Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: Jet
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Happy Halloween Day 2011] Ringu | リング - Nanako Matsushima, Hiroyuki Sanada (Vie

  [Lấy địa chỉ]
51#
Đăng lúc 22-11-2013 12:00:59 | Chỉ xem của tác giả
Đem về cho đủ bộ "kinh dị" kaka...  phim nhật chắc cũng được đóa, xem trailer chưa thấy có gì :-?

thanks subteam nhé ^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

52#
Đăng lúc 12-12-2013 12:46:41 | Chỉ xem của tác giả
cái nội dung của the ring này là bản gốc rồi holywood chuyển thành bản tiếng anh fải ko ạ.
đọc nội dung em thấy y hệt, mà chắc cái của nhật làm rợn hơn nên em sẽ xem lại ^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

53#
Đăng lúc 26-1-2014 18:15:51 | Chỉ xem của tác giả

phần 1 thì xem khá hay nhưng phần 2 của ringu nhạt chả thấy kinh dị di` thanks subteam
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

54#
Đăng lúc 30-11-2014 07:29:35 | Chỉ xem của tác giả
Cám ơn team đã mang lại cho em 1 buổi tối 'mát mẻ'!
Yub, cảm giác rất zô mốt!!!!!!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

55#
Đăng lúc 11-8-2016 13:53:58 | Chỉ xem của tác giả
Đọc bản truyện chữ của nhà văn Koji Suzuki trời ơi sợ dã man luôn với lại quá hay đọc hết lèo bộ Ring luôn. Xem phim thì...không giống tưởng tượng cho lắm. nói chung là bị đảo lại rồi.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

56#
Đăng lúc 12-8-2016 12:30:31 | Chỉ xem của tác giả
Phim hay rất rất rất hay
1 bộ phim tuyệt vời
Cảm ơn subteam nha :X
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

57#
Đăng lúc 15-10-2016 21:23:11 | Chỉ xem của tác giả
The Ring và sự trì hoãn suốt 10 năm       

Ring (1998) là phim tôi đã luôn muốn xem nhưng không có can đảm để xem một mình. Tôi vẫn còn nhớ vào mùa hè năm lớp 10 hay 11, hoặc thậm chí có thể là năm cấp 2 (sao tôi lại có thể mơ hồ về thời gian như thế này nhỉ), một người bạn đã rủ tôi xem phim The Ring (2002) phiên bản của Mĩ vì bạn ấy không dám xem phim này một mình. Một buổi chiều tối nào đó, tôi đã qua nhà bạn ấy và thưởng thức bộ phim này trên máy tính của bạn. Tôi nhớ rằng lúc đó mình đã rất hoảng sợ. Tôi thường xuyên la hét và đoạn cuối phim kinh điển làm tôi thót tim. Nhưng cảm giác khi đó là dù rất sợ nhưng thấy đã, có một chút gì đó hưng phấn khi đã vượt qua được cả bộ phim. Tuy vậy, khi về nhà một mình, tối đó tôi đã mất ngủ. Và tôi bị ám ảnh bởi bộ phim gần hai, ba tháng sau đó. Tôi thấy sợ khi đứng trước bất kì chiếc tivi màu đen nào chưa được bật lên. Thậm chí, điều buồn cười hơn là tôi còn rất sợ những vòng tròn mà khi ấy, tôi lại đang học hình học ở trường, phải sử dụng compa và giải toán với hình tròn rất nhiều. Thế là tôi cố gắng giải quyết những bài toán hình học ngay khi còn ở trường để về nhà chỉ làm toán số học. Lỡ như có hôm nào không kịp giải một bài toán hình nào đó có liên quan đến hình tròn, đến lúc tối về nhà mới làm, tôi sẽ cảm thấy lạnh run gáy ở phía sau khi bắt đầu dùng compa xoay đường tròn, tôi thường xuyên phải quay đầu ra sau để kiểm chứng nỗi sợ hãi của mình. Một vài hình tròn méo mó bắt đầu xuất hiện trong tập tôi vì những lần run tay hay làm chệch đi trọng tâm ban đầu mà tôi đã chọn để vẽ. Tôi không thể xóa chúng được. Đơn giản vì tôi đã không vẽ chúng bằng bút chì. Tôi vẽ chúng bằng bút bi. Tôi luôn vẽ hình học bằng bút bi. Nếu như lỡ vẽ sai đường nào đó trong hình, tôi sẽ vẽ lại hình mới. Thói quen này được hình thành ngay từ thời cấp hai khi tôi mới học hình học. Tôi vẫn còn nhớ thầy Thành dạy toán cho tôi năm cấp hai thường hay phàn nàn về việc vì sao tôi không chịu vẽ bút chì để dễ dàng chỉnh sửa hơn, sau khi giải toán xong có thể đồ lại bằng bút bi rồi xóa nét bút chì đi nếu muốn. Nhưng tôi đã không bao giờ nghe lời thầy. Nhiều lần, tôi đã thử vẽ bút chì nhưng khi nhìn hình vẽ với nét bút chì, tôi cảm thấy không có hứng để suy nghĩ và giải toán. Rốt cuộc, tôi lại vẽ nét bút bi ngay từ đầu mặc cho việc này có làm tôi tốn giấy hơn đi nữa. Tôi cố lí giải hành động này của mình và nhận ra rằng hình vẽ bằng bút bi khiến tôi có cảm giác yên tâm hơn khi giải toán, rằng nó đã luôn ở đó, không thể dễ dàng mất đi như bút chì. Mặc dù để xóa một nét bút chì, người ta cũng phải dụng công tìm một cục gôm và chà xát nó trên mặt giấy thì nét bút chì mới biến mất nhưng không hiểu sao, tôi luôn có cảm giác nét bút chì mong manh đến độ chúng như những hạt cát màu đen thay nhau dính liền trên giấy một cách tạm bợ và chỉ cần cơn gió thổi qua là tất cả sẽ bay mất. Cảm giác bồn chồn khi phải đối diện với sự mỏng manh tưởng tượng đó khiến tôi không thể nhìn vào nó mà suy nghĩ được. Tôi cần thứ mình vẽ ra phải chắc chắn, phải đem lại cho mình cảm giác yên tâm rằng nó sẽ không biến mất. Có lẽ đó là lí do tôi đã luôn vẽ hình bằng viết bi. Tôi rất yêu toán học và nỗi ám ảnh The Ring đã đem lại cho tôi có nguy cơ khiến tôi không thể tập trung giải quyết những bài toán  phức tạp liên quan đến hình tròn cần nhiều thời gian suy nghĩ hơn khi ở nhà. Khoảng thời gian ấy, tôi đã phải luôn tự động viên mình liên tục bằng câu nói của Hamlet trong đầu: “Con ma đáng sợ nhất chính là trí tưởng tượng của con người.” Dần dần, tôi lại quen với hình tròn và có thể giải toán bình thường. Nhưng đó là cả khoảng thời gian dài ám ảnh đến mức đến bây giờ, sau rất nhiều năm, tôi vẫn còn nhớ được ngày ấy mình đã bị nỗi sợ đó ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào.

Sau đó, tôi có tìm hiểu và biết được bản The Ring của Mĩ chỉ là bản làm lại từ Ring – hay Ringu theo cách đọc tiếng Anh của người Nhật. Rất nhiều người nói với tôi rằng bản Ring (1998) mới là đỉnh cao của nỗi sợ hãi, The Ring của Mĩ so ra chẳng là gì so với bản gốc, rằng khi xem The Ring thì họ không sợ nhưng xem Ring họ lại rất sợ. Lúc ấy, tôi thầm nghĩ rằng The Ring của Mĩ đã được nhiều người đánh giá là không đáng sợ bằng Ring mà tôi xem The Ring đã rất sợ và bị ám ảnh rồi thì khi xem Ring sẽ còn như thế nào nữa? Ý nghĩ đó khiến tôi trì hoãn việc xem Ring đến tận 10 năm trời. Và có lẽ, tôi sẽ không bao giờ có thể xem Ring nếu như không có sự trợ giúp của bạn tôi. Tôi muốn cảm ơn bạn rất nhiều vì đã giúp tôi mở chiếc hộp Pandora khiến tôi luôn lấn cấn bấy lâu nay trong lòng để rồi khi mở ra, tôi nhận thấy bên trong chiếc hộp đó, không chỉ có những thứ ghê sợ mà người ta vẫn thường nói, không chỉ có tai họa và tai họa; bên trong chiếc hộp đó còn có tình người, sự ấm áp mà tôi đã không ngờ tới.

Cảm xúc của tôi ngay khi vừa xem xong Ring không phải là nỗi sợ hãi tràn ngập mà là… chưng hửng. Tôi chưng hửng vì hóa ra phim không đáng sợ như tôi đã hình dung suốt 10 năm qua. Thậm chí, tôi còn có cảm giác ngược lại với rất nhiều người là Ring của Nhật không đáng sợ bằng The Ring của Mĩ. Nghe có vẻ vô lí nhưng sự thật là thế. Ring không khiến tôi la hét nhiều, tim đập nhanh, tay chảy mồ hôi lạnh, mắt chỉ muốn nhắm lại ở một số phân đoạn như bản The Ring của Mĩ. Tôi tự hỏi rằng có phải nguyên nhân là do tôi đã xem bản của Mĩ trước nên biết hết nội dung và không còn sợ do hồi hộp khi xem bản của Nhật nữa? Hay là do tôi đã chờ đợi một dịp để xem phim này quá lâu nên nỗi sợ hãi về phim mà tôi tưởng tượng trong đầu qua năm tháng đã lớn hơn rất nhiều so với nỗi sợ thực tế trong phim? Hoặc là tôi đã bị những hình ảnh đáng sợ nhất trong Ring ám ảnh quá đủ sau khi xem xong The Ring? Dù vậy, tôi không hề cảm thấy thất vọng khi bộ phim không khiến tôi sợ hãi như mong đợi bởi tôi đã tìm ra được những vẻ đẹp khác trong phim. Chính vì lí do đó, trong bài viết này, tôi sẽ không viết nhiều về nỗi sợ hãi Ring đã mang lại cho tôi, tôi sẽ viết về những vẻ đẹp khác mà mình đã tìm thấy khi xem phiên bản gốc của Nhật.
       
Những tình cảm ấm áp trong thế giới đáng sợ

Ring mở đầu bằng phân cảnh có Takeuchi Yuko (Tomoko) trò chuyện cùng một người bạn về việc cô đã xem một cuốn băng kì lạ. Phân cảnh này khiến tôi rất phấn khích vì nghĩ rằng Yuko đóng vai chính nhưng hóa ra lại không phải, nàng đã chết ngay sau đó. Việc này là do tôi bị nhầm lẫn thông tin, không hiểu sao tôi luôn có cảm giác Yuko đóng vai chính trong phim này. Nhưng Ring là một trong những phim đầu tiên nàng đóng, khi ấy nàng chỉ mới 18 tuổi, tôi được nhìn thấy khuôn mặt nàng thời còn trẻ, nàng thật đáng yêu. Tuy nhiên, sự tiếc nuối của tôi cũng không kéo dài bởi ngay sau đó là sự xuất hiện của Reiko – nhân vật chính trong phim do Matsushima Nanako thủ diễn. Lần đầu tiên nhìn khuôn mặt nàng trên khung hình tôi đã ngỡ ngàng bởi nàng quá đẹp. Tôi tự nhủ tại sao mình có thể không biết đến một diễn viên Nhật xinh đẹp như thế này? Sau khi xem xong Ring, tôi đã tìm kiếm thông tin và biết được hóa ra nàng là diễn viên chính trong Kaseifu no Mita – một trong những phim truyền hình có rating cao nhất ở Nhật với tập cuối đạt mốc rating đến 40%. Trong Ring, đôi lúc Nanako diễn hơi cường điệu ở một số đoạn như sợ hãi hay lo lắng cho Yoichi. Tuy vậy, xét trên mặt bằng chung của phim thì nàng diễn khá ổn.

Bây giờ, tôi sẽ bàn đến điều khiến tôi bất ngờ nhất trong Ring. Đó chính là Hiroyuki Sanada, anh thủ vai Ryuji – chồng cũ của Reiko trong Ring. Hiroyuki không phải là gương mặt xa lạ với tôi. Trước Ring, tôi đã xem những phim anh đóng như: 47 Ronin, The Wolverine, Speed Racer… Đó là những vai diễn của anh sau Ring và tôi đã không có nhiều ấn tượng với anh từ những phim này. Chính vì thế, khi xem Ring – phim anh đóng nhiều năm trước đó, tôi cảm thấy rất bất ngờ với diễn xuất và sắc thái anh đã tạo ra cho nhân vật. Chưa bao giờ, tôi lại thích một nhân vật nam trong phim đến thế kể từ sau nhân vật Sakutaro do Kusanagi Tsuyoshi thủ diễn trong 1778 stories of me and my wife. Nhân vật Ryuji trong Ring do Hiroyuki diễn toát ra thần thái điềm đạm, bình tĩnh, ít nói nhưng chân thành và đáng tin cậy. Lần đầu tiên khi anh xuất hiện, tôi đã nghĩ sao anh có vẻ lạnh nhạt với vợ cũ như thế, anh nghe chuyện của Reiko với thái độ bề ngoài dường như thờ ơ. Thế nhưng, anh lẳng lặng xem hết cuộn băng nguyền rủa đó, anh bảo Reiko chép ra một bản để mình tự nghiên cứu, anh xem thật kĩ cuộn băng ở nhà, trả đi trả lại những đoạn cần lưu ý, bình tĩnh phân tích giọng nói mang ngữ âm địa phương và những chữ Hán hiện trên màn hình đúng như phong cách một giáo viên toán học. Anh luôn có mặt lúc Reiko cần đến, anh lúc nào cũng mang lại cho tôi cảm giác an toàn, vững chãi. Tình yêu của anh là như thế. Không nói nhiều, chỉ lẳng lặng hành động. Trong Ring, có hai cảnh anh làm tôi xao xuyến: cảnh anh ngồi trên thuyền với Reiko, khi cô hoảng sợ, anh đã ôm cô vào lòng; cảnh anh không hề sợ hãi, bình tĩnh trèo xuống giếng để tát cạn nước, tìm xác của Sadako, khi anh thấy Reiko có dấu hiệu mệt và cô ngất xỉu, anh đã động viên cô, nói cô phải nghĩ đến Yoichi. Tôi đã suy nghĩ một người đàn ông tuyệt vời như thế tại sao Reiko lại li dị? Nhưng rồi, tôi không khó khăn lắm để tìm ra câu trả lời. Tôi nghĩ rằng có lẽ nguyên nhân là do năng lực đặc biệt anh sở hữu và chính sự trầm tĩnh, ít nói của anh khiến Reiko đôi khi không hiểu được anh đang nghĩ gì, cô khổ sở vì không thể cảm nhận tình yêu của anh một cách rõ ràng. Có lẽ là như thế. Tôi đã rất mong cùng với việc tìm hiểu về Sadako và cách phá giải lời nguyền, Ring sẽ phần nào hé lộ sâu hơn về mối quan hệ giữa Ryuji và Reiko. Nhưng cuối cùng, phim không nói rõ nguyên nhân họ li dị cũng như họ đã yêu nhau như thế nào. Tuy vậy, với bấy nhiêu việc mà Ryuji làm cho Reiko, thậm chí đến cuối cùng việc anh hi sinh vì cô đã đủ khiến tôi cảm nhận tình yêu của anh, khiến tôi thấy rằng Ring không chỉ là một phim kinh dị, Ring còn có một chủ đề nữa là tình yêu – điều tôi đã không cảm nhận được khi xem bản The Ring của Mĩ.  

Tôi luôn hi vọng rằng sau khi đã cùng nhau vượt qua một chuyện kinh khủng như thế, Ryuji và Reiko sẽ quay lại với nhau. Thế nhưng, cái chết của anh đã chấm dứt tất cả. Thậm chí trước khi anh chết, tôi đã biết được hai người không thể quay lại với nhau qua chi tiết anh nhìn tấm bảng ghi bài giải toán học mà cô học trò đã cố tình sửa sai rồi mỉm cười và sửa lại cho đúng. Dường như trong khoảng thời gian anh li dị với Reiko, anh đã nảy sinh mối quan hệ với người học trò ấy. Khi anh chết, người học trò khóc rất nhiều. Tôi không giận anh vì đã tiến thêm một bước bởi anh là người quá cô độc, anh thậm chí còn bị chính con trai của mình lẩn tránh. Chỉ là, tôi buồn một chút vì cuộc sống vẫn luôn cứ tiếp diễn. Nhưng Ryuji không bỏ đi hoàn toàn. Anh vẫn ở bên Reiko. Anh tiếp tục soi sáng vấn đề nàng hoang mang ngay cả khi đã qua đời.

Ring không chỉ có tình cảm giữa vợ và chồng, giữa mẹ và con, phim còn có tình người. Phân cảnh Reiko xuống giếng tìm xác Sadako trong tuyệt vọng để rồi khi phát hiện ra mái tóc và bộ xương khô, cô đã khóc rất nhiều. Cảnh cận quay bộ xương khô của Sadako với dòng nước chảy ra từ trong hốc mắt khi ấy đã khiến tôi thấy buồn thương cho Sadako nhiều hơn là giận dữ. Cái ác của Sadako là cái ác có lí do. Chính cha ruột của cô đã giết cô, bỏ mặc cô đến chết ở giếng sâu hoang lạnh này. Không một ai phát hiện ra và cứu cô. Cô đã chết dần chết mòn dưới giếng. Ta làm sao có thể trách cô được khi cô đem lòng thù ghét loài người, muốn giết càng nhiều người càng tốt? Những dòng nước chảy ra từ hốc mắt ấy như thể Sadako đang khóc. Và Reiko đã ôm cô vào lòng. Như một người mẹ. Như một người bạn. Như một người muốn cứu chuộc lại lỗi lầm của con người. Tôi đã cảm nhận được sự ấm áp ở phân cảnh đó. Nhưng Sadako không cảm nhận được. Bấy nhiêu đó không đủ để nguôi đi lòng thù hận trong cô. Cô vẫn tiếp tục giết người, tội ác vẫn tiếp tục diễn ra. Cảnh cuối phim Ring như một sự thỏa hiệp của Reiko trước cái ác để cứu con mình khiến thông điệp phim càng trở nên mạnh mẽ hơn. Đôi khi, chúng ta sẵn sàng phạm tội ác vì nghĩ rằng mình có lí do chính đáng. Và cái ác đã cứ tiếp diễn rồi nhân rộng lên theo cách như thế.

Ở đoạn đầu của phim, Ring liên tục đánh lừa khán giả về nhân vật chính thực sự. Ngay từ những phân cảnh đầu tiên, người xem dễ có cảm giác Tomoko là nhân vật chính, cô sẽ tự mình hóa giải lời nguyền. Nhưng rồi, cô chết ngay sau khi vừa xuất hiện vài phút. Và Reiko xuất hiện. Reiko thực sự là nhân vật chính của phim nhưng sau đó nàng lại nhờ đến sự giúp đỡ của Ryuji. Kể từ khi Ryuji xuất hiện, ta lại có cảm giác anh mới là nhân vật chính vì Reiko khá thụ động, cô hoàn toàn dựa dẫm vào anh. Nhưng ở những phân đoạn sau cùng, Reiko lại là người chủ động/hay bị buộc phải chủ động để giải quyết vấn đề. Như vậy, cô quả thực là nhân vật chính. Tuy nhiên, tôi vẫn cứ có cảm giác lẽ ra Ryuji mới là nhân vật chính.

Ring của Nakata

Điều khiến tôi không sợ Ring của Nhật bằng The Ring của Mĩ là phiên bản của Nhật không cố gắng dọa ma khán giả chỉ vào ban đêm. Thông thường, một phim kinh dị sẽ tập trung thời lượng vào ban đêm – thời điểm được cho rằng linh hồn ma quỉ hoạt động nhiều nhất để kể chuyện, tạo sự sợ hãi cho khán giả. Những phim kinh dị mà tôi đã xem có thời lượng nghiêng hẳn về ban đêm chiếm đến mức khoảng 80%, trong khi những cảnh ban ngày có lẽ chỉ vào khoảng 20%. Nhưng Ring thì không như thế. Thời gian câu chuyện diễn ra trong Ring dường như chia đều cho cả ngày và đêm. Ring không khiến người xem hoảng sợ bằng cách cho Sadako thoắt ẩn thoắt hiện để dọa ma trong bóng tối, thậm chí cảnh gây sợ hãi quan trọng nhất của Ring còn diễn ra vào ban ngày với ánh nắng chói chang hắt bên ngoài khung cửa sổ. Ngược lại, Ring chủ yếu dùng thủ pháp time bomb để tạo cảm giác hồi hộp cho khán giả với những mốc thời điểm đếm ngược mà Reiko sẽ chết, Ryuji sẽ chết, Yoichi sẽ chết. Làm phim kinh dị nhưng lại không lạm dụng đến máu me, bóng tối, những cảnh gây sợ hãi kinh điển – tôi cho rằng đây là những điểm nổi bật đáng khen của đạo diễn Hideo Nakata. Ring dưới bàn tay của Nakata giống như phim trinh thám có pha yếu tố tình cảm, siêu nhiên huyền bí nhiều hơn là phim kinh dị thuần túy. Tôi rất thích cách Nakata xử lí cảnh Reiko ở dưới giếng. Tôi nhớ rằng trong phiên bản Mĩ, đạo diễn Gore Verbinski đã cố xử lí cảnh này theo hướng ghê rợn hơn và những đoạn hồi tưởng trước đó về cuộc đời Sadako thì cũng đầy cảnh máu me. Nhưng Nakata không xử lí như thế. Cái kinh sợ của Ring sạch sẽ và gợn lạnh. Chính vì vậy, dù Ring của Nakata không khiến tôi sợ bằng The Ring của Verbinski nhưng tôi lại thích phiên bản của Nakata hơn.

Link bài viết:
https://kodakifilmcorner.wordpress.com/2016/03/06/ring-1998/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

58#
Đăng lúc 1-4-2017 02:05:56 | Chỉ xem của tác giả
thực sự đến đoạn cảnh sát mở cánh cửa xe và cái xác bật ra, mình đã suýt tắt vì sợ phim kinh dị nhật không quá máu me, nhưng nó như có một thứ gì đó luồn lách, len lỏi vào người xem, và khiến họ phải sởn gai ốc
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách