Quên mật khẩu
 Đăng ký
Tìm
Event Fshare

Tác giả: Jet
Thu gọn cột thông tin

[2010] Norwegian Wood / Rừng Na Uy - 18+ (Vietsub completed)

  [Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 14-10-2014 14:49:59 | Xem tất
Nếu là fan của phim Nhật với nhịp phim chậm và sâu sắc, bạn sẽ mãn nhãn với bộ phim cùng với tài năng diễn xuất tài tình của dàn sao và những cảnh quay đậm chất nghệ thuật đồng thời cảm nhận được ý tứ sâu sắc bên trong.
Dù bối cảnh của phim thuộc về thì quá khứ, nhưng những vấn đề về tình yêu tuổi trẻ thì vẫn nóng bỏng cho đến tận bây giờ.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 24-1-2015 20:00:03 | Xem tất
Cha! Xem truyen rung Nauy roi. Nhieu doan rung minh len vi su phong khoang o Nhat va ko ngo luc do la nhu vay. Nhung doc vao noi tam cua tung nhan vat la mot su sau sac kho ta, mot ket thuc buon nhung kha y vi, mot du am nhe nhag va buon kinh khung...Chua xem phim nhung nghe noi phim cung kha thanh cong. De danh phim cai da. Cam on sub-team nhe!^^
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 31-1-2015 12:38:51 | Xem tất
Rừng Nauy mình cũng đọc lâu rồi nhưng nói thật là ko hiểu cho lắm... chỉ là khi đọc cứ cảm thấy một cái gì đó day dứt, bế tắc làm sao...
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 13-3-2015 16:41:57 | Xem tất
Bộ phim bất hủ, có điều mình vẫn chưa xem hết, nữ chính người Việt à, sound great!
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 3-4-2015 14:19:50 | Xem tất
mình chưa đọc truyện này, xem phim trước vậy. có vẻ đây là truyện nổi tiếng, mình không nghĩ là của Nhật
cảm ơn subteam vì đã mở mang đầu óc cho mình
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 14-4-2015 17:07:49 | Xem tất
Ngày xưa đọc Rừng Nauy, đọc alanf 1 chưa hiểu, lần thứ 2 hiểu một tí, đọc đến lần thứ 3 thì lại thấy những gì mình hiểu lần thứ 2 là chả hiểu cái gì.. Thôi xem film xem nó có dễ hiểu hơn không )) thanks subteam nhé
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 12-8-2016 13:49:28 | Xem tất
Phim rất rất rất là hay :d
Cảm ơn subteam nha
1 bộ phim thật hay và ý nghĩa
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 15-10-2016 21:28:22 | Xem tất
Nếu như mọi thứ trong cuộc sống này vụt khỏi tầm với quá nhanh thì người ta phải làm như thế nào?
Đặc biệt là khi những thứ ấy có tiến trình lướt qua chúng ta một cách chậm chạp. Chỉ khi đến điểm cuối cùng của giai đoạn biến mất chúng mới thật đột ngột.
Làm sao để nhận biết bước ngoặt?
Làm sao để giữ lại…
Hay là cứ để tất cả biến mất?
Sự biến mất thuộc về lẽ tự nhiên hay là vì ta đã không biết cách giữ nó lại?

She told me she worked in the morning and started to laugh
I told her I didn't and crawled off to sleep in the bath
And when I awoke I was alone this bird had flown


Sự biến mất của một người trong cuộc đời ai đó lẽ nào lại có thể đơn giản như thế?

Đơn giản là thế nhưng…

Khi nghĩ về phim Norwegian wood, điểm khác biệt với tiểu thuyết mà người ta dễ nhận ra nhất là hướng thời gian mà câu chuyện diễn ra. Phim bắt đầu bằng ngay thời điểm thực tại chứ không phải là sau đó nhiều năm để có điểm lùi cho nhân vật Toru hồi tưởng. Tuy nhiên, với tôi, dù bắt đầu câu chuyện một cách trực diện, kể bằng thời gian tuyến tính, Trần Anh Hùng vẫn cho tôi có cảm giác đây là câu chuyện đang diễn ra trong tâm tưởng. Lí do là vì những cảnh đầu tiên của phim-khi Kizuki, Naoko, Toru bên nhau, rất nhiều hình ảnh lướt qua nhanh và trong những hình ảnh ấy không có thoại, chỉ có tiếng độc thoại nội tâm của Toru. Làm như thế rất dễ cho người ta có cảm giác đây là sự hồi tưởng của Toru. Nhưng đạo diễn đã dùng góc quay rất khéo để lái người xem sang một cảm giác khác. Ở những hình ảnh khi ba người bên nhau, bao giờ Toru cũng cách Naoko và Kizuki một khoảng nhất định. Đặc biệt có góc máy bắt đầu xuất hiện với hình ảnh Naoko, Kizuki đứng dưới một tán cây. Góc máy đứng ở đó một vài giây khá lâu khiến tôi lầm tưởng chỉ có Naoko và Kizuki ở khung cảnh này. Nhưng rồi sau đó, máy nhẹ nhàng pan qua bên trái một chút và ta thấy Toru. Tiếng độc thoại nội tâm của Toru vẫn luôn vang lên từ lúc bắt đầu khung hình cho đến khi xuất hiện động tác máy đó. Cảm giác này rất khác với hồi tưởng. Nó cho tôi cảm giác Toru vừa chăm chú quan sát hai người bạn của mình nhưng đồng thời vẫn luôn tự tách mình ra với những dòng suy nghĩ miên man. Chỉ vài góc quay và thủ pháp V.O đơn giản thôi nhưng nó giúp ta nhanh chóng cảm nhận được sự cô đơn của Toru. Thế giới của Naoko và Kizuki dường như luôn lẩn khuất một điều gì đó mà anh không thể thâm nhập vào được.

Những cảnh khi ba người bên nhau không có thoại mãi cho đến khi cảnh Toru và Kizuki chơi bida với nhau mới xuất hiện thoại. Nhưng thêm một điều nữa ở đây lại khiến tôi lưu tâm là: hai người chơi bida nhưng đạo diễn không hề quay xuống cái bàn bida. Thông thường thì người ta cũng ít nhất quay một, hai lần góc cận cảnh cái bàn với những viên bi đang lăn. Nói một cách khái quát là quay như thế nào đó để người xem hình dung được diễn tiến của ván bida. Tôi nghĩ điều này cũng cần thiết vì đây là hôm cuối cùng Toru gặp Kizuki. Trong truyện Haruki đã miêu tả những ám ảnh của Toru về lần gặp định mệnh với người bạn thân này một cách kĩ càng. Vậy mà Trần Anh Hùng cũng chỉ lướt qua trận đấu đó một cách nhẹ nhàng. Giống như thể đó chỉ là một ngày bình thường. Nhịp sống trôi đi như nó vốn dĩ. Cảnh Kizuki tự sát cũng vậy. Một cú máy dài từ ống dẫn khí màu đỏ nằm ở dưới sàn nhà lên đến bên trong chiếc xe. Sau đó máy đổi góc và cố định góc nằm ở ngoài chiếc xe một khoảng thời gian dài. Kizuki bật máy khởi động xe, khói từ từ bốc lên. Anh nhào từ băng ghế đằng trước ra băng ghế đằng sau. Đến lúc này máy mới đổi quay một góc trung cận khuôn mặt của Kizuki. Ba góc quay duy nhất cho một cảnh như thế. Và trong suốt chiều dài của bộ phim, Trần Anh Hùng vẫn trung thành với phong cách của mình từ trước: ít đổi góc máy, ông chọn thật kĩ lưỡng một góc và giữ nó cố định. Cái hay của ông là tuy ít đổi góc nhưng không làm cho người xem cảm thấy chán nản. Vì những góc máy mà Trần Anh Hùng chọn đều đem lại cho người ta một suy nghĩ nào đó. Tôi vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa trong cái chi tiết ông cho Kizuki chết ở băng ghế sau xe. Tại sao phải có nó? Tại sao anh không ngồi nguyên ở vị trí ngay sau vô lăng của xe và chết? Góc quay phần nào gợi mở giúp tôi một chút cảm giác mơ hồ. Ba góc máy trong cảnh đó đều là ở ngoài khung kính của xe, không có góc nào là máy quay ở ngay trong xe cả. Nó giống như sự tách biệt của Kizuki với thế giới bên ngoài vậy. Hình ảnh chiếc vô lăng và vị trí ngồi ngay sau đó cho người ta có cảm giác người đó làm chủ được cuộc sống của mình, có thể dẫn dắt nó đi theo hướng mà mình muốn. Tôi có cảm giác như ngay từ đầu khi tự sát, Kizuki cũng không có ý niệm là phải ngồi chết đằng sau xe. Hành động đó giống như đến một cách vô thức với anh khi đang trong quá trình kết liễu sự sống của mình. Vị trí ở sau xe có gì đó thật thụ động và mệt mỏi. Vì người ngồi đằng sau đã bỏ đi tất cả, mặc cho người phía trước/cuộc đời chở/đưa đẩy mình đến đâu cũng được. Ở đoạn đối thoại lần cuối cùng giữa Hatsumi và Toru cũng diễn ra ở băng ghế sau của chiếc xe hơi. Chiếc xe cứ chạy chầm chậm và ta cũng không thấy có người lái. Có một điều gì đó tương đồng ở đây. Nhất là khi Hatsumi mệt mỏi ngả đầu vào ghế và nhắm mắt lại. Đó cũng là cách mà Kizuki đã buông xuôi tất cả. Góc máy dừng lại ở vị trí ngay cổ của cô rất lâu khiến người xem cảm thấy khó hiểu một chút. Nhưng rồi cảm giác đó chuyển thành nỗi bất an khi người ta nghe lời kể của Toru rằng sau này cô cũng tự sát.

Bên cạnh những cú long-take, cho máy trượt dài theo chuyển động nhân vật vốn thường thấy trong phim của Trần Anh Hùng, ở Norwegian wood còn có những khuôn hình tĩnh, tuy trôi qua đơn giản như nhịp sống bình dị nhưng nó luôn ẩn chứa một chi tiết nào đó. Chi tiết ấy tuy nhỏ, xuất hiện thoáng qua rất nhanh trên khuôn hình như hình ảnh con nhện giăng tơ sau khi Kizuki mất, hình ảnh những đóa xương rồng…nhưng nó có một sự sống. Sự sống ấy nằm khuất sâu bên trong chờ đợi ta hé mở.

Mark Lee Ping Bin và những chuyến đi

Trong In the mood for love của đạo diễn Vương Gia Vệ, tôi rất thích những góc quay hẹp và dolly theo nhân vật của Lee Ping Bin. Ở Norwegian wood, những góc quay tương tự như thế lại xuất hiện.

Tôi thích cách ông quay cảnh đi bộ giữa Toru và Naoko, giữa Toru và Midori. Ở cảnh quay đi bộ giữa Toru và Naoko, máy chạy song song rất nhanh với hai người và thường xuyên lẩn khuất trong những tán lá cây xanh. Có những khoảnh khắc chẳng thấy Toru và Naoko đâu, chỉ có màu xanh biếc của cây. Thế rồi hai người lại bất chợt hiện ra khi hết một khoảng màu xanh nào đó. Máy quay chao rất mềm mại ở đoạn hai người từ những bụi cây đi qua một cây cầu bắc ngang, để cuối cùng từ hướng nhìn nghiêng, máy chuyển sang quay sau lưng Naoko góc hơi cao hơn khuôn mặt cô một chút và máy quay chếch xuống. Naoko ngỡ ngàng: “Đây là ở đâu?”. Tôi thật sự thích sự di chuyển của máy quay ở phân đoạn đó, nó khiến người ta cũng rơi vào tâm trạng hoang mang giống như Naoko. Cứ bước đi mà chẳng có một chút ý niệm rằng mình đang ở đâu, mình đang đi và sẽ đi đến đâu.

Toru và Midori cũng đi dạo trong công viên có những cây xanh nhưng cách quay lại khác. Máy không quay hai người theo hướng nhìn nghiêng mà quay ở phía trước. Như thế thì có cả một khoảng không gian thoáng đãng. Và lúc hai người đi cũng chẳng có những cây xanh khuất mặt.

Ngoài ra, tôi còn thích những động tác máy khác trong phim như cảnh Toru nhận được thư của Naoko và chạy trên chiếc cầu thang của kí túc xá, máy quay đảo nhiều vòng khiến người xem như được hòa vào niềm hạnh phúc của Toru; cảnh Midori gọi điện thoại cho Toru để thông báo rằng cha cô đã mất, máy quay một bên nửa khuôn mặt của cô, dường như muốn di chuyển sang nửa bên kia nhưng cuối cùng lại như…sợ và vẫn chỉ dừng lại ở nửa khuôn mặt đó. Cách quay trong Norwegian wood có lẽ nào là một sự ẩn giấu chăng? Những cảnh người ta cần thấy góc trung và toàn để hình dung sự việc thì lại chỉ có cận (như những cảnh làm tình trong phim và một số cảnh khác), những cảnh người ta cần thấy góc cận thì lại chỉ có trung, toàn và viễn. Tôi nhớ mãi cảnh quay một buổi sáng Naoko và Toru đi dạo trong rừng. Naoko bắt đầu kể trong cái giá lạnh của bầu trời xám xanh về chuyện giữa cô và Kizuki. Rồi cô bật khóc và chạy. Toru đứng run cầm cập một đôi giây rồi vội đuổi theo cô. Tôi cứ những tưởng rằng ở đoạn ấy, sẽ là góc quay trung hay cận bám theo Toru hay Naoko. Nhưng không. Máy cứ đứng im ở đó, từ ngay vị trí mà Toru đã đứng trước khi đuổi theo Naoko. Thật lạ là chỉ một góc quay đơn giản như vậy, chỉ một việc là giữ nguyên vị trí máy như lúc đầu, để cho hai con người ấy dần dần tiến xa ra khỏi màn hình, từ góc trung thành toàn như thế, vậy mà lại khiến tôi xúc động. Tôi nhận ra cách làm này mang lại hiệu quả tốt hơn so với những góc máy mà tôi hình dung lẽ ra phải có trong đầu. Nó đã biến góc nhìn của máy quay, của một nhân vật khách quan nào đó nhìn câu chuyện cũng có cảm xúc. Cứ như thể là cả máy quay cũng sợ chạm vào những nỗi đau khuất sâu trong tâm hồn họ và nó chỉ dám đứng lặng lẽ từ xa quan sát. Đâu phải chỉ có cận cảnh rõ ràng mới cho người ta thấy được cảm xúc của nhân vật. Qua cái cách mà máy quay quan sát nhân vật rất người như thế cũng đã đủ truyền tải cảm xúc đến khán giả rồi. Tôi thật thích cách giải quyết trong tình huống này của Trần Anh Hùng hay Lee Ping Bin (tôi không biết ai trong hai người chọn giải pháp này). Không cần cận cảnh vì trung cảnh trước đó thu lại nét mặt hoang mang, giọng nói run rẩy của Naoko đã là quá đủ. Nếu lại dùng cận cảnh để tiếp tục quan sát nỗi đau ấy chẳng phải là quá tàn nhẫn hay sao?

Giọng nói của Naoko…

Naoko là một vai diễn khó vì những mâu thuẫn nội tại trong suy nghĩ của cô. Tuy nhiên, Rinko đã hoàn thành xuất sắc vai diễn này. Tôi cho rằng điểm thành công lớn nhất là nằm ở giọng nói. Rinko diễn xuất tuyệt vời đến nỗi cả giọng nói, cách nói, cách lấy hơi thở để nói, cách ngắt câu…cũng mang cả sự sống của Naoko. Chính giọng nói đã bộc lộ ra rất nhiều sự hoang mang trong tâm thức của Naoko, nỗi sợ hãi trước thế giới con người ngoài kia. Giọng cô lúc nào cũng nhỏ nhẹ, ngắt quãng, mang hơi thở nhiều hơn là âm tiết của câu chữ phát ra. Tôi đặc biệt thích diễn xuất của Rinko ở phân đoạn ngày sinh nhật của Naoko. Trong tác phẩm của Haruki, đó là một hôm mà chính Toru cũng bất ngờ vì sự mở lòng đột ngột của Naoko. Cũng không hẳn là cô có ý định mở lòng, chỉ là đột nhiên cô nói rất nhiều và không còn tự chủ được những gì mình nói nữa. Cô nói liên tục trong nhiều giờ đồng hồ liền và những câu chuyện dường như không có mối liên hệ với nhau. Trong phim đương nhiên không thể có nhiều thời gian để diễn tả trạng thái đó của cô nhưng qua cách diễn xuất và giọng nói của Rinko, dù chỉ là một vài phút, người ta vẫn hiểu và có cảm giác dường như Naoko đã nói rất nhiều trước đó đến mức mệt mỏi và bật khóc như thế kia.

Biểu cảm trong đôi mắt cũng là một thành công trong diễn xuất của Rinko. Khi Toru lần đầu tiên đến nhà nghỉ dưỡng Ami để thăm Naoko, ở góc quay cận cảnh khuôn mặt Naoko thì thầm vào tai của Toru, mắt cô lúc ấy đã chớp thật đặc biệt. Nó như theo một chu trình vòng tròn khép kín, mơ hồ, xa vắng. Khi đọc Norwegian wood, lúc Naoko chết, tôi chỉ thấy buồn và đau nhưng không ngạc nhiên vì tôi đã nhận thức được từ trước đó rằng đây là điều tất yếu. Vậy mà khi xem phim, tôi lại không khỏi ngỡ ngàng. Có lẽ cũng chỉ vì ánh mắt của Naoko nhìn theo bóng dáng Toru dần khuất xa trong tuyết trắng ấy buồn tha thiết quá. Ánh mắt đó làm tôi nghĩ rằng cô vẫn chưa cảm thấy cuộc sống của mình đủ đầy, vẫn mong mình sẽ tiếp tục sống. Dù trước đó, bằng lí trí, tôi đã tự đặt ra cho mình vài câu trả lời về cái chết của Naoko, thế nhưng khi thấy đôi chân trần ấy lơ lửng trong tuyết, tôi vẫn không thể tránh khỏi việc tự vấn bản thân mình quắt quay rằng: “Tại sao Naoko phải chết?”. Như Toru đã nói: “Không một lời an ủi nào, không một lòng nhân từ, sự dịu dàng nào có thể xoa diệu nỗi đau khi mất đi người mình yêu thương. Chúng ta chỉ còn có thể cố gắng học được một điều gì từ sự mất mát đó. Nhưng mọi bài học cũng đều là vô nghĩa rồi…”

Những thanh âm trầm mặc

Trái với dự đoán của phần lớn mọi người, Trần Anh Hùng không sử dụng nhiều bản nhạc của The Beatles như trong tác phẩm của Haruki đã đưa ra. Ông chỉ giữ lại mỗi bản nhạc chính là tên của tác phẩm: “Norwegian wood”, còn lại ông hoàn toàn sử dụng nhạc mới do Johnny Greenwood sáng tác. Và cuối cùng, âm nhạc cũng là một trong những thành công của bộ phim.
Những bản nhạc xuất hiện trong phim luôn với âm lượng nhỏ, lúc ẩn lúc hiện. Có những lúc cách chúng bắt đầu hay kết thúc thật đột ngột. Toàn bộ giai điệu các bản nhạc mang lại cảm giác chung là sự trầm mặc, tuy vậy thi thoảng có những nốt bất chợt vút cao lên đến nhói lòng. Trong đó bản Naoko ga shinda, sử dụng ở đoạn Toru đứng trước biển lớn khi Naoko vừa mới mất thật đặc biệt. Tự bản thân nó đã tràn ngập trong đó sóng biển vỗ trắng xóa, gió gào thét và cả nỗi đau đớn của Toru trước khi hình ảnh làm nhiệm vụ diễn tả lại những chi tiết ấy.

Trong phim còn sử dụng hai bản nhạc vào khoảng thập niên 70 của nhóm nhạc Can ở Đức: Mary, Mary, So Contrary; Bring me coffee or tea. Nhiều đoạn trong hai bản nhạc được cấu thành bởi sự lặp lại tiết tấu giai điệu. Nhưng nó không hề nhàm chán mà đem lại cho người ta cảm giác bí ẩn vì sâu trong sự lặp lại đó là những chuyển điệu luôn sẵn sàng làm người nghe giật mình (nếu như có bị ru ngủ trước đó vì giai điệu quẩn quanh lặp lại).
Phim kết thúc khi bản nhạc quen thuộc của The Beatles vang lên:

I once had a girl or should I say she once had me
She showed me her room isn't it good Norwegian wood


Có lẽ sự mất mát đôi khi thật đơn giản. Và cách để kể lại câu chuyện về chúng cũng như thế. Không cần cầu kì, phức tạp. Chỉ đơn giản thôi, nhẹ nhàng như hơi thở cuộc sống nhưng…cũng đã đủ để khiến người ta đau…

Với tôi, Trần Anh Hùng đã thành công trong việc kể lại Norwegian wood của Haruki. Không, nó không còn là của riêng Haruki nữa. Nó đã trở thành câu chuyện của ông theo như cách mà Haruki đã nhắn nhủ: “Hãy cứ làm một bộ phim của Hùng!”

Link bài viết:
https://kodakifilmcorner.wordpress.com/2011/01/12/norwegian-wood/
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 25-10-2016 10:00:51 | Xem tất
ôi có phải phim này chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên rừng nauy không, không biết có hay không nhỉ, vỉ truyện đã rất hay rồi nên không biết phim có được như vậy không
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Đăng lúc 4-1-2017 12:36:12 | Xem tất
Thấy nhiều người khen quá. Dow về xem cái rồi ý kiến ý cò sau hehe.
Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Bạn phải đăng nhập mới được đăng bài Đăng nhập | Đăng ký

Quy tắc Độ cao

Trả lời nhanh Lên trênLên trên Bottom Trở lại danh sách