Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: E-Zone
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[2015] The Revenant - Người về từ cõi chết - Leonardo DiCaprio, Tom Hardy - Vietsub HD Completed

  [Lấy địa chỉ]
31#
Đăng lúc 5-9-2016 18:35:24 | Chỉ xem của tác giả
ôi hóng mãi ^^
hồi có ở rạp không có cơ hội xem tiéc hùi hụi
Cám ơn subteam nhiều
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

32#
Đăng lúc 13-9-2016 23:41:40 | Chỉ xem của tác giả
Thực sự phim rất hay mặc dù lúc xem mình hơi ghê mấy cảnh giết người, tại nhìn chân thực quá. Nhưng mà chính nhờ cái chân thực đấy mà thấy đời rất là khốc liệt. Tâm lý nhân vật sâu sắc làm mình xem mấy cảnh còn thấy buồn kinh.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

33#
Đăng lúc 14-9-2016 14:54:10 | Chỉ xem của tác giả
sau bao ngày tháng cuối cùng cũng có time rảnh xem phim của leo. lâu ko ngồi xem phim kiểu này thấy thoải mái ghê.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

34#
Đăng lúc 16-9-2016 03:29:40 | Chỉ xem của tác giả
Phim này được giải Oscar thì chắc phải hay. Cám ơn kites đã upload.
Mình phải tìm thời gian để xem.
Drama của Hàn quốc chiếm nhiều thời gian của mình quá
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

35#
Đăng lúc 28-9-2016 12:05:50 | Chỉ xem của tác giả
Phim quá hay, lâu lắm rồi mình mới thấy phim đoạt giải Oscar hay như vậy (đa phần phim đoạt giải oscar xem mang nặng tự sự, xem khó hiểu, ít hành động). Xem 3 lần (2 lần ở rạp, 1 lần ở nhà), thích nhất đoạn đánh nhau với gấu, hihi.

Cảm ơn sub team nhiều nhé, mình xem ở nhà bằng vers của subteam.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

36#
Đăng lúc 6-10-2016 15:50:36 | Chỉ xem của tác giả
1 lần nữa lại chứng tỏ Leonardo DiCaprio là diễn viên hoàn toàn xứng đáng giải OSCAR
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

37#
Đăng lúc 13-10-2016 15:57:07 | Chỉ xem của tác giả
Trước đây khi xem phim, tôi thường để ý đến voice over nhiều hơn voice off. Hai thủ pháp này đều có nét tương đồng là một âm thanh ta nghe thấy ngoài khung hình. Tuy nhiên, voice over là tiếng nói nội tâm của nhân vật; voice off là tiếng động thực tế đã vang lên trong không gian phim nhưng ta không được thấy nguồn phát ra âm thanh. Tôi nghĩ lí do tôi thường để ý đến voice over nhiều hơn voice off cũng khá dễ hiểu. Voice over là độc thoại nội tâm của nhân vật, nó tiết lộ cho người xem nhiều thông tin về tính cách, suy nghĩ của nhân vật hơn, nó mang tính riêng tư hơn, nó có thể là những gì các nhân vật khác trong thế giới đó không biết nhưng chúng ta lại có đặc quyền biết; vì vậy, voice over như một chốn hẹn hò bí mật giữa nhân vật và khán giả. Trong khi đó, voice off lại có vẻ như mang màu sắc thực tế khách quan kém hấp dẫn hơn khi nó chỉ là một tiếng đâu đó phát ra ngoài khung hình mà ta không thấy được. Hãy tưởng tượng ta đang ở trong căn phòng ấm cúng của riêng ta tối thứ bảy và đọc một quyển sách văn chương hấp dẫn được viết dưới ngôi thứ nhất. Đột nhiên, ta nghe tiếng chó sủa đâu đó, có lẽ là tiếng chó sủa bên nhà hàng xóm, ta sẽ hơi giật mình, thậm chí ta có thể cáu gắt nếu đang quá tập trung vào nội dung quyển sách. Nhưng rồi sự chú ý dành cho tiếng chó sủa ấy sẽ qua đi rất nhanh, ta lại tiếp tục đọc sách và nghe nhân vật tôi kể chuyện, ta ưu tiên lắng nghe tâm trạng của ai đó trong thế giới ta đã lựa chọn theo dõi hơn là lắng nghe âm thanh thực tế của cuộc sống. Trong khung cảnh này, voice over chính là giọng kể của nhân vật tôi vang lên trong trí óc ta, voice off là tiếng chó sủa. Rõ ràng, voice over hấp dẫn hơn voice off rất nhiều. Ta sẽ chỉ rời quyển sách khi tiếng chó sủa vẫn cứ dai dẳng vang lên và cho ta cảm giác nguy hiểm, ma quái, đe dọa đến sự an toàn của ta. Chính vì đặc trưng chỉ nghe tiếng mà không thấy hình, voice off thường được sử dụng rất nhiều trong phim kinh dị; trong khi đó, voice over thường được sử dụng nhiều trong phim tâm lí-xã hội.

Đó là những suy nghĩ của tôi trước đây về voice off. Phải thú nhận rằng trước đây tôi không mấy quan tâm đến voice off mặc dù tôi biết voice off có tác dụng là mở rộng không gian của bộ phim vì nó khiến cho người xem tự động tưởng tượng thêm về khung cảnh ở bên ngoài khung hình-khung cảnh đang phát ra âm thanh mà họ không nghe thấy được. Tuy nhiên, tôi đã nghĩ rằng voice off chỉ phát huy tác dụng tốt nhất trong phim kinh dị. Ở những phim thuộc các thể loại khác, tôi chưa đặc biệt ấn tượng về hiệu quả của một cảnh voice off nào cả. Và The Revenant đã làm thay đổi suy nghĩ của tôi về voice off, tôi rất thích cách đạo diễn Alejandro Inarritu kể chuyện bằng voice off trong phim này.  

Với một bộ phim về bản năng sinh tồn của con người giữa thiên nhiên khắc nghiệt, về hành trình vượt qua bao gian khổ của một người cha trả thù cho con trai mình, tôi đã nghĩ rằng bộ phim sẽ được kể theo cách hiện thực nhất có thể và vì nội dung phim có vẻ như tập trung nhiều vào hành động nên thủ pháp voice over sẽ được sử dụng hạn chế. Quả thật, phần lớn những cảnh trong phim đều mang phong cách hiện thực; thậm chí ở những cảnh quan trọng dẫn dắt câu chuyện trong hồi một, bộ phim còn mang phong cách bán tài liệu khi Inarritu chọn sử dụng những cú long take để hạn chế thay đổi góc máy, cho ta cảm giác như đang đi theo nhân vật và theo dõi câu chuyện này ở một điểm nào đó cố định trong không gian phim. Với một phim mang đậm tính hiện thực và thiên về hành động như The Revenant, rõ ràng việc sử dụng voice over có thể làm khán giả sao lãng khi theo dõi câu chuyện bởi quyết tâm trả thù của Glass đã biểu hiện rõ ràng qua hành động và nó chỉ nên được thể hiện bằng hành động. Nhưng The Revenant không chỉ đơn giản là câu chuyện về sự trả thù, về cái chết, phim còn là câu chuyện về sự sống, về tình người. Khán giả đều biết rõ nguyên nhân Glass quyết tâm sống sót như thế là để trả thù cho con trai anh, nhưng chắc hẳn rằng trong hành trình này sẽ có lúc anh cảm thấy yếu ớt nhất, cô độc nhất; vậy thì những lúc đó, nguồn sức mạnh tinh thần nào có thể khiến anh vực dậy bên cạnh khao khát trả thù? Nếu khán giả chỉ thấy được quyết tâm trả thù của anh, chân dung Glass sẽ hiện ra kém sinh động, thiếu hấp dẫn và khó tìm được sự đồng cảm. Tuy nhiên, với một người trầm tính, ít nói như Glass, việc cho anh tâm sự với khán giả qua voice over sẽ tạo cảm giác khiên cưỡng; hơn nữa, còn tước đi nét đẹp từ sự bí ẩn nơi anh. Vậy, Alejandro Inarritu đã giải quyết bài toán này như thế nào? Câu trả lời là voice off, hoặc có thể nói là sự kết hợp nhuần nhuyễn trong việc chuyển đổi vai trò giữa voice off và voice over.

Ngay từ cảnh đầu tiên, phim đã sử dụng voice off. Chúng ta nghe thấy một tiếng còi báo hiệu vang lên từ xa trong khung hình tối đen. Khi khung hình dần sáng lên, ta biết được tiếng còi đó vang lên trong một trận chiến. Làng mạc giờ đây đã hoang tàn, những xác người nằm la liệt khắp nơi. Trong khung cảnh đó, một cậu bé đứng trơ trọi nhìn xung quanh. Và rồi một thứ ngôn ngữ dường như xa lạ với chúng ta vang lên. Chúng ta dần hiểu rằng đó là lời căn dặn của một người cha với con nhưng ta không thấy được khuôn mặt của người cha, ta chỉ tiếp tục thấy hình ảnh làng mạc chết chóc, những sợi lông vũ bay trong không trung, cậu bé cô độc. Tiếng nói ấy của người cha là voice off, không phải voice over vì đó là lời anh trò chuyện cùng con mình, đó không phải lời độc thoại nội tâm của anh. Thế nhưng, ta cũng có thể hiểu lời nói ấy vang lên trong tâm trí người con thông qua việc hồi tưởng lời dặn dò của người cha. Nếu xét từ góc độ của người con, lời nói ấy lại phần nào có chức năng như voice over vì đó không chỉ đơn thuần là tiếng nói ta không nhìn thấy nguồn âm thanh phát ra, đó còn là tiếng nói bộc lộ nội tâm cậu bé, là tiếng nói cho chúng ta biết những điều quan trọng với cậu bé, những điều cậu luôn tự nhắc bản thân mình phải ghi nhớ. Ở trường hợp này, voice over và voice off đã được kết hợp nhuần nhuyễn đến mức hòa lẫn vào nhau. Và sau đó, Inarritu còn tạo được rất nhiều cảnh sử dụng voice over và voice off đắt giá để diễn tả tâm trạng của Glass. Đó là cảnh khi Glass bị thương, con trai anh đã luôn thì thầm bên tai anh những lời cầu nguyện mà trước đây anh vẫn hay nói với cậu. Cậu làm như thế để động viên tinh thần cha mình trên suốt dọc đường đi. Ở loạt cảnh ấy, có lúc chúng ta thấy được miệng cậu đang nói, có lúc chúng ta thấy cảnh rừng cây, bầu trời trên cao hòa lẫn vào giọng nói của cậu.

“Khi đứng trước cơn giông bão, nếu con chỉ nhìn những ngọn cây, con nghĩ rằng cây sẽ đổ. Nhưng nếu con nhìn những thân cây, thấy được cây có cội rễ vững chắc như thế nào, con sẽ biết nó không bao giờ ngã xuống.”

Đó là những lời mẹ cậu đã nói với cậu. Và lời nói ấy lặp đi lặp lại xuyên suốt bộ phim không chỉ trong tâm trí cậu mà cả trong tâm trí Glass. Những khi vết thương hành hạ Glass, những khi anh cô đơn nhất, anh lại nằm nhìn rừng cây và bầu trời phía trên, hình ảnh vợ anh hiện về, những lời nói đó vang lên trong đầu anh. Những lời nói ấy là voice off. Những lời nói ấy cũng là voice over. Những lời nói ấy không thuộc về anh nhưng thuộc về người thân yêu của anh. Những lời nói ấy không phải do anh nói ra nhưng bộc lộ nội tâm của anh.

Glass từng giận dữ nói với con trai rằng: “Con đừng nói gì cả. Con tưởng là họ nghe thấy con à. Họ không nghe thấy con đâu. Họ chỉ nhìn thấy màu da trên khuôn mặt con thôi.” Có lẽ vì cuộc sống thực tế của họ là như thế, vì sự im lặng thường trực nơi họ, vì họ hiếm khi được lắng nghe và thấu hiểu nên Inarritu đã kể lại câu chuyện này theo cách cho chúng ta nghe được tiếng nói phát ra trong nội tâm của họ bằng thủ pháp voice off  nhưng lại có chức năng như voice over.

Việc kết hợp giữa voice off và voice over nhuần nhuyễn đến mức chúng ta khó phân biệt liệu tiếng nói ấy là voice off hay voice over như thế này lại khiến tôi nhớ đến một cảnh trong phim Psycho mà Hitchcock đã xử lí rất thông minh. Đó là cảnh Marione chạy chiếc xe mới mua trong đêm trời mưa. Máy vẫn quay cảnh trung cận khuôn mặt cô đang lái xe nhưng đồng thời ta nghe được cuộc trò chuyện giữa người sếp và đối tác khách hàng, cuộc trò chuyện giữa người em với người sếp. Tiếng nói đó có thể là voice off cũng có thể là voice over. Cách xử lí này rất hay vì cùng lúc nó làm một công đôi việc: một mặt khán giả có thể cảm thấy sự bất an của Marione qua những gì cô tưởng tượng là đang diễn ra tại nơi vắng mặt mình; mặt khác, những cuộc hội thoại ấy rất có thể cũng đang thật sự diễn ra ở Phoenix. Nếu những cuộc trò chuyện ấy chỉ là do tưởng tượng của Marione dựng lên thì đó là voice over, nếu những cuộc trò chuyện ấy đã diễn ra trên thực tế thì đó là voice off. Cảnh ấy có thể làm khán giả hòa theo tâm trạng của nhân vật và bâng khuâng liệu những cuộc đối thoại ấy có thực sự đã diễn ra không. Đó là một cảnh tôi sẽ luôn ghi nhớ về việc khi voice over và voice off kết hợp đúng lúc đã mang lại hiệu quả cảm xúc ra sao. Và từ sau Psycho, đến The Revenant tôi mới bắt gặp lại cách thức này nhưng trong một dáng vẻ khác, một hiệu ứng cảm xúc khác.

Những hình ảnh tả thực chi tiết, dường như không cố tình rút gọn thời lượng hành động trong The Revenant có thể sẽ khiến nhiều khán giả ấn tượng như: cuộc chiến đấu giữa Glass và con gấu, cảnh Glass ăn cá sống, cảnh Glass moi nội tạng của con ngựa đã chết rồi nằm sưởi ấm trong đó… Thế nhưng với tôi, ấn tượng đọng lại nhiều nhất về phim này vẫn là phần âm thanh. Bên cạnh việc ấn tượng về sự hòa lẫn giữa voice over và voice off, tôi còn ấn tượng về tiếng thở của Glass. Phần lớn thời lượng bộ phim miêu tả quá trình phục hồi vết thương và chiến đấu của Glass nên hơi thở là thứ âm thanh rất quan trọng. Anh đã luôn trong tình trạng vô cùng đau đớn nên chúng ta sẽ nghe âm lượng tiếng thở của anh rất lớn, đến mức có những khi ta dường như không thể nghe bất cứ âm thanh nào khác từ môi trường xung quanh, ta chỉ có thể nghe tiếng thở của anh. Tiếng thở ấy có lúc hiện lên trên khuôn mặt người đàn ông khắc khổ, có lúc vang lên giữa một rừng cây cao vút thẳng tắp lên thiên không, có lúc lạc lõng giữa những tia nắng mỏng manh, giữa trời bão tuyết, chỉ có thở và thở, lúc thì hổn hển, lúc thì như kiềm nén tức giận, lúc thì thoi thóp, lúc thì yếu ớt, lúc thì mạnh mẽ… “Không sao đâu, con trai. Hãy cứ thở đi. Con còn thở là con còn sống. Hãy cứ thở đi. Hãy cứ thở đi,” Glass đã vỗ về con trai anh như thế và lời nói ấy cũng được lặp lại xuyên suốt phim. Inarritu đã sử dụng nhiều cảnh voice off trên nền tiếng thở của Glass khi tái hiện lại hành trình đẫm máu và nước mắt của anh. Có thể nói trong The Revenant, hơi thở cũng là một phần quan trọng của diễn xuất vì Glass-nhân vật chính của phim có rất ít thoại. Leonardo đã thể hiện thành công hơi thở của Glass dưới khía cạnh nó là bằng chứng cho nỗ lực của sự sống. Thế nhưng, không hiểu sao tôi vẫn cảm thấy có gì đó thiếu vắng. Có lẽ, tôi muốn nghe hơi thở dịu dàng của một người cha đầy tình cảm, hơi thở yếu đuối của một người cô độc giữa thiên nhiên hoang vắng nhiều hơn nữa.

The Revenant mở đầu bằng một cảnh voice off với tiếng còi báo hiệu chiến tranh và kết thúc cũng bằng một cảnh voice off nhưng là tiếng thở của Glass. Sau chiến tranh, sau hận thù, sau tất cả, sự sống lại hiện ra ở dáng vẻ nguyên sơ nhất của nó: hơi thở. Kết thúc phim khiến tôi nhớ đến một vở kịch ngắn chỉ diễn ra trong 35 giây của Samuel Beckett mang tên Breath. Khung cảnh của vở kịch chỉ là đống rác rưởi ngổn ngang và tiếng thở vang lên trên khung cảnh đó từ lúc bắt đầu cho đến khi ánh sáng mờ dần, vở kịch kết thúc. Nếu có thể đặt lại tên khác cho The Revenant, tôi nghĩ Breath cũng là một tên thích hợp. Câu chuyện đã bắt đầu vì một hơi thở bị cướp đi và kết thúc bằng một hơi thở khác đã tìm lại được sự mạnh mẽ để sống. Đôi khi chỉ đơn giản là chúng ta còn thở, còn sống thì mọi chuyện sẽ từ từ tốt đẹp lên.

Link bài viết:
https://kodakifilmcorner.wordpress.com/2016/02/07/the-revenant/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

38#
Đăng lúc 16-10-2016 20:40:41 | Chỉ xem của tác giả
Phim này xứng đáng nhận giải Oscar. Cảm ơn người dịch
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

39#
Đăng lúc 22-10-2016 18:57:26 | Chỉ xem của tác giả
Dù không thật sự thích thể loại này lắm nhưng phải thú nhận là phim hay. Chú leon được oscar là đúng rồi
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

40#
Đăng lúc 22-10-2016 23:25:53 | Chỉ xem của tác giả
tks subteam, phim rất nhân văn. Hay lắm
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách