- Không có chuyện ấy, chị ta vốn là con người không đứng đắn, bây giờ lại định bôi nhọ cán bộ cách mạng.

Cuối cùng thì không ai biết đứa bé kia có phải là con đồng chí Lí hay không, nhưng chị ta sinh ra nó, gặp ai cũng khoe:

Bố cháu là đồng chí Lí, cán bộ của đội tuyên truyền quân đội, mọi người nhìn xem nó có giống bố nó không?

Có người thấy đứa bé giống đồng chí Lý, có người cho rằng chị ta nói dối. Về sau đồng chí Lí bị điều đi nơi khác, không biết đi đâu. Vậy là mọi người tin chắc đứa bé con chị “Tần điên” là hạt giống của đồng chí Lí, nếu không thì tại sao đồng chí Lí bị điều đi nơi khác?

Không hiểu tại sao ngay từ đầu chị “Tần điên” không thích Thu, coi như Thu như cái gai trong mắt, thỉnh thoảng lại ném cho Thu những câu nói tục tĩu. Có mặt chị ta, Thu cảm thấy một ngày dài như một năm.

Thu làm việc không sợ khổ, chỉ sợ những người cùng làm không đoàn kết, công kích lẫn nhau, làm khổ nhau, làm việc như vậy thật sự không vui, thời gian như kéo dài. Thu thà làm với nam giới, vì cánh nam giới không ức hiếp Thu, cho dù lúc đầu anh nào cũng xem thường Thu, nhưng vài hôm sau là họ hiểu ngay. Nhưng làm với nữ thì không như thế, căn bản không biết họ thế nào, có thể đã đắc tội với họ nên họ làm khó cho Thu ở mọi nơi mọi lúc.

Mãi mới đến giờ nghỉ, Thu đến bên vòi nước rửa chân, phát hiện chân bị xi măng làm bong da, vừa rồi chỉ mải mê làm việc, bây giở mới thấy đau. Buổi chiều tan ca về nhà, Thu vội rửa chân bằng nước sạch, bôi chút kem dưỡng da mùa đông hãn hiệu Con ong, cũng đỡ đau hơn. Đêm ngủ, Thu không dám ngủ say, sợ ngủ say lại rên, bị mẹ phát hiện.

Sau mấy ngày làm sân bóng, Thu đã quen với công việc, nhưng có vài chuyện khiến Thu phải suy nghĩ. Thứ nhất là chuyện chị “Tần điên” khiến Thu không sao chịu nổi, một chuyện khác là xi măng ăn thủng da chân, thủng một lỗ không lớn nhưng rất sâu, hơn nữa phải đi nhiều, ngày nào về cúng phải dùng kim để khều xỉ than ra, chân sưng to, không đi vừa giày. Rất may mẹ về muộn, hơn nữa mẹ ngày làm việc mệt, về đem ngủ say, không phát hiện chân Thu có vấn đề.

Một buổi sáng, Thu chuẩn bị đi làm thì nghe thấy tiếng gõ cửa rất lạ. Thu mở cửa, suýt kêu lên, là Ba, hai tay anh cầm mấy bọc giấy, có thể vừa rồi anh gõ cửa bằng chân. Không chờ Thu mời vào, anh để mấy bọc giấy xuống, nói:

- Đừng sợ, không ai thấy đâu, anh thấy mẹ đi rồi mới vào trường.

Thu sững sờ nhìn anh, một lúc sau mới tin không phải nằm mơ. Thu khẽ hỏi:

- Anh …không bị bắt chứ?

Ba không hiểu, hỏi lại:

- Anh bị bắt ở đâu?

Thu ngượng ngùng nói:

- Bị công an bắt. – Thu kể lại chuyện lão Thịnh bị đánh, hỏi anh: – Anh không đánh lão ấy chứ?

- Không !. Vẻ mặt anh rất bình thản. – Em bảo anh đừng gây rắc rối cơ mà?

Thu nghĩ cũng đúng, anh là con người thông minh, nếu muốn đánh anh cũng không đánh vào thời điểm đó. Thu lấy làm lạ, hỏi:

- Vậy thì ai? Nhất cũng bảo không đánh?

- Có lẽ lão ta gây thù gây oán với nhiều người, người muốn đánh lão không phải chỉ một vài người. Thôi, mặc kệ lão.

Anh mở ra một gói giấy, hỏi:

- Em ăn sáng chưa? Anh mua thức ăn sáng đây.

- Em ăn rồi.

Ăn thêm, anh mua cho cả hai chị em

Thu cầm quẩy mang vào buồng cho em gái, dặn em:

- Đây là bạn chị, đừng mách mẹ nhé.

- Em biết.

Thu trở lại phòng ngoài, ăn một cái quẩy. Ba thấy Thu không ăn thêm, anh đưa cho Thu một gói giấy, nói nhỏ:

- Đừng giận, coi như anh xin em.

Thu mở ra xem, bên trong là một đôi ủng cao su màu vàng Thu rất thích. Thu mua cho em gái một đôi, đi xem các của hàng bách hóa trong thành phố chỉ có cửa hàng bách hóa Sao Đỏ mới có ủng màu vàng, nơi khác chỉ có màu đen hoặc màu đỏ. Thu nhìn anh khó hiểu:

- Đây là…

- Để em đi làm. Hôm qua anh thấy em ở sân bóng rổ…em không đi ủng sao làm nổi?

Anh nhìn chân Thu, thấy chân sưng vù, ngón chân vừa sưng vừa đỏ như củ cải đỏ. Vành mắt anh đỏ lên, không nói tiếp, tưởng như nói sẽ rơi nước mắt.

- Hôm qua anh đến nhà máy đấy à? – Thu hỏi

- Em yên tâm, anh không để ai nhìn thấy đâu. – Giọng anh khàn khàn. – Em đi ủng vào đi.

Thu vuốt ve đôi ủng mới, ủng bóng có thể soi gương. Thu không nỡ đi vào chân, nghĩ bụng: đi đôi ủng này mọi người nghĩ mình đốt tiền? Thu định nói, chị “Tần điền” sẽ chửi mình rồi không nói, sợ Ba gây chuyện với chị ta.

Thu không nghe thấy tiếng anh trả lời, ngước lên, thấy anh đứng kia, đầy nước mắt, nhìn chân Thu, Thu vội nói:

- Anh… anh làm sao thế, con trai mà mau nước mắt!

Anh lau nước mắt, nói:

- Đàn ông không chảy nước mắt cho bản thân, nhưng không chảy nước mắt cho người khác được ư? Anh biết, anh khuyên em đừng đi lao động, nhưng em không nghe, anh đưa tiền cho em, em không nhận. Nhưng nếu em đồng tình, nếu có chút… đau lòng, thì hãy đi đôi ủng này.

- Em đi, em sẽ đi, anh việc gì phải như thế?

Thu vội bỏ đôi dép lê, cho chân vào đôi ủng cao su, sợ anh trông thấy lỗ thủng ở chân. Anh mới thấy mu bàn chân Thu đã chảy nước mắt, nếu thấy dưới gan bàn chân, anh sẽ khóc đến mù mắt mất.

Đôi ủng hơi rộng, chân Thu sưng vẫn cho vào được. Thu đi cả hai chiếc vào chân, chỉnh lại cho anh nhìn:

- Anh xem, rất vừa.

Nhưng anh vẫn chảy nước mắt, Thu không biết an ủi anh bằng cách nào, muốn ôm anh, lại sợ em gái trông thấy. Thu chỉ vào buồng trong, nói khẽ:

- Đừng thế, em nó thấy sẽ mách mẹ.

Anh lau nước mắt, dặn Thu:

- Em nhất định phải đi ủng, anh trốn vào một chỗ để xem, nếu em cởi ra…

- Thì anh thế nào? Đánh em một trận chứ gì?

- Anh không đánh, mà anh cũng cởi giày chạy vào đống vữa xi măng, cho đến khi chân anh bị xi măng làm lở loét.

Thu sợ mình cũng khóc, nên nói:

- Em đi làm nhé. Tối nay anh chờ em ở cái đình bên kia sông.

- Em đừng sang bên ấy, cứ ở nhà nghỉ ngơi, chân em không thể đi xa như thế được đâu.

Thu không nghe anh theo anh, chỉ nói gọn một câu:

- Anh chờ em! – Nói rồi Thu chạy đi.

Hôm ấy, những người cùng làm bảo Thu “đốt tiền”, bảo Thu “tỏ vẻ”, chân đã bị bỏng xi măng còn đi đôi ủng này làm gì? Da chân bị bỏng xi măng còn có thể làm lành, ủng hỏng coi như hết dùng. Có người còn nói, học sinh trung học rồi mà không biết tính.

Chị “Tần điên” nói bóng gió:

- Người ta còn trẻ, cái ấy còn bán được tiền, người ta muốn đi giày gì mà chả được. Đỏ mắt làm gì? Cô nào đỏ mắt thì đem bán cái ấy đi…

Bất chấp mọi người nói, bất chấp chị “Tần điên” nói, Thu vẫn đi ủng, cho Ba ở đâu đấy quan sat. Nếu Thu không đi đôi ủng ấy, anh trông thấy, nhất định sẽ đi chân không vào đống vữa xi măng. Hai bàn chân đã cháy xi măng, hà cớ gì để hai bàn chân nữa cũng bị cháy!

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

50#
Đăng lúc 19-6-2013 09:16:23 | Chỉ xem của tác giả

Chương 34




Buổi chiều tan ca, Thu về nhà, em gái đã thổi cơm xong, Thu ăn cơm, lại mặc cái váy và cái áo ngắn tay, nói với em:

- Chị đến nhà bạn.

Em gái thấy Thu sửa soạn, nó hỏi:

- Lại đi hỏi chuyện thế chỗ à?

Thu “ừ” một tiếng, nghĩ bụng con nhỉ này thật tinh quái, nhưng đừng mách mẹ đấy nhé ! Thu nói với em:

- Chị có việc, việc quan trọng, lớn lên em sẽ biết. Đừng nói gì với mẹ.

- Em biết rồi. Anh sáng nay chứ gì? Anh ấy thích chị lắm.

Mặt Thu đỏ lên, hỏi:

- Cái con nhỏ này, biết gì mà thích với thú.

- Tại sao em không biết? – Nó đưa hai ngón trỏ lên mặt vẽ dòng nước mắt, đọc vè: – Lão khóc nhè, bán bấc đèn, đến nhà Vương, bị có cắn, sợ phá khóc, bỏ chạy cỏ chạy, chạy như bay…

- Em thấy anh ấy khóc à? Đừng mách mẹ đấy nhé.

- Em biết. Chị, anh ấy khóc vì chị tức là rất thích chị.

Thu hơi giật mình, em gái không những trông thấy tất cả mà còn hiểu biết. Thu dặn em vài câu, bắt nó thề không được nói với mẹ rồi mới ra khỏi cửa đi gặp Ba.

Chân Thu không đi lọt đôi giày nào nữa, đành phải đi đôi dép lê cũ của anh trai. Cái gọi là dép lê “chữ nhân” kẹp ngón cái, Thu rất không thích, cảm thấy kẹp ngón không thoải mái, nhưng hôm nay không còn cách nào khác, không thể đi chân đất đến gặp Ba. Đi đôi ủng cao cổ lại càng không ra gì.

Chân sưng to, ngón chân kẹp quai dép đi lại thật vất vả, nhưng Thu vẫn cố đi nhanh, muốn được gặp Ba sớm. Sang đến bên kia sông, vừa lên đò thu đã thấy Ba dắt cái xe đạp chờ ở kia. Lần này anh không đi theo Thu một quãng dài mà đi tới, bảo Thu lên xe. Thu ngồi lên cái đèo hàng sau xe, anh đạp xe theo con đường ven sông. Anh vừa đi vừa hỏi:

- Em bảo mẹ đi làm về vẫn thường đi theo con đường này à? Hôm nay chúng ta có xe, có thể đi xa một chút.

Thu hiếu kỳ hỏi:

- Xe đạp của anh đấy à?

- Anh thuê

- Bây giờ vẫn còn có xe cho thuê hay sao?

- Ừ, ở cạnh bến đò có một cửa hàng sửa xe, cũng có xe cho thuê.

Từ rất lâu Thu không nghe nói chuyện thuê xe. Hồi còn rất nhỏ, Thu cùng bố xuống phố, bố cũng qua đò thuê một chiếc xe đạp, để Thu lên gióng ngang, bố cưỡi xe, Thu bóp chuông, hai bố con đi chơi phố rất vui. Không biết thế nào cái nắp chuông rơi xuống đất, lúc bố phát hiện thì xe đã đi một đoạn. Bố dừng xe bên đường, dựng chân chống xe, để Thu trên xe, bố chạy thật nhanh đi nhặt nắp chuông. Thu sợ phát khóc, sợ xe đổ. Thu khóc to, khiến người qua đường chú ý. Về sau bố kể lại chuyện cho mẹ, nghĩ rằng mẹ sẽ cười Thu “ lão khóc nhè, bán bấc đèn…” nhưng mẹ phê bình bố, bảo để Thu ngồi trên xe, có ai đó dắt đi thì sao? Vậy là mất cả xe lẫn người? Bố lúng túng, bị Thu cười.

Nghĩ đến đây Thu bật cười. Ba hỏi:

- Em cười gì ? Kể cho anh nghe để anh cười với?

Thu kể lại chuyện kia, anh hỏi:

- Em có nhớ bố không?

Thu không trả lời, chỉ kể chuyện bố cho anh nghe, nhưng tất cả đều là chuyện Thu hồi nhỏ, rất nhiều chuyện do mẹ kể lại. Nghe nói có một lần, không biết vì sao, bố phê bình Thu mấy câu, Thu khóc ấm ức làm bố sợ, phải dỗ dành, an ủi Thu. Sau đấy Thu vào buồng trong, bố ở phòng ngoài khẽ phê bình Thu. Mẹ nghe thấy, cười bố, bảo Thu ngủ rồi, còn phê bình gì nó, liệu nó có nghe thấy không? Bố nói:

- Chính vì nó không nghe thấy anh mới nói.

Ba nghe Thu kể chuyện, chợt nói với giọng thương cảm:

- Bố rất yêu cả nhà. Lúc nào chúng ta đi thăm bố, một mình bố ở nông thôn, rất cô đơn, rất nhớ mọi người.

Cảm thấy ý nghĩ của anh thật táo bạo, Thu lo lắng nói:

- Bố em là địa chủ, bây giờ phải đội cái mũ ấy và bị quản chế, chúng ta đến đấy bây giờ nếu nhà trường biết sẽ bảo gia đình em không phân rõ ranh giới giai cấp…

Anh thở dài:

- Bây giờ không ai dám nói đến họ hàng tình thân. Em cho anh địa chỉ để anh đi thăm, có ai hỏi, anh bảo anh hỏi thăm người khác, sẽ không có vấn đề gì đâu.

Thu di dự giây lát rồi dặn dò:

- Nếu anh đi thăm bố em, anh bảo bố đừng viết thư cho mẹ, nếu không mẹ sẽ biết chuyện chúng ta. Lúc anh đi thì bảo với em, em mua ít kẹo lạc anh đem cho bố, bố rất thích ăn ngọt, thích kẹo lạc. – Thu nói với anh địa chỉ của bố.

Anh nghe qua một lần rồi bảo đã nhớ, Thu không tin, anh nói lại địa chỉ cho Thu nghe.

Thu rất ngạc nhiên, nói:

- Trí nhớ của anh thật tốt.

- Không phải mọi việc đều nhớ tốt cả đâu, chỉ những gì liên quan đến em, không hiểu tại sao lại rất nhớ.

Hai người đi xe đến gần bến cảng số Mười ba, xe buýt nội đô cũng chỉ chạy đến đây, Thu nói:

- Thôi đừng đi nữa, nếu đi nữa sẽ ra khỏi thành phố đấy.

Họ tìm một chỗ vắng bên bờ sông để ngồi. Hễ đến tối chân Thu rất đau, ngón chân dường như không kẹp nổi dép, lúc ngồi xuống dưỡi chân, một chiếc dép gần như tuột khỏi chân, lăn xuống triền sông. Anh vội chạy đi nhặt, đi dép vào chân Thu. Thu vội nói:

- Đừng anh, đừng anh, ngồi ở đây đi dép làm gì. – Nói xong, Thu cho chân vào trong váy.

Anh nghi ngờ hỏi>

- Tại sao em không cho anh đụng vào chân?

Thu kéo váy trùm kín chân, nói chuyện với anh. Anh quỳ trước mặt Thu, bất ngờ vén váy Thu lên, nắm lấy một bàn chân Thu. Thu giãy ra, nhưng không thoát nổi. Anh vuốt nhẹ mu bàn chân Thu, vừa khẽ ấn thù mu bàn chân lõm xuống. Rồi anh trông thấy những lỗ thủng dưới gan bàn chân Thu, anh nâng bàn chân lên, khẽ kêu: – Thu, em đừng làm việc đấy nữa, hãy để anh giúp, em còn làm anh sợ sẽ…điên mất.

- Không sao anh ạ, bây giờ em có ủng cao su rồi, sẽ không việc gì nữa đâu.

Anh đi chiếc dép lê vào chân Thu, lôi cô đứng dậy, nói:

- Đi, chúng ta vào bệnh viện.

Thu không chịu đi, nói:

- Đến bệnh viện làm gì? Bệnh viện lúc này còn ai làm việc nữa?

- Có thể vào phòng cấp cứu. Chân em sưng, nhất định nhiễm trùng rồi, không cẩn thận sẽ bị thối rữa.

- Không sao đâu, không phải một mình em, cũng có mấy người bị như thế này.

Anh cố chấp lôi Thu:

- Ai bị anh không biết, chỉ biết em. Em phải đến bệnh viện với anh.

- Đến bệnh viện người ta sẽ hỏi tên, nơi làm việc, em không mang thẻ khám bệnh, em không đi>

Bỗng anh buông chân Thu, lấy con dao trong túi xách ra, Thu kinh hãi, không biết anh định làm gì. Không chờ Thu kịp hiểu, anh rạch một nhát trên mu bàn tay trái, máu chảy ra. Thu hoảng quá, nhảy lên, vội lấy khăn tay buộc bàn tay anh lại, ấp úng:

- Anh …anh…anh điên rồi sao?

Thu buộc cái khăn tay thật chặt, nhưng máu vẫn thấm ra ngoài. Thu sợ, tay chân bủn rủn, kêu lên:

- Chúng ta đến bệnh viện, tay anh còn chảy máu…

Anh không nói gì, vừa nghe thấy Thu nói đi bệnh viện, anh mới lên tiếng:

- Đi bệnh viện chứ? Chúng ta đi.

- Để em đèo anh, tay anh đang bị thương.

- Em không đạp xe được, chân em đau, em ngồi phía trước cầm tay lái, anh ngồi sau đạp. –Anh để Thu ngồi lên gióng ngang của xe đạp, một tay cầm lái, đưa Thu đến bệnh viện.

Anh nói với nhân viên trực ban tên một người, lập tức có bác sĩ đến xem chân Thu, một người mặc blu trắng đưa anh vào khám. Thu trông thấy trên cổ áo trắng của bác sĩ để lộ cái huy hiệu đỏ, nghĩ bụng có thể đây là một bệnh viện quân đội, chưa bao giờ Thu đến đây.

Bác sĩ gọi Thu là Lưu, có thể Ba biết Thu không muốn để lộ họ tên, đơn vị công tác của Thu, nên anh mới bịa ra một cái tên như vậy. Bác sĩ kiểm tra hai chân Thu, dùng bông cồn và thuốc bôi, nói:

- Anh Tần bảo cô vội về, chúng tôi chưa xử lí chỗ đau, cô về rửa sạch chân, lấy hết xỉ than trong những vết thương, bôi thuốc mỡ này vào, trong này đừng để nước vào chân, càng không được để xỉ than chui vào những chỗ bị tổn thương.

Bác sĩ thấy Thu đi dép lê, chân rất bẩn, bác sĩ viết cho Thu một tờ giấy, bảo sang phòng đối diện để y tá rửa sạch chân cho Thu, băng lại, để đi về nhà cho tiện. Y tá giúp Thu băng chân, lại giúp Thu buộc chặt dép lê vào bàn chân. Băng bó xong, y tá bảo Thu ngòi ở dãy ghế dài ngoài hành lang chờ Ba. Chờ một lúc Ba ra, tay trái anh đeo trước ngực bằng một dải băng trắng, Thu lo lắng, hỏi:

- Có nghiêm trọng lắm không anh?

- Không. Còn em thế nào?

- Em không sao, bác sĩ cho thuốc.

Anh cầm đơn của bác sĩ, bảo Thu ngồi chờ, một lúc sau anh quay lại, vỗ vỗ vào cái túi đeo trên vai:

- Thuốc đây rồi, chúng ta về thôi, về nhà em rửa sạch chân bôi thuốc.

Ra khỏi cổng bệnh viện, Ba bỏ băng ra, nhét vào túi, nói:

- Đeo cái này lên tay ai không biết lại cho rằng chúng ta đang diễn kịch Sa gia tân.

Thu hỏi:

- Vết thương trên tay anh không có việc gì chứ? Bác sĩ bảo sao?

- Bác sĩ bảo cơ chế cầm máu của anh không tốt, phải khâu hai mũi. Tại sao máu anh lại khó cầm? Vì anh khỏe, hồi trước kiểm tra đủ tiêu chuẩn không quân, bố anh sợ đánh nhau chết, không cho anh vào không quâ>

Nghe thấy hai tiếng “không quân”, Thu rất thán phục:

- Tiếc quá anh nhỉ?

- Có gì mà tiếc? – Anh nhìn vào Thu. – Vào không quân làm gì quen được em?

Hôm ấy Ba không chịu ngồi chơi ở bờ sông, đòi đưa Thu về sớm để rửa chân bôi thuốc. Thu phải nghe theo, đành ngồi lên xe để anh đưa về. Về đến bến đò anh cũng không muốn chia tay, nói bây giờ mới tám giờ, mẹ em chưa về, để anh chở em về tận cổng trường học, chân em sưng to, làm sao đi nổi? Anh cởi cái áo ngắn tay đưa cho Thu trùm kín đầu, như vậy không có ai nhận ra Thu.

Qua sông, Thu trùm cái áo của anh lên đầu, che kín mặt, chỉ để hở hai con mắt. Anh đặt Thu lên gióng ngang xe đạp, bảo Thu cầm lái, anh chỉ dùng một tay đẩy nhẹ. Về đến cổng trường học, anh nói:

- Anh đưa em vào tận nhà, để chân em không bị bẩn.

Thu lấy cái áo trùm đầu xuống, nhìn về phái trường học, đang nghĩ có nên để anh làm thế không, vừa quay lại thì thấy mẹ từ bến đò đi tới, có thể dọc đường vừa rồi mẹ đã thấy hai người không biết. Thu vô cùng ân hận, nếu biết vậy thì ngồi chơi đâu đó một lúc sẽ không gặp mẹ.

Thu nói khẽ:

- Nguy rồi mẹ em, anh lên xe chạy nhanh lên.

Thu cuống quýt, định nhảy xuống để anh bỏ chạy. Anh ngăn Thu lại, nói:

- Bây giờ chạy không kịp nữa rồi.

Mẹ đi tới, hỏi:

- Hai người định đi đâu bây giờ?

Thu nói:

- Con…chúng con đến bệnh viện khám cái chân, đây là người mà con nói…ở đội thăm dò…

Ba tự giới thiệu:

- Thưa bác, cháu là Tôn Kiến Tân, bác …vừa về ạ?

Mẹ nói:

- Thu, con về trước đi, để mẹ nói chuyện với anh Tân.

Ba vội vàng nói:

- Vậy bác để cháu đưa Thu vào đã, chân Thu sưng, bị loét, đi lại rất khó khăn.

Thu định nhảy xuống đi, nhưng Ba ngăn lại.

Mẹ thấy chân Thu bị băng, nói:

- Con cứ để anh ấy đưa vào, vào nhà mẹ nói chuyện. Để mẹ về trước, đứng đây nói chuyện người khác trông thấy không tiện. – Nói xong, mẹ vào trước.

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách