Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: Thanh.Pham
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[2015] The Queens/ Tôi Là Nữ Vương/ 我是女王/ Song Hye Kyo, Trần Kiều Ân, Y Năng Tịnh/ Vietsub Full HD Completed!

[Lấy địa chỉ]
31#
Đăng lúc 5-10-2015 20:23:26 | Chỉ xem của tác giả
mình vừa mới xem xong phim này. Nhân vật Annie của chị Song Hye Kyo mới đầu qúa yếu đuối, nhu nhược, luôn sẵn sàng thay đổi bản thân vì người yêu nhưng cuối cùng chị ấy cũng gặp được người yêu mình thật sự. Mình thấy phim này hay hơn phim "Bạn gái" mà mình đã từng xem.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

32#
Đăng lúc 16-10-2015 01:18:19 | Chỉ xem của tác giả
Ủng hộ subteam nào!

Bình luận

Mặc dù rất thích chị Song nhưng coi được nủa tập thì tắt...ai nói không biết thưởng thức phim thì chụi...  Đăng lúc 27-10-2015 09:56 PM
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

33#
Đăng lúc 15-10-2016 20:59:58 | Chỉ xem của tác giả
The Queens bắt đầu bằng một cảnh trung diễn tả hình ảnh Annie (Song Hye Kyo) choàng tỉnh dậy khỏi cơn ác mộng. Khán giả không biết rõ cơn ác mộng này là gì và khuôn hình với góc máy từ trên cao xuống khiến Annie trông thật nhỏ bé trong căn phòng với ánh sáng tù mù. Tôi đã có ấn tượng rất tốt với cách mở đầu đột ngột này vì nó tạo được tâm lí tò mò và ngay lập tức kéo tôi vào bộ phim. Do đó, tôi kì vọng mình sắp được xem một phim hiện thực tâm lí mang nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, ở cảnh phim ngay sau đó với cú máy long take (hay giả long take) có dụng ý giới thiệu nhân vật, bối cảnh quá rõ ràng và đặc biệt là khi cú máy này kết thúc bằng hình ảnh một đóa hồng trắng nằm trên sàn nhà mang đầy tính sắp đặt biểu tượng, tôi đã bắt đầu có những bất an mơ hồ về chất lượng của bộ phim.

Gần đây, Emmanuel Lubezki thống trị giải Oscar dành cho quay phim xuất sắc nhất ba năm liền với những bộ phim có nhiều cú máy long take ấn tượng: Gravity (2013), Birdman (2014), The Revenant (2015); đặc biệt là Birdman với sự sắp đặt dụng công để tạo ra khung hình trình chiếu trên phim như một one shot. Việc này đã tạo nhiều cảm hứng cũng như ảnh hưởng nhất định đến các nhà làm phim trên thế giới; tuy nhiên cũng kéo theo hệ lụy là long take bị lạm dụng một cách bừa bãi, đôi lúc chỉ được thực hiện để gây ấn tượng thị giác cho người xem hơn là phục vụ cảm xúc – những bộ phim sử dụng các cú long take với mục đính này thường để long take xuất hiện ngay đầu phim và hầu như đó sẽ là cú máy khó thực hiện nhất trong toàn phim nếu xét về mặt kĩ thuật. Những năm gần đây, các phim Việt Nam cũng hay sử dụng cú máy long take để mở đầu, có thể kể đến một số phim như: Em là bà nội của anh (2015), Yêu (2015), Gái già lắm chiêu (2016)… Trừ phim Em là bà nội của anh với cú long take phục vụ cho nội dung: thể hiện sự chuẩn bị tất bật của các thành viên gia đình để quây quần bên nhau trong khi bà Đại dường như lẻ loi một mình với nhiều cảm xúc; những bộ phim còn lại như Yêu, Gái già lắm chiêu… có cách sử dụng cú máy long take ngay đầu phim rất khiên cưỡng, chủ yếu để làm lóa mắt khán giả là chính. Cú long take trong trường đoạn đầu tiên của The Queens cũng đem lại cho tôi cảm giác tương tự như thế.

Với nội dung câu chuyện xoay quanh đời sống tình cảm của phụ nữ thị thành, bối cảnh của The Queens không tránh khỏi việc đa phần chỉ tập trung vào cảnh nội. Việc có quá nhiều cảnh nội nối tiếp nhau trong phim điện ảnh rất dễ khiến phim có cảm giác truyền hình hóa. Đạo diễn Y Năng Tịnh đã cố gắng giảm bớt cảm giác này bằng cách cho hai nhân vật nữ chính trong phim một chuyến du lịch đến Thổ Nhĩ Kì. Những cảnh quay ở Thổ Nhĩ Kì có lẽ là một trong những cảnh ngoại hiếm hoi đáng nhớ của The Queens. Tuy vậy, trường đoạn ở Thổ Nhĩ Kì lại không thật sự cần thiết phải quay ở Thổ Nhĩ Kì vì không hề có sự liên kết giữa địa danh Thổ Nhĩ Kì và câu chuyện của các nhân vật. Y Năng Tịnh hoàn toàn có thể chọn bất cứ bối cảnh nào ở Trung Quốc miễn là một nơi đủ xa Bắc Kinh khiến các nhân vật phải lên sân bay (để có cảnh cãi nhau giữa Annie và Katie ở sân bay) và xa khỏi môi trường sống hiện tại của họ (để phục vụ cho tình tiết Tina không thể liên lạc được với Gia Vĩ). Do đó, có thể hiểu rằng việc đoàn làm phim phải cất công đến tận Thổ Nhĩ Kì để quay thực chất phục vụ cho công tác quảng bá phim hơn là chính nội dung phim. Việc có cảnh quay ở Thổ Nhĩ Kì sẽ đánh vào tâm lí muốn được đi du lịch nhiều nơi khi xem phim của khán giả. Tuy vậy, tôi khá thất vọng với phân cảnh ở Thổ Nhĩ Kì trong phim – đặc biệt là cảnh Annie quyết định vứt bỏ thẻ nhớ khi đứng trên một dãy núi. Tôi biết rằng để quay cảnh này, đoàn làm phim phải quay trong nhiều ngày liền và mỗi ngày chỉ quay đúng 30 phút hoàng hôn để đạt hiệu ứng ánh sáng tốt nhất. Tuy nhiên, khung hình thể hiện trên phim không cho thấy được sự kì công đoàn làm phim đã bỏ ra. Những góc máy quay cận mặt Song Hye Kyo, ánh sáng hắt trên khuôn mặt nàng khá mờ nhạt – tôi đoán là đoàn làm phim hoàn toàn sử dụng ánh sáng tự nhiên, hoặc dùng ánh sáng nhân tạo ở mức thấp nhất có thể để duy trì cảm giác chân thật. Tuy nhiên, dù đoàn phim đã cố gắng mỗi ngày chỉ quay đúng 30 phút hoàng hôn, ánh sáng ở cảnh này vẫn không tạo được ấn tượng kể chuyện mạnh mẽ. Cảnh này kết thúc bằng một cảnh toàn quay dãy núi với những quả khinh khí cầu đang bay lên mang đến cho tôi cảm giác thiếu chân thật vì ánh sáng trong cảnh toàn dường như không có cùng cường độ với ánh sáng trong những cảnh cận. Hơn nữa, hình ảnh những quả khinh khí cầu bay lên cao từ các dãy núi quá cliché và mang tính biểu tượng lộ liễu cho nội dung của cảnh này: sự giải thoát bản thân khỏi tâm trạng nặng nề, khỏi những trói buộc từ quá khứ của Annie; giờ đây, lòng cô thanh thản, nhẹ nhàng cất cánh bay cao như những quả khinh khí cầu kia. Chúng ta có thể dễ dàng giải thích ý nghĩa của cảnh này như thế vì Y Năng Tịnh đã phơi bày thông điệp muốn truyền tải qua hình ảnh rất rõ ràng. Tuy nhiên, việc cố gắng tìm hình ảnh mang tính truyền tải thông điệp để kết thúc một cảnh phim khiến cho không khí phim mất đi tính chân thực, hiệu ứng cảm xúc tạo ra vì thế cũng giảm đi. Làm sao ngay lúc Annie quyết định vứt bỏ quá khứ thì cũng là lúc những quả khinh khí cầu dần bay lên? Sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy dụng ý là thứ nếu có thể tiết chế thì sẽ giúp tăng hiệu ứng cảm xúc hơn rất nhiều ở một phim muốn phản ánh hiện thực như The Queens.  

Sau một loạt những cảnh cận diễn tả nhiều cảm xúc trên khuôn mặt của Annie, ở cảnh toàn kết thúc phân đoạn này có lẽ chỉ cần lược bỏ đi hình ảnh những quả khinh khí cầu bay lên cao, chỉ cần giản dị là hình ảnh Annie một mình nhỏ bé đứng nhìn cảnh thiên nhiên hùng vĩ trước mặt cũng có thể đem lại rất nhiều cảm xúc. Nếu không có những quả khinh khí cầu bay lên cao, người xem sẽ tập trung nhiều hơn vào sự đối lập giữa con người và thiên nhiên: con người dù tâm trạng biến động như thế nào thì thiên nhiên vẫn luôn đẹp đẽ như thế; đứng trước thiên nhiên vô hạn và nhận ra bản thân hữu hạn biết chừng nào, con người thường được thức tỉnh khỏi những ưu phiền suy tư. Tôi nghĩ rằng Y Năng Tịnh chỉ cần để cố định máy quay một vài giây trong cảnh toàn này theo lối giản dị như thế là người xem đã có thể hòa vào tâm trạng của Annie. Hình ảnh những quả khinh khí cầu không chỉ gây nhàm chán vì đã được sử dụng quá nhiều mà còn làm phân tán thị giác thay vì tập trung cảm xúc. Ngoài ra, trong cảnh này, tôi nhận thấy góc máy cận quen thuộc ở That Winter, the Wind Blows cuối tập 2 khi quay cảnh Oh Young nói với Oh Soo rằng: “Nếu lí do anh tìm đến tôi là vì tiền thì có một cách đơn giản để anh đạt được điều đó. Khi tàu điện tới, hãy đẩy lưng tôi.” Tôi đoán rằng Y Năng Tịnh hoặc Mark Lee Ping Bin đã xem That Winter, the Wind Blows và rất thích phim này nên người xem có thể nhận ra ảnh hưởng rõ rệt trong góc máy đó, ngay cả biểu cảm trên khuôn mặt Song Hye Kyo cũng tương tự trong That Winter, the Wind Blows.

Tôi từng rất thích những cú tracking đi theo nhân vật rất ấn tượng của nhà quay phim Mark Lee Ping Bin trong Norwegian wood (2010), nhưng ở The Queens, thật khó nhận ra đây là khung hình của người đã từng quay Norwegian wood. Ở Nowergian wood, Mark có nhiều khung hình động xen kẽ với những khung hình tĩnh mang sự dịu dàng buồn bã của quá khứ, của mất mát, của con người giữa thiên nhiên bình lặng. Nhưng ở The Queens, ngoại trừ cảnh long take hào nhoáng đầu phim, Mark chủ yếu quay những khung hình tĩnh trong các cảnh nội bó hẹp mang cảm giác như phim truyền hình. Có vẻ như bối cảnh và nội dung phim phần nào đó đã hạn chế những sở trường, cảm hứng của Mark khi quay. Tôi không tìm thấy được khuôn hình nào khiến mình mê đắm như đã từng trong Norwegian wood. Tuy nhiên, tôi hiểu sự tiết chế của Mark trong The Queens bởi hầu hết nhân vật trong phim đều gặp những vấn đề bế tắc về mặt tình cảm, khẳng định giá trị bản thân, khuôn hình tĩnh với cách cắt gọn giản dị có lẽ là sự lựa chọn cần thiết.

Tuy Y Năng Tịnh đã có những cố gắng nhất định để mang đến chất điện ảnh cho The Queens (có cảnh ngoại ở Thổ Nhĩ Kì, cú máy long take đầu phim), về tổng thể chung, phim vẫn không thể tránh khỏi cảm giác truyền hình hóa từ kịch bản, cách sắp xếp nội dung, cách dựng, khung hình, cách sử dụng âm thanh và nhạc phim. The Queens cho tôi cảm giác đang xem liên tục nhiều tập của một phim truyền hình với mỗi tập chừng 15 – 20 phút hơn là phim điện ảnh liền lạc gồm các cảnh kết nối với nhau thành những trường đoạn chặt chẽ xuyên suốt phim. Ngoài ra, Y Năng Tịnh quá lạm dụng nhạc có lời. Dường như, sợ rằng khung hình và diễn xuất của diễn viên không đủ truyền tải cảm xúc, Y Năng Tịnh lồng rất nhiều bài hát có lời vào các thời khắc nhân vật xúc động. Việc lồng ghép thế này thực ra lại dễ khiến khán giả bị phân tán với cảm xúc nhân vật vì thứ âm nhạc đó là non-diegetic, thứ âm nhạc ấy chỉ thuộc về thế giới của khán giả, không thuộc về thế giới của nhân vật. Trong phim truyền hình, nhạc có lời thường được sử dụng nhiều ở những phân đoạn xúc động vì khán giả có nhiều thời gian để theo dõi nhân vật hơn nên việc hòa cùng tâm trạng nhân vật và tâm trạng bản nhạc diễn ra khá dễ dàng. Nhưng ở phim điện ảnh, việc sử dụng nhạc có lời nên hạn chế vì khán giả không có nhiều thời gian theo dõi nhân vật đủ để hợp nhất tâm trạng từ lời bài hát và tâm trạng của nhân vật một cách liền lạc.

Nhìn chung, The Queens không phải là một phim xuất sắc, cũng không phải quá dở tệ. Nội dung phim không mới, tính cách nhân vật đều được xây dựng theo những khuôn mẫu điển hình, cách kể chuyện cũng không mới. Mọi thứ trong phim đều cũ kĩ, an toàn, không đem lại nhiều hứng khởi, cảm xúc cho tôi. Tôi hoàn toàn chấp nhận những điều này và thông cảm với Y Năng Tịnh vì dẫu sao đây cũng là phim đầu tay của cô. Những gì đầu tiên thường có sự trục trặc (The Queens có đến hơn 4 tiếng nội dung ghi hình, đoàn phim đã phải cắt gọt lại nhiều tình tiết để còn thời lượng 1 tiếng 40 phút) và phong cách chưa định hình rõ. The Queens là phim tạm ổn nếu xem để giải trí.

Link bài viết:
https://kodakifilmcorner.wordpress.com/2016/05/14/the-queens/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

34#
Đăng lúc 8-11-2016 12:06:48 | Chỉ xem của tác giả
Dàn diễn của phim hoành tráng quá. Phim có Song Hye Kyo, Trần Kiều Ân, Trịnh Nguyên Sướng sao mà bỏ qua được.
Cám ơn subteam và Kites nhiều!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

35#
Đăng lúc 6-1-2017 13:51:05 | Chỉ xem của tác giả
subteam vất vả rồi, cảm ơn các bạn nhiều nhiều!!!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

36#
Đăng lúc 29-1-2017 20:32:56 | Chỉ xem của tác giả
có cả Trần Kiều Ân và Song Hye Kyo, muốn xem từ lâu lắm rồi mà chưa có dịp được xem, giờ phải nhất định xem ngay thôi
subteam vất vả rồi, cảm ơn các bạn nhiều !!!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

37#
Đăng lúc 4-2-2017 04:40:22 | Chỉ xem của tác giả
Wow ,film này toàn là người đẹp ,mình xin down về xem và xin cám ơn các bạn đã làm vietsub và post links.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách