Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: sabina
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hiện Đại - Xuất Bản] Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Tra | Ngải Mễ

[Lấy địa chỉ]
11#
 Tác giả| Đăng lúc 21-10-2012 12:57:19 | Chỉ xem của tác giả
Chương 4



TỪ HÔM SAU, tiểu tổ cải cách giáo dục của trường trung học số Tám thành phố K bắt đầu bận rộn, hàng ngày đi hỏi chuyện bà con trong thôn, nghe họ kể chuyện chống Nhật, kể chuyện nông nghiệp học công xã nhân dân điển hình Đại Trại, kể chuyện đấu tranh với phái cầm quyền đi theo con đường tư bản, hoặc đến tham quan những địa điểm lịch sử.


Sau một ngày thăm thú, hỏi chuyện bà con, cả tổ họp lại thảo luận xem nên viết gì, phần nào do ai viết, sau đấy chụm đầu vào viết, ít hôm sau đưa bài viết ra báo cáo với toàn tổ, cùng góp ý, sửa chữa. Ngoài công việc ấy ra, hàng tuần cả tổ còn chia nhau tham gia lao động với bà con xã viên, bà con xã viên không nghỉ ngày Chủ nhật, nên cả tổ cũng không nghỉ. Thành viên trong tổ thay phiên nhau về thành phố K báo cáo với nhà trường ình hình biên soạn tài liệu giáo khoa, tiện thể nghỉ một vài hôm.


Cứ đến thứ tư và ngày cuối tuần, Trường Phương, cô con gái thứ hai của bà Trương từ trường trung học Nghiêm Gia Hà về, Phương tầm tuổi Tĩnh Thu, lại ngủ cùng giường nên thành bạn thân. Phương bảo Thu cách gấp chăn thành hình tam giác, Thu giúp Phương làm bài, buổi tối hai cô nói chuyện đến tận khuya, phần lớn nói chuyện anh Hai và anh Ba.


Theo phong tục của người Tây Thôn Bình, tên gọi thường ngày của con cái trong gia đình đều theo thứ tự, con trai lớn gọi anh Cả, thứ hai gọi là Hai. Nhưng với con gái thì không gọi như thế, mà thêm vào một chữ „cái“, không tính theo thứ tự, vì con gái phải đi lấy chồng, đi lấy chồng phải về nhà chồng, „con gái đi lấy chồng như chậu nước đổ đi“, không còn là người nhà mình.


Phương nói với Thu:

- Mẹ bảo sau khi chị đến, anh Hai trở nên chăm chỉ, ngày nào cũng về xem có phải gánh nước không, là bởi con gái thành phố các chị rất vệ sinh, dùng nhiều nước. Anh ấy sợ chị không quen dùng nước lạnh, ngày nào cũng nấu mấy bình nước nóng để chị vừa uống vừa dùng. Mẹ Phương vui lắm, xem ra muốn chị làm chị Hai của Phương.


Thu nghe nói mà lo lắng, không yên, chỉ sợ khó đền đáp mối thịnh tình này.


Phương nói thêm:

- Anh Ba cũng rất tốt với chị Thu, nghe mẹ Phương nói, chị vừa đến, anh ấy lấy ngay cái bóng đèn lớn thay cho chị, bảo bóng đèn trong buồng tối quá, đọc sách viết lách gì đều hại mắt. Anh ấy còn đưa tiền cho mẹ Phương để trả tiền điện.


Thu nghe nói, lòng vui rạo rực, nhưng miệng lại nói:


- Anh ấy sợ mắt Phương hỏng, vì đây là buồng của Phương.


- Phương ở đây bao nhiêu lâu, vậy mà chẳng thấy thay?


Về sau Thu gặp Ba đưa trả tiền cho anh, nhưng anh không nhận, hai người cứ đẩy đi đẩy lại như đánh nhau, Thu đành phải thôi. Lúc cô chuẩn bị đi, giống như một Bát lộ quân, để trên bàn một ít tiền và mảnh giấy nhắn lại đây là của anh.


Những năm gần đây Tĩnh Thu phải sống trong tâm trạng nặng nề vì „xuất thân không tốt“, chưa bao giờ được người khác ân cần chăm sóc. Với Thu, cuộc sống hiện tại giống như đánh cắp, vì bà Trương và mọi người không biết xuất thân của Thu, nếu họ biết chắc chắn sẽ không nhìn Thu bằng con mắt bình thường.


Một buổi sáng, Tĩnh Thu ngủ dậy, đang gấp chăn, bỗng thấy trên giường có vét máu to như quả trứng gà. Cô phát hiện „bạn thân“ lại đến làm bẩn cả khăn trải giường. „Bạn thân“ của Tĩnh Thu vẫn vậy, hễ gặp chuyện gì lớn đều xung phong đến trước. Trước đây cũng vậy, hễ về nhà máy, về nông thôn, đến các đơn vị quân đội „bạn thân“ đều đến sớm hơn. Thu vội thay khăn trải giường, lấy đầy một chậu nước, lén vò sạch vết máu. Ở nông thôn không có nước máy, Tĩnh Thu ngượng không dám giặt khăn trải giường ở nhà, với lại giặt như thế cũng không sạch. Lại đúng hôm trời mưa, sốt ruột chờ đến trưa trời mới tạnh, Thu vội để cái khăn trải giường vào chậu rửa mặt mang ra sông giặt.


Thu biết vào những ngày này phải kiêng nước lạnh, mẹ rất quan tâm đến chuyện ấy, thường nhắc nhở Thu đến kì kinh nguyệt không được đụng vào nước lạnh, không được ăn đồ lạnh, không được tắm nước lạnh, nếu không sẽ đau răng, nhức đầu, đau gân cốt. Nhưng hôm nay thì không có cách nào khác, cô mong chỉ một lần đụng đến nước lạnh sẽ không có vấn đề gì.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

12#
 Tác giả| Đăng lúc 21-10-2012 13:00:45 | Chỉ xem của tác giả
(tt)

Ra đến bờ sông, Thu đứng trên hai tảng đá, thả cái khăn xuống nước, nhưng chỗ cô với tay được thì rất nông, cái khăn trải giường vừa thả xuống bùn đât cúng nổi lên theo, giống như càng giặt càng bẩn. Thu nghĩ, cứ liều, cởi giày lội xuống nước xem sao. Đang cởi giày thì nghe có người gọi:


- Cô làm gì đấy? May mà trông thấy, nếu không tôi giặt ủng ở trên này, nước bẩn trôi xuống làm bẩn khăn trải giường của cô.


Thu ngước lên, thấy Ba. Từ hôm Thu gọi „anh Ba“ bị mọi người cười, không biết mình phải gọi anh thế nào. Dù gọi thế nào cũng thấy ngượng, không biết tại sao. Tất cả những gì có liên quan đến anh đối với cửa miệng Thu đều trở nên cấm kị, nhưng đối với đôi mắt, đôi tai và trái tim cô lại trở thành „sách đỏ cao quí“ ngày ngày phải xem, ngày ngày phải đọc, ngày ngày phải nhớ.


Anh vẫn mặc cái áo bông lửng, nhưng chân đi ủng cao su dính đầy bùn đất. Lòng Thu chợt bồn chồn, hôm nay mưa to, cô ra sông giặt khăn trải giường, cứ sợ mọi người biết chuyện. Thu sợ anh hỏi, vội vàng chuẩn bị một lời nói dối.


Nhưng anh không hỏi, chỉ nói:


- Để tôi giặt giúp, tôi đang đi ủng, có thể ra sâu một chút.


Thu từ chối mãi, nhưng anh đã cởi bỏ cái áo bông, để vào tay Thu, cầm lấy cái khăn trải giường. Thu ôm cái áo bông của anh đứng trên bờ, nhìn anh xắn tay áo ra chỗ nước sâu, một tay cọ bùn đất trên ủng, sau đấy nhanh nhẹn vò cái khăn trải giường.


Giặt một lúc, anh cầm cái khăn, tung lên như tung lưới bắt cá, cái khăn trải rộng, nổi trên mặt nước, bông hoa hồng trên đó nhảy nhót vui mừng theo sóng nước. Anh để cho nước cuốn trôi, Thu hoảng hốt kêu lên anh mới đưa tay nắm lấy cái khăn trải giường. Anh đùa nghịch như thế một lúc, Thu không kêu lên nữa, anh để cái khăn trôi cô cũng không kêu.


Thu không kêu, anh không nắm lấy cái khăn, lần này thì trôi thật. Cái khăn trải giường trôi một quãng xa anh vẫn không lôi lại, cuối cùng thì Thu phải kêu lên, anh mới cười to, rồi bước thấp bước cao đuổi theo lôi cái khăn lại.


Anh đứng dưới nước, ngoái nhìn Thu, lớn tiếng hỏi:


- Thu có lạnh không, lạnh thì mặc cái áo bông vào.


- Em không lạnh.


Anh lên bờ, quàng cái áo bông lên người Thu, nhìn cô một lúc rồi cười ngả cười nghiêng.


- Anh cười gì? - Thu lấy làm lạ, hỏi. - Hay là em xấu lắm?


- Không, cái áo khoác quá rộng, khoác lên người trông như cái nấm.


Thấy hai tay anh rét đỏ, Thu lo lắng hỏi:


- Anh... lạnh không?


- Nói không lạnh là nói dối. - Anh lại cười to: - Nhưng sắp xong rồi.


Anh lại chạy xuống sông rũ cái khăn, rũ một lúc, anh vắt kiệt nước, đi lên bờ. Thu vội trả cái áo bông cho anh, anh mặc áo, cầm cái chậu đựng khăn trải giường.


Thu giành lấy nói:


- Anh đi làm đi, để em đem về, cảm ơn anh nhiều.


Anh không đưa trả cái chậu cho Thu, nói:


- Trưa rồi, đang là thời gian nghỉ. Nơi làm việc của tôi đã chuyển sang đây, sẽ về nghỉ một lúc.


Về đến nơi, anh bảo Thu phía sau nhà có sào phơi áo quần, anh tìm khăn lau sạch cây sào, lại giúp Thu phơi cái khăn trải giường lên, sau đấy dùng hai cái kẹp kẹp lại.


Lúc anh làm, tay chân rất thành thạo, rất tự nhiên. Tĩnh Thu bất ngờ hỏi anh:


- Tại sao anh làm việc nhà giỏi thế?


- Quanh năm đi công tác xa nhà, mọi việc phải tự làm.


Bà Trương nghe thấy, đùa anh:


- Nói khoác, vỏ chăn, khăn trải giường của anh đều do cái Phần nhà này giặt.


Anh lè lưỡi, không dám khoác lác. Tĩnh Thu nghi, chắc chắn Phần rất thích anh, không phải thì tại sao lại giặt chăn, giặt khăn trải giường cho anh?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

13#
 Tác giả| Đăng lúc 21-10-2012 13:03:54 | Chỉ xem của tác giả
(tt)


Thời gian ấy hầu như trưa nào Ba cũng về nhà bà Trương, có lúc ngủ trưa, có lúc nói chuyện với Thu, có lúc anh mang trứng gà và thịt về để bà Trương làm thức ăn cho mọi người. Không biết anh lấy thịt và trứng ở đâu, vì những thứ đó đều bán theo tem phiếu, có lúc anh lại mang cả trái cây về, hồi ấy trái cây rất hiếm, cho nên mỗi lần anh mang về đều làm cả nhà vui.


Có lần anh bảo Thu cho anh xem những gì cô đã viết, anh nói:


- Đồng chí nhà văn, tôi biết các đồng chí không muốn cho ai xem ngọc ngà của mình, nhưng thứ các đồng chí viết không phải là ngọc ngà của mình, mà là lịch sử thôn này, có thể cho tôi xem được không?


Thu không thể từ chối, đành đưa cho anh xem. Anh xem rất nghiêm túc, trả lại cho Thu, nói:


- Văn chương không có gì phải bàn, nhưng mà, Thu viết những thứ này quả là lãng phí tài năng.


- Tại sao?


- Toàn là thứ văn chương ứng cảnh, không có ý nghĩa gì sất.


Thu giật mình, cảm thấy những lời anh nói rất phản động. Nhưng đúng là Thu không thích viết những thứ đó, nhưng không viết không còn cách nào.


Thấy Thu lo lắng viết lách, anh an ủi:


- Cứ viết đại đi, người ta bảo viết như thế nào thì cứ viết như thế. Viết những thứ này khỏi cần phải động não nhiều.


Những lúc không có ai, Tĩnh Thu hỏi anh:


- Anh bảo em viết những thứ này không cần phải động não nhiều, vậy thì viết gì mới cần động não?


- Viết những cái Thu cần viết, tức là phải tốn tâm tư. Thu đã viết truyện, làm thơ bao giờ chưa?


- Chưa. Em làm sao có thể viết nổi truyện?


Anh thấy hứng thú, hỏi Tĩnh Thu:


- Thu cảm thấy người như thế nào mới viết được truyện? Anh thấy Thu có tư chất làm một nhà văn, văn Thu viết rất hay, quan trọng hơn là, Thu có đôi mắt rất giàu chất thơ, có thể nhận ra chất thơ trong cuộc sống...


Tĩnh Thu lại thấy anh „văn vẻ“, liền truy hỏi:


- Anh luôn nói „chất thơ, chất thơ“, cuối cùng „chất thơ“ là gì?


- Theo cách nói trước kia, tức là „chất thơ“, còn theo cách nói ngày nay, tức là „lãng mạn cách mạng“.


- Anh biết nhiều quá, tại sao anh không viết truyện?


- Cái mà anh muốn viết sẽ không có ai in, còn cái có thể in được, chắc chắn đấy không phải là cái muốn viết. - Anh cười rồi nói tiếp: - Có thể Thu vừa đi học thì Cách mạng văn hóa bắt đầu, nhưng anh học đến trung học phổ thông thì bắt đầu Cách mạng văn hóa, anh bị ảnh hưởng của giai cấp tư sản chắc chắn sâu hơn Thu. Lúc đi học, anh cứ muốn thi lên đại học, vào đại học Thanh Hoa, nhưng vì chưa đến tuổi...


- Tại sao anh không đi học đại học Công Nông Binh?


Anh lắc đầu:


- Có ý nghĩa gì? Bây giờ ở đại học không học được gì. Thu tốt nghiệp trung học rồi chuẩn bị làm gì?


- Về nông thôn.


- Rồi sau đấy?


Thu rất buồn vì không thấy „sau đấy“ của mình. Anh trai Thu về nông thôn mấy năm nay, không làm sao về lại thành phố. Anh trai kéo violon rất giỏi, văn công huyện và đoàn văn công Hải Chính muốn nhận anh, nhưng đến khi thẩm tra lí lịch họ lại thôi. Thu hơi buồn, nói:


- Không có „sau đấy“ em về nông thôn nhất định sẽ không được về lại thành phố, vì gia đình em... thành phần không tốt.


Anh khẳng định:


- Không đâu, nhất định Thu sẽ được gọi về, chẳng qua muộn thôi. Đừng nghĩ nhiều, đừng nghĩ xa, thế giới thay đổi hàng ngày, biết đâu đến ngày ấy chính sách thay đổi, không phải về nông thôn nữa.


Thu cảm thấy tương lai thật xa vời, liệu có như thế được không? Nhất định anh đang động viên. Dù sao thì Thu có về hay không cũng không liên quan đến anh, anh chẳng việc gì phải chịu trách nhiệm với lời nói của mình. Nói đến những chuyện ấy, Tĩnh Thu cảm thấy không còn gì để bàn với anh, anh bảo bố anh trước kia làm quan, tuy có bị chấn chỉnh, nhưng bây giờ không việc gì nữa, cho nên anh không phải về nông thôn, mà được vào thẳng đội thăm dò. Con người như anh khác hẳn với Thu, anh không thể hiểu nổi nỗi lo của Thu.


- Em phải viết đây.


Thu uể oải nói rồi giả bộ viết. Anh cũng không nói gì thêm, chỉ ngồi kia ngủ gật, thỉnh thoảng lại nói đùa với thằng Hoan, đến giờ anh về đi làm.


Một hôm, anh đem đến cho Thu một cuốn sách rất dày, hỏi:


- Thu đã đọc cuốn Jean Christophe (2) này chưa?


- Em chưa đọc.


Anh để cuốn sách lại, bảo đây chỉ là tập một, xem xong tập này anh sẽ cho mượn tập tiếp theo.


Về sau Tĩnh Thu hỏi:


- Tại sao anh có những sách này?


- Đều là của mẹ anh. Bố anh làm quan, nhưng mẹ thì không. Có thể Thu đã nghe nói, hồi đầu giải phóng ban hành luật hôn nhân mới, rất nhiều cán bộ bỏ vợ ở quê, tìm các cô nữ sinh trẻ đẹp, có học thức lấy làm vợ. Mẹ anh là một nữ sinh, một tiểu thư con nhà tư sản, có thể vì để thay đổi địa vị chính trị của mình, nên lấy bố anh.


- Nhưng mẹ cảm thấy bố không hiểu mẹ, cho nên trong lòng mẹ rất day dứt, dành phần lớn thời gian để đọc sách. Mẹ rất yêu sách, có rất nhiều sách, nhưng hồi Cách mạng văn hóa mẹ sợ, đốt rất nhiều. Anh và thằng em trai giấu đi. Cuốn này có hay không?


- Đây là của giai cấp tư sản, nhưng chúng ta có thể tiếp thu có phê phán... - Tĩnh Thu nói.


Anh lại nhìn Thu như nhìn một đứa trẻ:


- Đây là những tác phẩm nổi tiếng thế giới, hiện tại đang gặp vận nguy ở Trung Quốc, nhưng rồi danh tác vẫn là danh tác, không phải vì thế mà trở thành rác rưởi. Thu có muốn đọc nữa không? Anh vẫn còn, nhưng Thu không được đọc quá nhiều, nếu không, không viết xong tài liệu giáo khoa. Hay là... để anh viết giúp?


Anh viết giúp mấy đoạn, rồi nói:


- Lịch sử Tây Thôn Bình anh rất thuộc, viết trước mấy đoạn, để thầy giáo và các bạn học của Thu xem có được không, nếu không được anh sẽ viết lại.


Về sau, trong lúc thảo luận tổ, Tĩnh Thu đưa những đoạn đã viết mấy hôm nay cho mọi người xem, dường như không ai nhận ra những đoạn không phải Thu viết. Vậy là anh trở thành „nhà văn dự bị“ của Tĩnh Thu, cứ buổi trưa anh lại viết giúp tài liệu giáo khoa, trưa nào Thu cũng đọc sách của anh cho mượn.



(2) Tiểu thuyết của nhà văn Pháp Romain Rolland (1866 - 1944) – ND
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

14#
 Tác giả| Đăng lúc 11-1-2013 06:07:09 | Chỉ xem của tác giả
Chương 5




HÔM ẤY, thu cùng tổ cái cách giáo dục đi tham quan vách núi Hắc Ốc, đấy là một cái hang, nghe nói là nơi ẩn nấp của những chiến sĩ cách mạng trong thời kì chiến tranh chống Nhật. Về sau bị bọn Hán gian tố giác, quân Nhật bao vây, hơn hai chục thương binh và dân làng bị chết trong đó. Quân Nhật đốt cửa hang, hễ có ai chạy ra là bị chúng bắn, không chạy ra đều chết cháy trong hang. Bây giờ khói đen vẫn còn trên vách hang.


Đây là trang lịch sử đau thương nhất của Tây Thôn Bình, thành viên trong tổ cải cách giáo dục nghe đều phải rơi nước mắt. Tham quan xong, lẽ ra đã đến giờ ăn, nhưng mọi người nói các bậc tiên liệt cách mạng đã phải đầu rơi máu chảy, hi sinh cho cuộc sống hạnh phúc của chúng ta hôm nay, lẽ nào chúng ta không ăn muộn được một bữa hay sao? Vậy là mọi người không tính gì đến ăn uống, bắt đầu họp, thảo luận để viết sự việc này, mãi cho đến hai giờ chiều mới họp xong.


Thu về đến nhà bà Trương, không thấy Ba đâu, nghĩ bụng chắc anh đến, nhưng bây giờ phải về làm việc. Thu ăn vội vài lưng cơm rồi ngồi viết chuyện hôm nay. Nhưng đến trưa hôm sau cũng không thấy Ba đến, Tĩnh Thu có phần lo lắng, hay là hôm qua anh đến không gặp mình, rồi giận, không đến nữa? Không thể, mình đâu có đủ bản lĩnh để làm Ba phải giận?


Liền mấy hôm sau cũng không thấy Ba xuất hiện. Thu bắt đầu như người mất hồn, cảm thấy có gì đó không nên không phải, viết lách cũng không nổi, ăn không ngon, chỉ nghĩ tại sao anh không đến. Thu muốn hỏi bà Trương và những người trong nhà Ba đi đâu, nhưng không dám, chỉ sợ mọi người nghĩ mình và anh có chuyện gì.


Đến tối, thu đưa thằng Hoan ra làm bình phong, đến lán công nhân để tìm Ba. Đến gần lán đội thăm dò, Thu không nghe thấy tiếng đàn accordéon. Tĩnh Thu quanh quẩn ở đấy mãi, không dám vào hỏi Ba đi đâu, đành phải ra về. Sau đó, không thể chịu đựng được hơn, Thu phải hỏi khéo bà Trương:


- Vừa rồi cháu Hoan hỏi bố Ba của nó đi đâu mà mấy hôm nay không về...


Bà Trương cũng không biết, nói:


- Tôi cũng bảo tại sao mấy hôm nay không thấy anh ấy đến chơi, có thể về thăm nhà chăng.


Lòng Thu giá lạnh, anh về thăm nhà? Anh ấy đã có vợ chưa nhỉ? Thu chưa bao giờ hỏi, mà anh cũng không nói mình đã có gia đình, mà cũng không nói chưa có. Anh nói, học đến trung học phổ thông thì gặp Cách mạng văn hóa, vậy anh hơn Thu sáu, bảy tuổi, vì Cách mạng văn hóa bắt đầu thì cô mới học lớp hai. Nếu không vì kêu gọi kết hôn muộn, sợ rằng anh đã lập gia đình rồi. Nghĩ đến chuyện anh đã có gia đình, lòng Thu chợt buồn, cảm thấy như anh nói dối mình. Nhưng Thu nghĩ kĩ lại những gì trong thời gian vừa rồi, cảm thấy anh không nói dối điều gì, hai người chỉ nói chuyện về viết lách, không nói gì khác, cũng không làm chuyện gì khác.


Dưới tấm kính kia có ảnh của anh, rất nhỏ, hình như ảnh làm giấy tờ gì đó. Những lúc không có người, Tĩnh Thu bần thần ngồi ngắm tấm ảnh. Thu cảm thấy từ ngày gặp anh, cái quan điểm thẩm mĩ của giai cấp vô sản bị anh thay đổi triệt để. Cô chỉ yêu khuôn mặt kia, yêu dáng người, lời nói và cử chỉ, yêu nụ cười của anh. Những là khuôn mặt đỏ au, dáng người như thép... tất cả đều bay biến!


Nhưng anh không còn xuất hiện, hay anh đã nhận ra điều gì nên tránh mặt chăng? Thu nghĩ, chỉ một thời gian nữa sẽ phải xa Tây Thôn Bình, vậy là sẽ không được gặp anh. chỉ mới mấy hôm anh không xuất hiện đã làm Thu buồn, vậy sau này vĩnh viễn không gặp anh thì thế nào?


Nhiều lúc, một người phát hiện mình yêu một người, đến lúc phải chia tay, không được gặp lại, mới biết mình đã lưu luyến mãnh liệt với người kia.


Thu chỉ cảm thấy sợ hãi, tâm trạng lưu luyến ấy cô chưa bao giờ được thể nghiệm, giống như bất giác Thu đặt trái tim mình trong lòng bàn tay anh, bây giờ thì tùy anh xử lí. Anh muốn trái tim Thu đau, chỉ cần bóp mạnh, anh muốn trái tim Thu vui sướng chỉ cần một nụ cười. Tĩnh Thu không biết tại sao mình thiếu thận trọng đến vậy, biết rõ hai con người không cùng một thế giới, vậy mà thiếu thận trọng yêu anh.


Có thể con gái, nhất là những cô gái nhà nghèo đều có giấc mơ của nàng Lọ Lem, mơ tưởng sẽ có một ngày có một chàng hoàng tử tuấn tú yêu mình, không chê mình là con nhà nghèo, làm cho mình thoát khỏi cảnh nghèo khó, thoát khỏi bể khổ, sống trong thiên đường hạnh phúc. Nhưng Thu không dám mơ giấc mơ ấy, Thu biết mình không phải là Lọ Lem, nàng Lọ Lem tuy nghèo nhưng rất xinh đẹp. Hơn nữa, cha mẹ Lọ Lem cũng không phải thành phần địa chủ hoặc gia đình có lịch sử phản cách mạng.


Thu không nghĩ được mình có điểm nào đáng để Ba thích, nhất định vì buổi trưa rỗi rãi anh mới đến nhà bà Trương chơi. Có thể anh là chàng công tử trong sách, có chút tài vặt lừa được các cô gái vào tay mình, ghi thêm một điểm vào Nhật kí người đi săn, coi như chiến tích huy hoàng rồi đến một nơi khác để lừa các cô gái khác.


Tĩnh Thu cảm thấy bị Ba lừa dối, vì cô không thể buông nổi anh, chắc chắn anh cũng đã nhìn ra. Có thể đấy là điều „một lần sảy chân ôm hận suốt đời“ mà mẹ vẫn thường nhắc nhở chăng? Tĩnh Thu nhớ lại một đoạn trong Jane Eyre (3). Jane Eyre để từ bỏ tình yêu của Rochester ngày nào cũng soi gương và nói: „Mi là một cô gái nhan sắc bình thường, mi không xứng vời tình yêu của chàng, mi đừng bao giờ quên điều ấy!“. Tĩnh Thu cũng muốn lấy gương ra soi và nói với mình câu ấy, nhưng làm như thế có nghĩa là Thu đã tự nhận mình yêu anh rồi. Thu vẫn không dám tự nhận điều ấy. Cô vẫn là một học sinh trung học, người ta đã tốt nghiệp, đã ra đi làm, còn phải hôn nhân muộn, càng khỏi phải nói đang đi học. Thu tự nhủ: mình phải biết quên anh ấy, cho dù anh ấy có trở về mình cũng không thể đến với anh.


Trên trang cuối cùng của cuốn vở viết lịch sử thôn, Thu viết một quyết tâm thư: „Kiên quyết phân rõ ranh giới với mọi tư tưởng tiểu tư sản, toàn tâm toàn ý học tập, công tác, viết thật tốt tài liệu giáo khoa, dùng hành động thực tế để cảm ơn lãnh đạo nhà trường đã tin tưởng tôi“. Thu chỉ có thể viết lộn xộn, vì không có chỗ nào đế cất giấu riêng tư cá nhân. Nhưng Thu biết, „tư tưởng tiểu tư sản“ là chỉ điều gì.


Mấy hôm sau, „tư tưởng tiểu tư sản“ lại xuất hiện. Đấy là một buổi chiều, đã gần năm giờ, Tĩnh Thu đang viết trong buồng riêng, bỗng nghe thấy tiếng nói vui mừng của bà Trương:


- Anh đã về rồi đấy à? Về thăm người thân hay sao?


Sau đấy Thu lại nghe thấy giọng nói làm cho trái tim cô xao động:


- Không, con sang bên đội Hai.


- Thằng Hoan cứ hỏi anh mãi, chúng tôi cũng mong anh.


Thu bối rối nghĩ, bà Trương không nói mình cũng hỏi mấy lần, coi như thằng Hoan hỏi. Thu nghe thấy „con cừu chịu tội“ vui mừng từ trong nhà chạy ra, một lúc sau mang vào cho Thu mấy cái kẹo, bảo của bố Ba cho. Thu cầm cái kẹo lại đưa cho „con cừu chịu tội“, mỉm cười nhìn nó bóc hai cái kẹo cho vào miệng, hai bên má phồng lên.

(còn tiếp)




----------------------------------


  (3) Tiểu thuyết của nữ văn sĩ Anh Charlotte Bronte (1816 – 1855) - ND
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

15#
 Tác giả| Đăng lúc 11-1-2013 06:12:30 | Chỉ xem của tác giả
(tiếp theo)


Thu kiềm chế bản thân, ngồi trong phòng không ra gặp Ba. Thu nghe anh nói chuyện với bà Trương, hình như nói bên đội Hai có sự cố kĩ thuật, anh phải sang giải quyết, đội Hai ở một thôn nào đó bên Nghiêm Gia Hà. Thu thở phào nhẹ nhõm, chỉ trong giây lát quên ngay quyết tâm của mình, chỉ muốn gặp anh, nói với anh vài ba câu. Thu không thể không lật giở quyết tâm thư của mình ra đọc lại, tự nhủ: Thu ơi, đã đến lúc thử thách mi rồi đó, xem lời mi nói có đúng không? Vậy là Thu ngồi ngây ra trước bàn viết.


Một lúc sau không còn nghe thấy tiếng anh, Thu biết anh đã đi, lại hối hận, nếu anh đi đâu đấy mấy hôm không về, vậy là Thu đã bỏ qua cơ hội hôm nay rồi chăng? Thu vội vã đứng dậy, muốn ra xem anh đi đâu, cho dù chỉ thấy cái bóng thôi cũng đủ yên tâm. Thu vừa đứng dậy quay người đi thì trông thấy anh nghiêng mình ở cửa buồng, nhìn Thu.


- Thu... định đi đâu đấy?


- Em đi... ra nhà sau.


Sau nhà có cái nhà vệ sinh, cho nên nói „ra nhà sau“ có nghĩa là đi nhà vệ sinh. Anh cười:


- Đi đâu, đừng làm mất thì giờ của anh, anh chờ.


Thu đứng lại, ngẩn ngơ nhìn anh, mấy ngày không gặp, cảm thấy anh gầy đi chút ít: má hóp lại, râu dưới cằm tua tủa, chưa bao giờ Thu thấy anh như thế, cằm anh lúc nào cũng cạo nhẵn. Thu lo lắng hỏi:


- Anh ở bên ấy... làm việc có mệt không?


- Không mệt, công việc về kĩ thuật, không dùng nhiều sức lực. - Anh sờ mặt mình, nói: - Gầy đi phải không? Mất ngủ...


Anh nhìn Thu khiến lòng Thu bối rối, nghĩ bụng không biết má mình có hóp lại không nhỉ? Thu nói khẽ:


- Tại sao anh sang đội Hai mà không nói với em? Cháu Hoan lúc nào cũng nhắc đến anh.


Anh vẫn nhìn Thu, cũng nói khẽ:


- Hôm ấy đi vội, không đến nói với Thu... và mọi người được. Sau đấy, ở bến xe, anh đến bưu điện nói với anh Sâm, tưởng rằng anh ấy về nói với Thu, có thể anh ấy quên. Về sau không nhờ được ai, phải chờ anh về nói với Thu.


Thu giật mình, anh nói với ý gì nhỉ? Hình như anh nhìn thấu tâm tư mình, biết mình mấy hôm nay muốn tìm anh. Thu thanh minh:


- Anh bảo với em để làm gì? Em biết anh đi đâu để làm gì?


- Thu không muốn biết anh đi đâu, nhưng anh muốn bảo với Thu anh đi đâu, thế không được à? - Anh nghiêng đầu, nói như bất chấp lẽ phải.


Thu lúng túng không biết nói gì hơn, vội đi ra sau nhà. Thu đứng ở nhà sau một lúc rồi mới quay về, thấy anh ngồi trước bàn viết đang lật giở xem vở ghi chép của Thu. Thu giật cuốn vở, xếp lại, trách anh:


- Không xin phép mà đã xem!


Anh cười, học cách nói của Thu:


- Tại sao không xin phép đã viết về người ta?


Thu vội vã giải thích:


- Em đâu viết về anh? Em đâu có nhắc đến tên họ của anh? Em chỉ viết... quyết tâm thư.


Anh tỏ ra hiếu kì, nói:


- Anh đâu nói Thu viết về anh, chỉ nói Thu chưa được phép của những anh hùng chống Nhật mà đã viết về họ. Thu viết về anh đấy à? Ở đâu? Tài liệu lịch sử mà Thu viết đấy chứ?


Tĩnh Thu không biết vừa rồi anh đã đọc quyết tâm thư của mình hay chưa, rất ân hận vì đã nói nhầm, có thể vừa rồi anh chỉ thấy phần viết về lịch sử ở đầu cuốn vở. Cũng may anh không truy hỏi tiếp, mà lấy một cây bút mới, nói:


- Thu dùng cây bút này đi, từ lâu muốn cho Thu một cây bút, nhưng không có dịp nào. Cây bút của Thu bị chảy mực, Thu nhìn xem ngón tay giữa đầy mực.


Tĩnh Thu nhớ, anh có lần nói sẽ mua cho Thu một cây bút mới. Vì anh cài mấy cây bút trên túi áo ngực, có lần Thu cười anh:
- Anh đúng là trí thức, lúc nào cũng cài nhiều bút trên túi.


Anh cười:


- Thu chưa nghe nói bao giờ à? Cài một cây bút là sinh viên, cài hai cây bút là giáo sư, cằi ba cây bút là... - Anh buông lửng, không nói tiếp.


- Là cái gì? Cài ba cây bút là gì? Là nhà văn à?


- Cài ba cây bút là thợ chữa bút.


Thu bật cười hỏi:


- Vậy anh là thợ chữa bút à?


- Ôi, thích nghịch ngợm táy máy, chữa bút, chữa đồng hồ báo thức, chữa đủ thứ, đàn accordéon cũng tháo ra xem. Bút của Thu anh đã mở ra xem rồi, không chữa được nữa, thay linh kiện không bằng đổi cái mới, lúc nào có thời gian sẽ mua cho Thu. Thu dùng cây bút này không sợ dây mực lên mặt à? Con gái rất sợ xấu hổ.


Thu không nói gì, vì nhà Thu nghèo, không mua nổi bút, cây bút cũ này cũng của người khác cho.


Anh đưa cây bút mới cho Thu, hỏi:


- Thu có thích cây bút này không?


Tĩnh Thu cầm cây bút lên, cây bút Kim tinh rất đẹp, rất tiếc không dám bơm mực vào. Thu định nhận cây bút và sẽ trả tiền cho anh, nhưng Thu không có tiền, lần này về nông thôn mẹ cũng phải đi vay tiền ăn cho Thu, cho nên Thu trả cây bút cho anh:


- Em không cần, bút của em viết cũng được.


- Tại sao không cần? Thu không thích à? - Hình như anh có phần nôn nóng. - Lúc anh mua không nghĩ, có thể Thu không thích màu đen, nhưng không có màu khác. Anh thấy bút này tốt, nét nhỏ, chữ Thu viết đẹp, dùng cây bút nét nhỏ này tốt hơn. - Anh giải thích một lúc rồi nói. - Thu cứ dùng đi, lần sau anh mua cho Thu cái đẹp hơn.


- Đừng... đừng, không phải em chê bút xấu, mà là... đẹp. Đắt lắm phải không anh?


Anh như thở phào nhẹ nhõm:


- Không đắt, Thu thích là được rồi, bơm mực vào thử nhé?


Anh lấy lọ mực, hút mực vào bút. Lúc viết, anh thích cầm cây buit1 khẽ vẩy như đang suy nghĩ, sau đấy mới đặt bút viết.
Anh viết một câu thơ vào vở của Thu, đại ý: từ hôm anh gặp em, lòng cầu mong nếu cuộc sống là lối đi hàng một, xin em hãy đi trước mặt anh, để anh lúc nào cũng được thấy em; nếu cuộc sống là lối đi song song, xin em hãy cho anh dắt tay em đi trong biển người mênh mông, sẽ không bao giờ mất em.


Thu rất thích câu thơ ấy, Thu hỏi:


- Thơ của ai đấy?


- Chỉ viết linh tinh, đâu phải thơ, nghĩ gì viết nấy, vậy thôi.


Hôm ấy, anh bắt Thu phải nhận cây bút, nếu Thu không chịu nhận, anh đành đưa cho nhóm của Thu, bảo đấy là tặng phẩm dành cho công việc cải cách giáo dục, để cho Thu viết lịch sử. Thu sợ anh mang đến cho nhóm công tác, mọi người biết chuyện, Thu đành phải nhận, hứa rằng sau này sẽ trả tiền cho anh.

Anh nói:

- Được, anh chờ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

16#
 Tác giả| Đăng lúc 15-1-2013 08:11:25 | Chỉ xem của tác giả
Chương 6




MẤY HÔM SAU, đến lượt Thu về thành phố nghỉ, kì nghỉ luân phiên của Thu vào hai ngày thứ tư và thứ năm.


Hai kì nghỉ lần trước, Thu nhường cho một bạn nam tên là Lý Kiện Khang, vì cậu ta không được khỏe như cái tên, mặt luôn bị sưng, phải đi bệnh viện kiểm tra. Một nguyên nhân khác để Thu nhường kì nghỉ cho bạn là vì cô không có tiền đi đường. Hồi ấy tiền lương tháng của mẹ chỉ gần bốn chục đồng, phải nuôi mẹ và đứa em gái, phải chi tiền về nông thôn cho anh trai, phải chu cấp cho bố đang cải tạo lao động, tháng nào cũng thu không đủ chi, cho nên Thu có thể tiết kiệm được khoản nào thì tiết kiệm.


Nhưng lần này thì không thể, chủ nhiệm lớp của Thu nhờ người về nghỉ đưa thư cho Thu, bảo Thu về để tập tiết mục chuẩn bị hội diễn sắp tới của trường, Thu phải về để dàn dựng điệu múa cho các bạn. Giáo viên chủ nhiệm lớp còn quyên góp cho Thu đủ tiền đi và về.


Mẹ Thu đang là giáo viên của trường tiểu học trực thuộc trường trung học số Tám, coi như đồng nghiệp với giáo viên chủ nhiệm lớp của Thu. Giáo viên chủ nhiệm lớp biết hoàn cảnh gia đình Thu, cứ vào đầu năm học đều chủ động để Thu được hoãn đóng các khoản lệ phí. Tuy các khoản lệ phí mỗi học kì chỉ ba hoặc bốn đồng, lúc bấy giờ cũng coi như một khoản chi lớn.


Chủ nhiệm lớp còn thường xuyên đưa cho Thu mẫu đơn xin học bổng, học bổng cũng được mười lăm đồng mỗi học kì. Nhưng Thu không xin, vì học bổng còn phải được lớp bình chọn, Thu không muốn để các bạn biết gia cảnh, phải xin học bổng mới đi học được.


Vụ hè nào Tĩnh Thu cũng đi lao động kiếm tiền, làm công nhân phụ lao động cho một công trường, thợ cả xây tường, cô giúp chuyển gạch, gánh vữa. Có nhiều lúc Thu phải đứng trên giàn giáo cao nhận gạch của người từ phía dưới đất tung lên, có lúc phải cùng khiêng những tấm bê tông rất nặng, làm những việc nặng nhọc và nguy hiểm, nhưng ngày nào cũng kiếm được một đồng hai hào tiền công, cho nên hễ đến kì nghỉ hè là Thu đi làm.


Lần này về nghỉ Thu vừa vui vừa buồn, vui là được về thăm mẹ và em gái, mẹ không được khỏe lắm, em còn nhỏ, lúc nào Thu cũng lo lắng. Bây giờ được về thăm có thể giúp mẹ mua than, mua gạo, làm một vài việc lặt vặt. Nhưng Tĩnh Thu lại không nỡ rời Tây Thôn Bình, nhất là với Ba, về hai ngày coi như hai ngày hai ngày không được gặp anh, trong khi thời gian còn lại không nhiều.


Bà Trương nghe nói Thu sắp về thăm nhà, bà bảo Lâm đi tiễn, nhưng Thu không chịu: thứ nhất Thu không muốn làm mất thì giờ của Lâm; thứ hai, hàm ơn sau này sẽ không có cách nào trả ơn.


Nghe Phương nói, mấy năm trước Lâm rất thích một cô nữ sinh về tham gia lao động, cô kia có thể vì bố Lâm làm trưởng thôn nên một thời gian tỏ ra rất tốt với anh. Về sau có chỉ tiêu gọi người về, cô nữ sinh kia thề bồi với Lâm, bảo anh chỉ cần tìm cách cho cô ta có chỉ tiêu về lại thành phố, cô ta sẽ lấy Lâm làm chồng. Đến khi Lâm nói giúp, bảo cha cho cô chỉ tiêu ấy, vậy là cô một đi không trở lại! Về sau cô ta còn nói với mọi người, chỉ trách Lâm khờ dại, không sớm nấu gạo thành cơm, nếu không cô ta đã trở thành người của anh, dù có mọc cánh cũng không thể bay nổi.


Lâm trở thành chuyện cười cho cả thôn, ngay cả trẻ con cũng biết đọc câu vè: „Thằng Lâm dại, thằng Lâm khờ, gà đã bay, trứng đã vỡ; thả cô nàng về lại phố, làm Bồ Tát, ô hô!“


Suốt một thời gian dài, Lâm ủ rũ như rau bị sương muối. Hỏi vợ cho anh, anh cũng không thèm, bảo anh đi tìm người yêu, cũng không đi. Lần này Tĩnh Thu về ở trong nhà Lâm, hình như tinh thần anh cũng phấn chấn lên đôi chút, cho nên bà Trương bảo Phương đánh tiếng với Thu. Nhưng Phương cảm thấy Lâm không xứng với Thu, cô không làm mối, mà còn để lộ những lời của mẹ, của anh cho Thu biết.


Thu bảo Phương nói với mẹ, thành phần xuất thân của mình không tốt, không xứng với Lâm. Bà Trương biết, thân chinh nói với Thu:


- Con ơi, thành phần không tốt thì sợ gì? Con lấy thằng Lâm nhà mẹ, vậy là thành phần sẽ tốt chứ sao? Con không nghĩ cho mình thì phải nghĩ cho con cái chứ?


Thu xấu hổ, mặt đỏ lựng, hiềm một nỗi đất không có lỗ mà chui, Thu vội vã nói:


- Cháu còn nhỏ, cháu còn nhỏ, chưa dám nghĩ đến chuyện tìm người yêu, cháu còn đi học, bây giờ đang kêu gọi không nên kết hôn sớm, cháu chưa đến hai mươi lăm sẽ chưa nói đến chuyện ấy.


- Hai mươi lăm tuổi mới lấy chồng? Đến lúc ấy già thành mõ rồi! Nhà quê chúng tôi lấy vợ lấy chồng sớm, chỉ cần đội sản xuất cho một cái giấy, lấy chồng lấy vợ lúc nào cũng được. - Bà Trương động viên Thu. - Mẹ cũng không bảo con phải cưới ngay, cứ nói trước chuyện này với con, để trong lòng con đã có thằng Lâm nhà mẹ.


Thu không biết phải làm thế nào, đành nhờ Phương giải thích:


- Thu... không biết nói thế nào, chỉ biết không thể được.


Phương cười hì hì:


- Phương cũng biết không thể được, nhưng Phương không muốn làm người mang tiếng ác, chị đi mà nói.


Trước hôm Thu đi, Lâm đến nói với Thu, mặt cậu ta đỏ lựng:


- Mẹ bảo tôi ngày mai đưa cô đi một đoạn, đường rừng vắng vẻ, không an toàn, không đi qua núi, sợ phải lội nước...


Thu vội từ chối:


- Không cần, không cần, em đi được. - Cô lo lắng hỏi. - Núi có hổ không?


Lâm nói thật:


- Không, núi này không lớn, chưa bao giờ nghe nói có thú rừng, mẹ bảo sợ... người xấu.


Tĩnh Thu ra sức từ chối, bà Trương trực tiếp nói, Tĩnh Thu vẫn từ chối. Thật ra cô cũng muốn có người đi cùng với mình một quãng, một mình đi đường núi cũng sợ. Nhưng nghĩ, nếu tiếp nhận tình cảm ấy của Lâm, sau này biết lấy gì để trả? Thu thà mạo hiểm đi một mình còn hơn. Cô quyết định theo bờ kênh tuy sa gấp đôi lại phải lội nước, nhưng có nhiều người qua lại, không sợ gặp kẻ xấu.


Buổi tối, Ba đến, cùng ngồi nói chuyện với mọi người. Tĩnh Thu mấy lần định nói với anh chuyện mình về, nhưng không có lúc nào nói được. Thu mong có người nhắc đến, như vậy anh biết Thu về phố hai hôm, nhưng không ai đả động gì chuyện ấy. Thu thở dài, nghĩ bụng có thể không phải nói với anh, có thể vài hôm tới anh không đến nhà bà Trương, Thu đắn đo mãi, lẽ nào anh không thấy Thu lại không buồn?


Thu ngượng ngùng ngồi đấy, sợ người khác cảm thấy cô ngẩn ngơ vì Ba, liền đứng dậy đi vào buồng viết báo cáo, nhưng Thu vẫn giỏng tai nghe ngóng động tĩnh ở ngoài kia, chờ cho anh chào mọi người ra về cô sẽ ra nói với anh ngày mai về phố. Nhưng Thu lại sợ anh giễu: „Thu nói với anh chuyện ấy làm gì? Anh đâu có quản lí Thu đi đâu?“


Thu ngồi trong buồng, không viết nổi một chữ. Đã gần mười giờ rồi, cô nghe thấy anh đứng dậy chào mọi người, Thu định kiếm cớ ra nói với anh. Anh vào buồng của Thu, cầm lấy cây bút trên tay Thu, tìm mảnh giấy viết vài câu, rồi đẩy mảnh giấy đến trước mặt Thu. Thu xem: „Ngày mai đi đường núi, chờ Thu. Tám giờ“.



(còn tiếp)
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

17#
 Tác giả| Đăng lúc 15-1-2013 08:14:45 | Chỉ xem của tác giả
(tiếp theo)


Thu giật mình, tưởng như không hiểu dòng chữ kia, ngước lên nhìn anh, anh mỉm cười nhìn Thu, hình như đang chờ câu trả lời. Thu ngớ ra trong giây lát, Thu chưa kịp trả lời thì bà Trương bước vào. Anh nói to:


- Cảm ơn cô Thu, tôi về nhé. - Vậy là anh ra về.


Bà Trương nghi ngờ hỏi:


- Cậu ấy cảm ơn gì?


- À, anh ấy nhờ cháu về phố mua đồ.


Bà Trương nói:


- Mẹ cũng muốn nhờ con mua một vài thứ. - Bà lấy tiền ra. - Con về, mua cho anh Lâm ít len, giúp anh ấy đan cái áo, màu sắc kiểu cách tùy con. Mẹ nghe chị con nói, con biết đan áo, cái áo con mặc là do con đan đấy à?


Thu không tiện từ chối, đành nhận tiền, nghĩ bụng: không thể làm dâu bà được, đan giúp áo cho con bà coi như bồi thường rồi đấy.


Đêm hôm ấy Thu không sao ngủ được, cô lấy mảnh giấy kia ra xem, đúng là anh đã viết như thế. Nhưng làm sao anh biết ngày mai mình về? Ngày mai anh không phải đi làm à? Anh sẽ nói gì với mình? Làm gì? Làm bạn với anh Thu thật sự vui mừng, nhưng con gái phải đề phòng con trai, anh ta chẳng phải con trai hay sao? Hai người đi đường núi, nếu anh ấy làm chuyện gì, liệu Thu có đánh lại nổi không?


Nói thật, Thu biết mối đe dọa đối với con gái, nhưng không biết mối đe đọa ấy thế nào? Cưỡng bức cũng đã nghe nói, Thu vẫn thường đọc được những thông báo ngoài đường, có những cái tên người được chấm dấu son tức là đã bị tử hình. Trong số đó có kẻ phạm tội „cưỡng dâm“, có lúc còn viết cả tình tiết phạm tội, nhưng cũng rất mơ hồ, không biết cuối cùng là chuyện gì.


Tĩnh Thu đã đọc được những thông cáo về một tội phạm cưỡng dâm, trong đó có tội „đâm tuốc-nơ-vít vào hạ thể, thủ đoạn vô cùng tàn bạo“. Còn nhớ, hồi ấy Thu cùng mấy đứa bạn gái bàn luận với nhau „hạ thể“ là bộ phận nào? Mấy đứa đều cảm thấy hạ thể là nửa người từ eo trở xuống, vậy thì kẻ phạm tội đã đâm tuốc-nơ-vít vào chỗ nào? Chuyện này Thu vẫn chưa rõ.
Có một đứa bạn nói, chị của nó bỏ bạn trai, vì anh kia không phải là người. Một buổi tối, anh kia đưa chị nó về nhà, đè chị nó xuống. Câu chuyện làm cho bọn chúng khó hiểu, phải chăng anh kia hung quá, đánh bạn gái?


Bạn gái của Thu đều ở trường số Tám hoặc con các giáo viên tiểu học trực thuộc trường trung học số Tám, đều ở trong khu tập thể nhà trường, cùng lớn lên ở đấy, dường như biết nhiều, nhưng nói ra lại giấu đầu hở đuôi, khiến mấy đứa nhỏ hơn như rơi vào mây mù, không hiểu ra sao.


Còn nhớ một đứa bạn tỏ ra xem thường nói, chị nào đấy nôn nóng, không chờ đợi nổi đã cưới trước hôn lễ. Tĩnh Thu nghe nói thật khó hiểu, không logic, cưới là tổ chức hôn lễ, sao lại chưa tổ chức hôn lễ đã cưới?


Lại nghe nói ai đấy đã làm cho ai đấy to bụng, nhưng chưa ai nói với Thu cái bụng làm thế nào để to được? Bản thân cố hiểu, cuối cùng cũng hiểu ra là con gái ngủ với con trai sẽ to bụng, vì con trai đồng nghiệp của mẹ Thu bị bạn gái bỏ, người đồng nghiệp của mẹ rất tức giận, nói với mọi người rằng đứa con gái kia bị „con tôi ngủ với rồi, bụng to, bây giờ không lấy con tôi, liệu có ai dám lấy?“


chuyện ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc cho Thu, vì mẹ nói, con xem, đồng nghiệp của mẹ cũng là nhà giáo, gặp phải chuyện ấy cũng đi nói xấu cô gái kia, nếu là những người kém hiểu biết, càng không biết họ nói những lời khó nghe đến mức nào. Một người con gái quan trọng nhất là danh tiếng. Danh tiếng xấu coi như cuộc đời bỏ đi.


Có được nhiều bài học kinh nghiệm của những người đi trước, thêm vào đấy là những chuyện nghe nói, chỉ suy luận logic, Thu rút ra kết luận: ngày mai có thể đi với Ba qua đoạn đường núi, chỉ cần chú ý là được. Trên núi thì không thể ngủ, cho nên không có chuyện làm to bụng, tốt nhất để anh ấy đi trước, như thế anh ta không thể đột ngột tấn công vật mình xuống đất được. Ngoài ra, chú ý không để cho anh ấy đụng vào mình, như thế sẽ không có vấn đề gì chứ? Điều lo lắng duy nhất là sợ người khác trông thấy, tin đồn đến nhóm cải cách giáo dục, như vậy thì nguy to! Nhưng Thu nghĩ, đoạn đường núi ấy không có ai, sẽ không bị người khác trông thấy. Nếu không, ngày mai hai người đi cách xa nhau một chút, giả vờ không quen biết, không biết anh có chịu không?


Hôm sau mới bảy giờ, Tĩnh Thu đã dậy, rửa mặt chải đầu một lúc rồi chào bà Trương, một mình xuất phát. Đầu tiên Thu đi ngược dòng sông, đi đò ngang sang bên kia, sau đấy bắt đầu leo núi. Hôm nay cô như đi tay không, trên lưng không có hành lí, nhẹ nhàng hơn lần trước rất nhiều.


Thu đang leo lên núi thì thấy Ba. Anh không mặc cái áo bông xanh kia, mà chỉ mặc cái áo jacket mà Thu chưa thấy bao giờ, chân anh nom dài hơn. Thu rất thích những người có đôi chân dài. Vừa trông thấy Ba, Tĩnh Thu quên sạch „quân lệnh“ chuẩn bị từ tối hôm qua, chỉ biết nhìn anh và cười không thành tiếng.


Anh cũng nhìn Thu hồi lâu, rồi cười:


- Thấy Thu ra cửa, cứ nghĩ Thu không đến.


- Anh... hôm nay không đi làm sao?


- Đổi ngày nghỉ. - Anh lấy từ trong cái túi đem theo ra một trái táo đưa cho Thu. - Sáng chưa ăn gì phải không?


Tĩnh Thu trả lời thật:


- Chưa, còn anh?


- Cũng chưa, chúng ta có thể lên đến phố huyện ăn chút gì đó. - Anh cầm cái túi của Thu. - Thu bạo gan thật đấy, chuẩn bị một mình đi đường núi, không sợ sói, không sợ hổ à?


- Anh Lâm nói núi không có thú dữ, nhưng phải đề phòng người xấu.


Anh cười:


- Thu thấy anh có phải người xấu không?


- Em không biết.


Anh động viên Thu:


- Anh không phải là người xấu, rồi Thu sẽ biết.


- Hôm qua anh... liều quá, suýt nữa thì bà Trương thấy mảnh giấy của anh.


Thu nói câu ấy liền cảm thấy giống như hai người làm chuyện vụng trộm, có cảm giác bối rối, xấu hổ, mặt Thu đỏ lên.
Nhưng anh không để ý, chỉ cười:


- Thấy cũng chả sao, bà ấy không biết chữ, anh lại viết rất ngoáy, chỉ sợ Thu đọc không được.


Đường trên núi có phần rộng rãi, hai người đi song song, anh luôn quay mặt sang nhìn Thu, hỏi:


- Bà Trương hôm qua tìm Thu có việc gì?


- Bà ấy bảo em mua len, giúp anh Lâm đan áo.


- Bà ấy muốn hỏi Thu làm con dâu, Thu biết không?


- Bà ấy... cũng nói.


- Thu... đồng ý chứ?


Suýt nữa thì Thu nhảy lên:


- Anh nói linh tinh gì thế? Em đang đi học.


- Vậy ý Thu... nếu không đi học thì đồng ý làm dâu bà ấy à?


Anh thấy mặt Thu đỏ lên giống như đang bực mình, không dám hỏi tiếp, chỉ nói:


- Thu đồng ý đan áo len cho cậu Lâm chưa?


- Vâng.


Anh như người bị thiệt thòi, kêu lên:


- Thu đan áo len cho anh ấy à? Vậy Thu cũng phải đan cho anh một cái chứ?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

18#
 Tác giả| Đăng lúc 19-1-2013 02:04:59 | Chỉ xem của tác giả
Chương 7




TĨNH THU CƯỜI:

- Anh cứ như trẻ con đòi quà, người ta đòi đan áo, anh cũng đòi.- Nói đến đây, Thu định thử lòng anh: - Anh định nhờ em đan áo à? Tại sao không nhờ... người yêu đan giúp?


Anh vội nói:


- Anh đâu có người yêu? Thu nghe ai nói anh có người yêu?


Nghe anh nói chưa có người yêu, trong lòng Thu phấn khởi, nhưng miệng tiếp tục giả vờ:


- Bà Trương bảo anh... có người yêu rồi, lần trước anh về thăm.


Anh kêu oan:


- Chưa cưới thì lấy đâu ra vợ? Bà ấy rất muốn ghép Thu với Lâm nên mới nói như thế. Thu cứ đến đội của anh hỏi xem anh đã có vợ chưa. Thu không tin anh thì tin tổ chức, được không?


Hình như anh cũng nhận ra thần sắc của mình biến đổi, nên cười cười rồi nói:


- Chỉ sợ Thu hiểu nhầm.


Trong lòng Thu cảm thấy ấm áp, nhất định anh rất thích Thu, nếu không tại sao anh lại sợ Thu hiểu nhầm? Nhưng Thu không dám hỏi tiếp, cảm giác hình như đi đến bờ vực, hỏi tiếp sẽ bước xuống đấy mất.


Anh cũng không nhắc lại, chỉ hỏi tình hình của Thu, Thu rất thẳng thắn nói chuyện gia đình mình, cảm thấy không phải giấu giếm anh điều gì, có thể để anh biết, còn có thể thử thách anh. Thu kể chuyện bố mẹ bị đấu tố, bố phải về nông thôn, anh trai không được gọi về.


Anh lặng lẽ nghe không nói gì, mỗi khi Thu sắp dừng lại, anh lại gợi chuyện để Thu tiếp tục nói.


- Bắt đầu Cách mạng văn hóa, mẹ em vẫn chưa bị đấu. Lúc ấy, hễ đến tối em với lũ bạn chạy đến phòng họp của trường để xem, ở đấy thường xuyên có cuộc đấu tố. Bọn em coi đấu tố như trò vui, nhại tiếng phổ thông của mấy anh đội tuyên truyền người Phúc Kiến, là bởi họ nói „nào nào“ thành „lào lào“.


Hồi ấy bị đấu là cô giáo Chu Giai Tĩnh, nghe nói cô cùng làm việc với Hứa Vân Phong, chị Giang, Thành Cương trong truyện Đá đỏ, về sau bị bắt, mất hết khí tiết cách mạng và đầu thú, được bảo toàn tính mạng. Tuy cô ấy cứ giải thích vì „mất khí tiết“, tức là rời bỏ Đảng Cộng sản, nhưng không phản bội, tức là không bán rẻ đồng chí, nhưng đến Cách mạng văn hóa thì bị đưa ra, coi như kẻ phản bội, bị đấu. Hồi ấy ban ngày cô phải đi lao động, buổi tối bị đấu. Ban ngày cô đi lao động, bọn trẻ con chúng em vây lấy xem, nhại tiếng đội viên đội tuyên truyền cách mạng: Chu Giai Tĩnh, còn gọi là Chu Phương Đạo, người thành phố „lào“, tỉnh „lào“, năm „lào“, tháng „lào“, ở trại tập trung „lào“ đã phản bội cách mạng. Cô giáo Tĩnh vẫn thản nhiên như không, ngẩng cao đầu, không thèm để ý đến bọn trẻ con chúng em. Lúc đấu tố cô ấy cũng ngẩng cao đầu, không chịu cúi, thỉnh thoảng lại lạnh lùng nói: „Các người không tôn trọng lẽ phải, tôi không thèm nói với các người“.


Nhưng một hôm, em với lũ bạn lại đến phòng họp để xem, trông thấy mẹ em ngồi ở giữa vòng tròn, cúi đầu, bị đấu. Bọn trẻ con bắt đầu cười em, nhại theo cách của mẹ, em sợ quá, bỏ chạy về nhà, trốn vào một chỗ ngồi khóc. Về nhà, mẹ không nói đến chuyện ấy, mẹ cứ nghĩ em không biết.


Cho đến ngày đấu tố công khai, mẹ biết không thể giấu nổi chúng em, buổi trưa cho em ít tiền, bảo đưa em gái sang bên kia sông chơi, chưa đến giờ ăn cơm chiều chưa về. Hai chị em cứ phải trốn tránh đến tận năm giờ chiều mới về. Vừa bước vào cổng trường đã thấy băng cờ, khẩu hiệu rợp trời, khẩu hiệu đả đảo mẹ, tên mẹ bị lộn ngược treo ở kia, lại còn chấm dấu son, bảo mẹ em là phản cách mạng trong lịch sử...


Về đến nhà em thấy mẹ khóc sưng cả mắt, một bên vừa đỏ vừa sưng lên, môi cũng bị sưng, tóc thì bị cắt nham nhở, mẹ đang soi gương để cắt lại mái tóc cho ngay ngắn. Mẹ là con người kiêu ngạo, lòng tự trọng rất mạnh, bị công khai đấu tố mẹ không thể chịu đựng nổi. Mẹ ôm em khóc, bảo nếu không vì ba đứa con thì mẹ không sống làm gì...


Anh khẽ nói:


- Mẹ em là người mẹ vĩ đại, vì con cái mà chịu đựng đau khổ và nhục nhã. Thu đừng quá buồn, rất nhiều người phải trải qua vận nguy này, nhưng chỉ cần kiên cường như cô giáo Tĩnh, ngẩng đầu làm người, sẽ không còn đau khổ.


Thu cảm thấy anh không phân biệt rõ ràng ranh giới giai cấp, cô giáo Tĩnh là kẻ phản bội, mẹ mình đâu giống như vậy? Thu vội giải thích:


- Mẹ em không phải là phản cách mạng trong quá khứ, về sau mẹ được giải oan, vẫn được dạy học, vì những người kia nhầm, ông ngoại của em đã từng là đảng viên cộng sản, về sau chuyển sang một địa phương khác, không tìm ra tổ chức, nên bị coi là tự động ra khỏi Đảng. Thời kì đầu giải phóng, ông bị bắt và bị giam, không chờ sự việc được làm rõ ông đã qua đời ngay trong tù. Nhưng đấy không phải là vấn đề của mẹ em...


- Quan trọng là Thu phải tin ở mẹ, cho dù mẹ là phản cách mạng trong quá khứ, mẹ vẫn là một người mẹ vĩ đại. Chuyện chính trị không thể nói rõ... Thu đừng dùng tiêu chuẩn chính trị để đo lường người thân.


Thu nói:


- Luận điệu của anh giống như của cô giáo Tĩnh, con cái cô ấy trách tại sao lúc ấy mẹ lại ra đầu thú, nói nếu không đầu thú thì bây giờ giống như chị Giang, là một liệt sĩ cách mạng được mọi người ngợi ca. Người khác chịu đựng được kẻ thù đánh đập khảo tra, tại sao mẹ lại không thể? Cô giáo Tĩnh nói: „Mẹ không sợ đánh đập khảo tra, không sợ chết, nhưng lúc ấy bố các con bị tù, nếu mẹ không đầu thú thì các con đã chết từ lâu rồi. Mẹ chỉ là một đảng viên bình thường, không quen biết một đảng viên nào khác, mẹ không bán rẻ bất cứ ai, mẹ chỉ nói với bọn chúng từ nay về sau không tham gia các hoạt động của Đảng“. Câu nói ấy của cô Tĩnh bị con gái tố giác, quần chúng cách mạnh vẽ rất nhiều tranh đả kích, toàn là những bộ mặt xấu xí, độc ác...


Anh thở dài:


- Một bên là con cái, một bên là sự nghiệp, cô giáo ấy cũng khó lựa chọn. Nhưng cho dù cô ấy không bán rẻ người khác, sự thật thì cũng không nên đối xử với cô ấy như thế. Hình như Đảng hồi ấy có chính sách, để bảo toàn lực lượng, cho phép đảng viên bị bắt có thể lựa chọn linh hoạt, có thể đăng báo ra khỏi Đảng, chỉ cần không bán rẻ đồng chí là được. Có một số người đảm nhận chức vụ lãnh đạo, sau bị bắt có thể sử dụng cách ấy.


Anh nhắc đến mấy cái tên rất quen, họ nói đều bị bắt, và cũng đều được tha bằng cách ấy.


Tĩnh Thu nghe, mắt tròn xoe, mồm há hốc, bất giác nói:


- Anh... phản động quá!


Anh cười, nhìn Thu:


- Thu có định tố giác anh không? Thật ra những việc ấy đều là bí mật công khai của cấp trên, ngay cả cấp dưới cũng biết. Nhưng Thu ngây thơ trong trắng quá.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

19#
 Tác giả| Đăng lúc 19-1-2013 02:10:34 | Chỉ xem của tác giả
Thu lo lắng nói:


- Em không tố giác anh, nhưng anh nói như vậy không sợ người khác tố giác à?


- Người khác là ai? Anh không nói với ai, chỉ nói với Thu. - Anh cười, nói đùa. - Nếu Thu tố giác, anh nhận ngay, anh sẽ nguyện chết trong tay Thu. Chỉ mong sau khi anh chết Thu cắm trước mộ anh một cành hoa sơn tra, dựng một tấm bia, trên đó đề: „Nơi này chôn một người tôi đã từng yêu“.


Thu vung tay làm động tác đánh anh, dọa:


- Anh nói nhảm nữa em sẽ mặc kệ anh đấy!


Anh vươn đầu cho Thu đánh, thấy Thu không dám, anh mới rụt đầu lại, nói: - Có thể mẹ anh còn thảm thương hơn mẹ Thu. Hồi mẹ anh trẻ, có thể nói rất tiến bộ, rất cách mạng, mẹ dẫn đội bảo vệ nhà máy đi lục soát tài sản của nhà cha mẹ mình là tư sản, tận mắt trông thấy người ta tra khảo ông ngoại anh, mẹ không đồng tình với ông, cảm thấy việc mẹ làm đều vì cách mạng. Tuy sau đấy mẹ lấy bố anh, nhưng mẹ chịu lép vế, chỉ làm một cán bộ nhỏ ở Hội văn nghệ quần chúng thành phố. Mẹ lấy bố anh bao nhiêu năm và cũng vạch rõ ranh giới giai cấp với cha là tư sản, nhưng trong cốt tủy mẹ vẫn là phần tử trí thức tiểu tư sản, thích văn chương, thích lãng mạn, thích cái đẹp. Mẹ đọc rất nhiều sách, bản thân cũng viết được chút ít nhưng không gửi đăng báo, xuất bản, là bởi mẹ biết những chuyện mình viết đều là thứ của giai cấp tiểu tư sản. Trong Cách mạng văn hóa, bố anh bị quy là „phái cầm quyền đi theo con đường tư bản“, bị đấu, bị cách li, bọn anh bị đuổi khỏi khu vực quân khu, mẹ anh cũng bị tố, bảo mẹ anh là tiểu thư con nhà tư sản, đã lôi kéo hủ hóa cán bộ cách mạng, dùng thủ đoạn vô cùng bỉ ổi để quyến rũ bố anh, kéo cán bộ cách mạng xuống nước. Hồi ấy, trụ sở của Hội văn nghệ dán đầy báo chữ to và biếm họa rất bẩn thỉu, miêu tả mẹ anh là một phụ nữ xấu xa bẩn thỉu.
Mẹ anh giống như mẹ Thu, là một phụ nữ kiêu ngạo, chưa bao giờ bị ai sỉ nhục, cho nên không thể chịu đựng nổi.
Mẹ anh cãi nhau với bọn người kia, biện hộ cho bản thân, nhưng càng biện hộ càng khốn đốn, bọn chúng dùng đủ mọi cách để sỉ nhục mẹ anh, bắt phải khai ra những tình tiết gọi là quyến rũ bố anh, phải khai thật tỉ mỉ những gì trong đêm tân hôn, còn lợi dụng đấu tố để sờ soạn khắp người mẹ anh, mẹ anh chửi, bọn chúng đánh mẹ, chửi mẹ, bảo mẹ anh bị đấu tố mà vẫn lợi dụng quyến rũ đàn ông. Hồi ấy mỗi lần về nhà mẹ tắm rất lâu bởi cảm thấy khắp người bị bôi bẩn. Bọn chúng đánh mẹ rất đau, đến nỗi mẹ không đứng lên nổi bọn chúng mới cho mẹ về.
Hồi ấy bố anh bị đấu trên tỉnh, báo của tỉnh, báo của thành phố in đầy những điều bị phê phán, bị vạch trần, càng về sau càng nói những điều bẩn thỉu, hèn hạ, phần lớn là những chuyện trụy lạ hủ bại trong sinh hoạt, bảo bố dụ dỗ, ngủ với rất nhiều y tá, thư kí, nữ nhân viên. Anh giấu những thứ đó không để mẹ trông thấy, nhưng mẹ vẫn thấy,, vì quá nhiều, không sao giấu hết. Mẹ bị đánh đập hành hạ vẫn kiên trì sống, nhưng những chuyện „phản bội“ của bố làm cho mẹ quỵ hẳn, mẹ dùng cái khăn quàng rất dài để kết thúc sinh mệnh. Di chúc của mẹ chỉ có mấy câu: Bản chất trong sáng, sinh mệnh không trong sạch; sinh không gặp thời, chêt hối hận!


Thu khẽ hỏi:


- Có đúng bố anh... có những chuyện đó không?


- Anh cũng không biết. Anh cảm thấy bố rất yêu mẹ, tuy bố không biết phải yêu như thế nào mẹ mới thích, nhưng bố vẫn rất yêu mẹ. Mẹ anh mất đã nhiều năm rồi, bố vẫn ở vậy, nhiều người tỏ ý muốn bố tục huyền, nhưng bố không chịu. Bố lúc nào cũng thở than bảo câu nói của Mao Trạch Đông thật có lí: „Thắng lợi đến từ sự kiên trì“. Có lúc, tưởng như đi đến chỗ tuyệt vọng, cho rằng không còn hi vọng, nhưng nếu kiên trì tiếp, kiên trì nữa, rồi sẽ trông thấy ánh sáng thắng lợi.


Thu không ngờ anh có một quá trình đau khổ thê thảm hơn mình, rất muốn an ủi anh, không biết phải an ủi thế nào, chỉ biết nói:


- Những năm gần đây anh sống rất buồn...


Anh không nói đến bố nữa, hai người lặng lẽ đi, bỗng anh nói:


- Anh... có thể lên thành phố K với Thu được không?


Thu giật mình:


- Anh lên phố làm gì? Nếu mẹ em trông thấy, hoặc thầy giáo, bạn học thấy, sẽ cho rằng...


- Cho rằng thế nào?


- Cho rằng... cho rằng... dù sao... dù sao cũng ảnh hưởng không tốt.


Anh cười:


- Thu sợ, sợ không nói được tại sao à? Yên tâm đi, Thu bảo anh không đi, anh sẽ không đi. Lời Thu nói là chỉ thị tối cao, anh phải làm theo. - Anh thận trọng hỏi. - Vậy anh có thể chờ Thu ở phố huyện được không? Phố huyện không ai biết chúng mình, nếu Thu sợ, anh có thể đi xa nhau một chút. Lúc Thu quay lại vẫn theo đường này chứ? Thu đi một mình anh yên tâm sao nổi.


Thu thấy anh rất ngoan ngoãn, bảo không được lên thành phố anh không dám theo. Thu rất cảm động, chợt mạnh dạn hơn:


- Nếu không ảnh hưởng đến công việc, anh... chờ em ở phố huyện nhé. Em đi chuyến xe bốn giờ chiều mai, năm giờ về đến phố huyện.


- Anh chờ Thu ở bến xe.


Hai người lặng lẽ đi một đoạn nữa, Tĩnh Thu nói:


- Anh kể chuyện cho em nghe đi, anh đọc nhiều sách, chắc chắn nhớ nhiều chuyện, kể cho em nghe một chuyện.


Anh liền kể mấy chuyện, cứ kể hết mỗi chuyện Thu lại hỏi „Còn không? Còn nữa không?“. Anh lại kể. Cuối cùng anh kể một chuyện không có đầu đề, đại ý nói có một thanh niên để cứu sự nghiệp và con đường tiến thân của cha đã đồng ý lấy con gái của một vị cấp trên của cha làm vợ, nhưng trong lòng anh lại không muốn sự việc kéo dài. Về sau anh gặp một người con gái mà anh thích, anh muốn lấy người con gái này, nhưng cô gái biết anh đã có vợ, nên không tin ở anh và trốn tránh không gặp.


Nói đến đây anh dừng lại.


- Về sau thế nào? Anh kể tiếp đi. - Thu hỏi.


- Anh không biết kết cục thế nào, nếu Thu là... người con gái kia, ý anh là, Thu là người con gái mà anh ta gặp sau đấy, sẽ thế nào?


Thu suy nghĩ giây lát rồi nói:


- Em nghĩ, nếu anh kia có thể nói mà không làm với một người con gái, anh ta cũng có thể nói mà không làm với một người con gái khác, cho nên... nếu em là người con gái sau đấy anh ta gặp, chắc chắn em cũng sẽ tránh mặt.


Nói đến đây Thu chợt bừng tỉnh:


- Có phải đấy là chuyện của anh? Anh đang kể chuyện của mình đấy à?


Anh lắc đầu:


- Không phải chuyện của anh, chuyện như thế có rất nhiều trong sách, hầu hết các mối tình đều giống như thế. Thu đã đọc Romeo và Juliet chưa? Chả phải Romeo rất yêu Juliet đấy thôi? Nhưng nên nhớ, trước khi gặp Juliet, Romeo cũng đã có một người con gái khác. Thu quên rồi à, hôm Romeo gặp Juliet, anh ta đi cùng một người con gái khác đến dự buổi họp mặt, nhưng trông thấy Juliet anh ta mới yêu nàng. Thu bảo, có phải Romeo nói mà không làm với một người con gái cũng sẽ nói mà không làm với Juliet không?


Thu suy nghĩ rồi nói:


- Anh ta nói mà không làm với Juliet là bởi anh ta chết sớm.


- Ồ, nhớ rồi, câu chuyện anh vừa kể kết thúc thế này: về sau anh kia như kẻ điên, tìm cô gái khắp nơi, nhưng không tìm thấy, anh ta không chịu nổi cuộc sống không có cô kia, nên … tự tử.


- Chắc là anh bịa.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

20#
 Tác giả| Đăng lúc 22-1-2013 02:24:50 | Chỉ xem của tác giả
Chương 8





CHIỀU THỨ NĂM, Tĩnh Thu vội vã ra bến xe, chen lên một chuyến xe chạy về huyện K. Không ngờ xe vừa ra khỏi thành phố thì bị hỏng, dừng lại ở một nơi xa làng xa phố, chờ đúng một tiếng đồng hồ mới nghe thấy tiếng khởi động máy.


Tĩnh Thu sốt ruột lắm, đến bến xe huyện K chắc phải hơn bảy giờ, bến xe đóng cửa, không biết Ba còn chờ không. Nếu anh đã đi, hôm nay Thu không thể về đến Tây Thôn Bình, đành phải tìm một chỗ trọ ở phố huyện. Thu nghĩ, vạn bất đắc dĩ phải mượn tạm số tiền của bà Trương nhờ mua len làm tiền thuê nhà trọ. Không biết trọ một đêm mất bao nhiêu tiền?


Khi xe về gần đến phố huyện, Thu trông thấy anh đứng chờ dưới ánh đèn vàng vọt. Xe vừa dừng lại, anh vội chạy đến trước cửa xe ngó nhìn, trông thấy Thu, anh nhảy lên xe, chen đến trước mặt Thu:


- Cứ tưởng Thu không về, lại nghĩ xe... đổ. Thu có đói lắm không? Chúng ta tìm chỗ nào đấy ăn tạm.


Anh xách giúp đồ cho Thu:


- Đem nhiều thứ thế? Đem giúp bạn à?


Bất giác anh nắm lấy tay Thu, đưa cô xuống xe, đi tìm hàng ăn. Thu thử rụt tay lại, nhưng anh nắm rất chặt, hơn nữa lúc này cũng đã muộn, nghĩ cũng không ai trông thấy, cứ để anh nắm tay mình.


Phố huyện không lớn, không có xe buýt, mấy hàng ăn đều đã đóng cửa.


Thu hỏi:


- Anh ăn gì chưa? Nếu ăn rồi chúng ta không cần tìm hàng ăn nữa, về Tây Thôn Bình ăn cũng được.


- Anh cũng chưa ăn, ban nãy định chờ Thu về ăn một thể, nhưng sợ đi ăn Thu đến sẽ không gặp, cho nên cứ đứng ở đây. Chắc chắn Thu đói lắm rồi, đi ăn chút gì đã, lát nữa phải đi xa. - Anh kéo tay Thu. - Nào, đi theo anh, anh có cách.


Anh đưa Thu đến một gia đình nông dân gần phố huyện tìm cái ăn, anh nói chỉ cần trả tiền là có cái ăn. Đi một lúc, anh trông thấy một gia đình, nói: „Vào nhà này, nhà to, chuồng lợn cũng phải lớn, chắc chắn chủ nhà giết lợn vẫn còn thịt, để anh hỏi xem“.


Họ vào gõ cửa gia đình kia, ra mở cửa là một phụ nữ trung niên, nghe hai người nói đến tìm cơm ăn, lại trông thấy Ba cầm tiền trong tay, chị ta liền mời hai người vào nhà. Ba nói chuyện với chị chủ nhà rồi đưa tiền, chị ta bắt đầu đi thổi cơm.


Ba giúp chị ta nhóm bếp, anh ngồi trước bếp chẻ củi rất thành thạo, anh kéo Tĩnh Thu ngồi bên cạnh. Trước cửa bếp là một đống cỏ khô, coi như chỗ ngồi. Thu và Ba ngồi lên đống cỏ để nhóm lửa, chỗ ngồi chật, hai người chen nhau, Thu dựa vào người Ba, nhưng Thu không sợ, vì gia đình này không biết hai người là ai.


Lửa bếp soi sáng khuôn mặt Ba, khuôn mặt anh hồng hào, trông rất đẹp trai. Tĩnh Thu thỉnh thoảng lén nhìn anh, anh cũng thỉnh thoảng nghiêng đầu nhìn Thu, ánh mắt bắt gặp ánh mắt, trong lòng thoáng vui, anh hỏi Thu:


- Cuộc sống thế này có vui không?


- Vui.


Bữa cơm hôm ấy vô cùng thịnh soạn đối với Thu, cơm gạo mới rất ngon, thức ăn cũng rất ngon, có món đậu phụ rán vàng, một đĩa rau xào xanh ngắt, một đĩa dưa, hai cái lạp xường nhà làm. Anh gắp cả hai cái lạp xường cho Thu, nói:


- Biết Thu thích ăn lạp xường, vừa rồi anh hỏi, chị chủ nhà bảo không có, anh bảo sang nhà bênh cạnh xem có không.


- Tại sao anh biết em thích ăn lạp xường? - Thu không chịu ăn cả hai cái, cô để cho Ba một cái.


- Anh không ăn lạp xường đâu, thật đấy, anh thích ăn dưa, bếp của đội không có. - Anh nói.


Thu biết anh nhường, làm gì có ai không thích ăn lạp xường? Thu bắt anh phải ăn, nói anh không ăn em cũng không ăn. Hai người cứ nhường đi nhường lại, chị chủ nhà trông thấy, nói vui:


- Hai người thật vui, quí nhau quá, hay là để tôi làm thêm hai cái nữa?


Ba vội đưa tiền, nhanh nhẩu:


- Phiền chị cho thêm hai cái nữa, chúng tôi đưa đi ăn dọc đường.


Ăn xong, anh hỏi Thu:


- Tối nay có về không?


- Phải về, không về thì ngủ đâu?


- Muốn không về sẽ có chỗ ngủ. - Anh cười. - Hay là về, nếu không Thu sợ người khác nói này nói nọ.


Dọc đường, anh nắm tay Thu, nói trời tối quá, sợ Thu ngã. Hai người nắm tay nhau, lòng bàn tay đẫm mồ hôi. Anh hỏi:


- Anh nắm tay Thu, Thu có... sợ không?


- Ừ!


- Trước đây đã có ai nắm tay Thu chưa?


- Chưa. - Thu hiếu kì hỏi lại: - Anh đã nắm tay ai chưa?


Một lúc lâu sau anh mới trả lời:


- Nếu anh đã cầm tay ai đó, Thu có cảm thấy anh là người xấu không?


- Vậy là anh đã nắm tay ai đó rồi.


- Cầm tay với nắm tay không giống nhau, có lúc vì trách nhiệm, có lúc vì không có cách nào khác, lại có lúc vì... tình yêu.


Chưa bao giờ Thu được nghe ai đó thẳng thắn nói đến hai tiếng „tình yêu“, hồi ấy nói đến tình yêu phải dùng từ khác để thay thế. Thu thấy anh dùng từ tình yêu cảm thấy rất khó xử. Thu không dám nói tiếp đề tài ấy, liệu anh có còn nói những điều khác làm Thu khó xử nữa không.


Lúc đi qua cây sơn tra, anh hỏi:


- Kia là cây sơn tra, có muốn đến đấy xem và ngồi một lúc không?


Thu cảm thấy sởn tóc gáy:


- Không! Nghe nói hồi chiến tranh chống Nhật rất nhiều người bị bắn ở đấy, buổi tối đến đấy sợ lắm!


- Sau này có dịp sẽ đến đấy. - Anh đùa. - Thu theo cộng sản mà vẫn sợ ma à?


Thu ngượng:


- Em không sợ ma, thật ra những người anh hùng chống Nhật có trở thành ma thì đấy cũng là ma tốt, không hại người, đúng không? Cho nên em không sợ, mà chỉ sợ bầu không khí nặng nề u ám.


Bỗng Thu như sực nhớ ra điều gì, cô hỏi:


- Hôm em về Tây Thôn Bình, hình như anh cũng vừa từ đâu về, anh đứng dưới gốc cây kia phải không?
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách